Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm ra đáp án cho thắc mắc tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại, chúng ta cần biết cách nhận biết khi nhiễm bệnh.
Cụ thể như sau:
Sau khi bị nhiễm virus từ 2 đến 3 tuần, triệu chứng của quai bị sẽ xuất hiện, sau đó giảm dần trong những tuần tiếp theo. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (vùng và má). Nếu tình trạng sưng đau diễn biến nặng, có thể sẽ không nhìn thấy được phần góc xương hàm dưới mang tai. Một bên mang tai thường sẽ sưng trước phía còn lại. Các tuyến nước bọt dưới lưỡi và hàm dưới cũng có khả năng sưng đau, nhưng hiếm gặp hơn.
Chúng ta thường nhầm lẫn quai bị với bệnh sưng tuyến nước bọt do cúm và sưng hạch bạch huyết. Một số triệu chứng không điển hình có thể xuất hiện trước đó như mệt mỏi, đau cơ, chán ăn, đau đầu, sốt nhẹ kéo dài 3 đến 4 ngày,… Một số bệnh nhân hoàn toàn không biểu hiện dấu hiệu nào hoặc xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu.
Để có cơ sở giải đáp chính xác hơn câu hỏi tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại, Đa khoa Phương Nam sẽ thông tin đến bạn một số biến chứng có thể gặp nếu không chữa trị quai bị đúng cách, cụ thể như sau:
Viêm tinh hoàn do quai bị
Nam giới ở độ tuổi trưởng thành, thanh thiếu niên hay trẻ em đều có thể gặp biến chứng viêm tinh hoàn đặc hiệu. Lúc này, tinh hoàn sẽ sưng to hơn bình thường từ 2 đến 3 lần, mệt mỏi, sốt cao, mào tinh dày bất thường, đau vùng bìu. Có khoảng 30% người mắc biến chứng viêm tinh hoàn bị teo tinh hoàn. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, khiến nguy cơ vô sinh tăng lên.
Viêm buồng trứng do quai bị
Chiếm 7% các ca bệnh quai bị ở nữ giới. Bệnh nhân thường cảm thấy đau từng cơn một bên hố chậu hoặc đau bụng âm ỉ, sốt, ra nhiều khí hư biến đổi màu sắc, có mùi hôi. Nếu không điều trị đúng cách, kịp thời, biến chứng có khả năng tiến triển thành tắc vòi trứng, mưng mủ buồng trứng, u nang buồng trứng, u nang ống dẫn trứng, dính buồng trứng, viêm buồng trứng mãn tính. Từ đó, chức năng sinh sản bị ảnh hưởng do chất lượng trứng suy giảm.
Viêm não
Virus có thể tấn công vào hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) sau khi xâm nhập, làm tăng nguy cơ viêm não, viêm màng não. Người lớn thường gặp biến chứng thần kinh hơn so với trẻ nhỏ.
Điếc tai vĩnh viễn
Tỷ lệ điếc tai do quai bị rất hiếm gặp, ở mức 2/10.000 ca bệnh. Virus quai bị thường làm tổn thương ốc tai trong giai đoạn khởi phát. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng vì điếc tai do quai bị không thể hồi phục. Hiện nay, bác sĩ chỉ cải thiện được thính lực cho người bệnh bằng cách cấy ghép ốc tai, mà không có biện pháp chữa trị hoàn toàn. Nhưng kỹ thuật trên cũng rất khó khăn và tốn kém khi thực hiện.
Biến chứng khác
Một số biến chứng nguy hiểm khác bệnh nhân có thể đối mặt khi mắc quai bị là viêm đường hô hấp, viêm tuyến giáp, viêm cơ tim, viêm tụy,… Đặc biệt, tỷ lệ sảy thai là rất cao, nếu mẹ bầu nhiễm quai bị trong vòng 12 – 16 tuần đầu.
Tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại? Như đã trình bày ở phần trên trong quá trình mắc bệnh quai bị, cơ thể người bệnh sẽ khá mệt mỏi, chán ăn, đau đầu,… Do đó, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên cách ly và dành thời gian nghỉ ngơi trên giường nhiều hơn, tránh đi lại, rời khỏi nhà vì có thể lây nhiễm virus cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, việc di chuyển ra bên ngoài khiến cơ thể bạn dễ chịu tác động từ các yếu tố của môi trường như gió, nước lạnh,… vốn không tốt cho tình trạng sức khỏe dễ bị tổn thương, sức đề kháng đang yếu khi mắc quai bị và theo nghiên cứu việc tiêu hao nhiều năng lượng khiến sức đề kháng của cơ thể giảm tạo điều kiện cho virus lan ra nhiều bộ phận của cơ thể. Vì thế trong thời gian này, việc đi lại nhiều, chạy nhảy, vận động mạnh không chỉ tăng khả năng va chạm vào những vết sưng mà còn có thể gây biến chứng viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.
Hơn thể nữa, nếu nam giới mắc phải biến chứng viêm tinh hoàn, việc đi lại nhiều, vận động mạnh là điều tối kỵ, Vì có thể khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng, dễ dẫn đến sưng tinh hoàn, teo tinh hoàn rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ vô sinh sau này. Đối với các bé trai mắc quai bị, bố mẹ cũng nên quan sát và nhắc nhở con không được vui đùa, chạy nhảy nhiều.
Trên thực tế, việc hạn chế đi lại, vận động không thể ngăn cản quá trình tấn công cơ thể của virus quai bị. Việc kiêng cữ này chỉ giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là viêm tinh hoàn ở nam giới.
Tóm lại, tất cả mọi người dù ở độ tuổi nào khi mắc quai bị cũng cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, nhất là nam giới đối mặt với biến chứng viêm tinh hoàn. Lưu ý thêm rằng, từ 5 – 10 ngày sau khi tuyến nước bọt mang tai sưng đau, đó là giai đoạn viêm tinh hoàn thường xuất hiện.
Câu hỏi tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại đã được giải đáp xong, mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Ngoài việc bạn chế đi lại, khi mắc bệnh quai bị bệnh nhân cần kiêng cử một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống để giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, hỗ trợ bệnh nhanh chóng phục hồi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Sau khi tìm ra câu trả lời cho thắc mắc tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại, bạn nên lưu ý những vấn đề cần kiêng cữ để quá trình chữa trị diễn ra thuận lợi hơn: