Tổng Hợp Các Chỉ Số Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Giáp Quan Trọng  

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Nội tiết > Tổng Hợp Các Chỉ Số Xét Nghiệm Ung Thư Tuyến Giáp Quan Trọng  

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Hai 27, 2022

Tuyến giáp là một cơ quan giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động bên trong cơ thể. Tuy vậy, ngày nay những bệnh lý về tuyến giáp lại trở nên rất phổ biến và dần trẻ hóa, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Vậy khi nào thì nên tiến hành kiểm tra bệnh lý này? Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp trong quan trọng cần nắm là gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Vai trò của tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở vùng cổ trước phía dưới thanh quản. Chức năng chính của tuyến giáp chính là tổng hợp i-ốt từ thức ăn mà chúng ta nạp vào hàng ngày. Thông qua đó để sản xuất ra các hormon có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Hai loại chính của hormon tuyến giáp đó chính là: Triiodothyronine (T3)Thyroxine (T4). Bình thường, tuyến giáp sẽ sinh ra khoảng 20% T3 và 80% T4. 

Vai trò của tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở ngay phía dưới thanh quản

Mọi bộ phận và tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần có hormon tuyến giáp để thúc đẩy và điều hòa quá trình chuyển hóa. Cụ thể công dụng của những hormon này là:

  • Kích thích hoạt động của tim như thúc đẩy tăng sự co bóp, tăng hô hấp, tăng tuần hoàn máu.
  • Tăng cường hoạt động của cơ quan não bộ và hệ thần kinh.
  • Duy trì trọng lượng của cơ thể con người,
  • Cân bằng mức thân nhiệt.
  • Tăng cường đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
  • Ảnh hưởng tới việc phát triển cũng như hoạt động của tuyến sinh dục, tuyến tiết sữa.
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid để tạo thành năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. 
  • Cân bằng mức photpho và canxi trong máu luôn ở mức ổn định.
  • Làm tăng đường huyết. 

Bên cạnh đó, tuyến giáp còn tạo ra các hormon Calcitonin có công dung đưa canxi vào xương. Nhờ đó giữ cho xương chắc khỏe hơn. 

Xét nghiệm ung thư tuyến giáp được tiến hành khi nào?

Trước khi tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp thì đầu tiên chúng ta cần nắm bắt khi nào nên đi kiểm tra bệnh lý này. Ung thư tuyến giáp hình thành là do sự rối loạn của hormon tuyến giáp. Tình trạng quá dư thừa hoặc quá thiếu hụt hormon đều có thể gây ra căn bệnh này. 

Với những đối tượng gặp các vấn đề sau thì nên đi xét nghiệm ung thư tuyến giáp để có thể phát hiện bệnh và điều trị kịp thời:

  • Người đang bị rối loạn hệ miễn dịch.
  • Người từng tiếp xúc với phóng xạ hoặc sống và làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm phóng xạ.
  • Đang bị các bệnh lý về tuyến giáp.
  • Đối tượng có người thân trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp, bướu cổ, viêm tuyến giáp,…
  • Người lớn tuổi, có sự thay đổi hormon.
  • Người bị thiếu i-ốt hoặc thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, dư cân,…
  • Gặp các triệu chứng như: Khó nuốt, khàn giọng, ho nhiều không dứt, cổ họng khó chịu,…

Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp

Để chẩn đoán chính xác kết quả thì sẽ cần thông qua các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp sau:

Chỉ số TSH trong ung thư tuyến giáp

TSH (Thyroid Stimulating Hormone) là một trong các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp đầu tiên. Nó là một glycoprotein được tạo ra bởi tuyến yên trong não bộ và có chức năng cân bằng quá trình bài tiết của hai hormon T3, T4 trong tuyến giáp. 

Khi kiểm tra chỉ số định lượng TSH sẽ giúp biết được tuyến giáp của chúng ta có đang hoạt động bình thường hay không. Từ đó tìm ra được những rối loạn loạn chức năng tuyến giáp nếu có và lên phác đồ chữa trị thích hợp.

Đối với người không mắc bệnh, định lượng của TSH là 0.4 – 5mIU/L. Trong trường hợp mức TSH tăng quá 5mIU/L thì đồng nghĩa với việc mắc suy giáp. Ngược lại, mức TSH giảm mạnh dưới 0.4mIU/L thì cho thấy đang mắc bệnh cường giáp.

Ngoài ra, TSH còn là chỉ số xét nghiệm giúp biết tiên lượng và chẩn đoán mức độ tái phát bệnh sau khi đã chữa trị khỏi.

Chỉ số TSH trong ung thư tuyến giáp
Chỉ số TSH giúp cho biết hoạt động và chức năng của tuyến giáp có bình thường hay không

T3 và T4 – Chỉ số xét nghiệm ung thư giáp quan trọng

Trong các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp thì mức định lượng của T3, T4 rất quan trọng:

  • Chỉ số xét nghiệm T4 toàn phần: Để đo lường thyroxine hoạt động trong máu. Mức bình thường sẽ ở khoảng từ 5.0 – 12.0ng/dL
  • Chỉ số xét nghiệm T4 tự do (FT4): Mức T4 tự do bình thường sẽ giao động từ 0.8 – 1.8ng/dL. Nếu mức này tăng quá cao thì cho thấy có nguy cơ nhiễm độc giáp hoặc cường giáp. Nếu mức T4 tự do giảm tức là khả năng cao bị suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc thiểu năng vùng dưới đồi – yên.
  • Chỉ số xét nghiệm T3 toàn phần: Trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ là đang mắc cường giáp nhưng mức FT4 vẫn bình thường thì sẽ được chỉ định làm xét nghiệm định lượng T3 toàn phần. Qua đây giúp đánh giá chính xác chức năng của tuyến giáp. Nếu kết quả xét nghiệm T3 toàn phần tăng thì nguy cơ cao bị cường giáp, ung thư tuyến giáp.
  • Chỉ số xét nghiệm T3 tự do (FT3): Xét nghiệm nồng độ FT3 tương tự giống với T3 toàn phần.

Chỉ số TG và anti TG trong ung thư tuyến giáp 

Chỉ số TG (Thyroglobulin) và anti TG (anti Thyroglobulin) là các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp được chỉ định thực hiện để theo dõi và đánh giá quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt với những người mắc ung thư tuyến giáp thể nang hoặc thể nhú. 

Với người bình thường, nồng độ TG sẽ ở khoảng từ 0.2 – 50 ng/mL và nồng độ anti TG thì nhỏ hơn 4 IU/mL. Nếu nồng độ của hai chỉ số này càng thấp thì càng tốt, tuy nhiên nếu tăng thì sẽ gặp các trường hợp sau:

  • Người mắc bệnh chưa chữa trị ung thư tuyến giáp.
  • Người mắc bệnh đã điều trị ung thư tuyến giáp nhưng các khối u đã di căn. Hoặc đã chữa trị nhưng vẫn có nguy cơ tái phát lại.
  • Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp TG tăng cũng là dấu hiệu mắc những bệnh như viêm tuyến giáp cấp, u tuyến giáp lành tính, u hạch lành tính, bướu cổ đa nhân,…
Chỉ số TG và anti TG trong ung thư tuyến giáp 
Nếu chỉ số TG tăng cao thì có thể có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp lành tính

Các chỉ số xét nghiệm máu ung thư tuyến giáp khác

Ngoài các chỉ số xét nghiệm máu ung thư tuyến giáp trên thì cũng sẽ có thêm một số những chỉ số khác trong quá trình kiểm tra bệnh mà bạn có thể tham khảo thêm như sau:

  • Chỉ số Calcitonin: Được dùng để phát hiện, chẩn đoán và theo dõi bệnh ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • TRAb: Chỉ số giúp chẩn đoán tình trạng bệnh Basedow.
  • TPO-Ab: Giúp phát hiện và đánh giá các bệnh tuyến giáp tự miễn.

Các chỉ số xét nghiệm ung thư tuyến giáp cơ bản sẽ bao gồm như trên. Tuy nhiên ngoài làm xét nghiệm máu thì để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, có thể bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những phương pháp kiểm tra liên quan khác. Nếu phát hiện sớm, ung thư tuyến giáp vẫn có khả năng được điều trị khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh thì nên thăm khám để tìm ra bệnh sớm và có cách trị liệu hợp lý nhé! 

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1