Tăng nhãn áp là một bệnh lý nhãn khoa phổ biến, đặc trưng bởi sự gia tăng áp lực bên trong nhãn cầu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác và dẫn đến mù lòa. Vậy, những biện pháp nào có thể giúp hạ nhãn áp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm? Mời bạn đọc hãy cùng tìm hiểu!
Tăng nhãn áp (hay còn gọi là tăng áp lực nội nhãn – IOP) là một tình trạng bệnh lý ở mắt, xảy ra khi áp suất bên trong nhãn cầu tăng cao hơn mức bình thường. Áp suất này gây ra bởi sự tích tụ dịch lỏng bên trong mắt, làm tổn thương dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Tăng nhãn áp xuất hiện khi áp suất chất lỏng trong mắt tăng cao hơn bình thường.
Áp suất mắt bình thường nằm trong khoảng từ 11 đến 21 mmHg, đây là đơn vị đo áp lực tương tự như khi đo huyết áp. Nếu áp suất bên trong mắt của bạn cao hơn 21 mmHg ở một hoặc cả hai mắt, và điều này xảy ra trong hai lần khám mắt trở lên, bạn có thể đã bị tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp 2 bên nghĩa là cả hai mắt đều bị tăng áp lực nội nhãn. Ngược lại, tăng nhãn áp 1 bên chỉ xảy ra ở một mắt, mắt còn lại vẫn giữ áp lực bình thường.
Dưới đây là hai loại tăng nhãn áp phổ biến:
Tăng nhãn áp góc mở: Đây là tình trạng thủy dịch không thoát ra ngoài bình thường dù cấu trúc dẫn lưu (lưới trabecular) vẫn hoạt động. Còn gọi là “tăng nhãn áp âm thầm”, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, kể cả khi đã có mất thị lực nhẹ. Do đó, nó thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn nặng hoặc tình cờ trong quá trình khám mắt vì lý do khác.
Bệnh tăng nhãn áp góc đóng: Khoảng không gian giữa mống mắt và giác mạc bị thu hẹp, ngăn cản thủy dịch thoát ra ngoài. Điều này gây tăng áp suất đột ngột trong mắt, dẫn đến các triệu chứng cấp tính như đau mắt dữ dội và giảm thị lực nhanh chóng.
Cách hỗ trợ hạ nhãn áp hiệu quả tại nhà
Đâu là cách giảm áp lực mắt tự nhiên tại nhà? Đối với bệnh nhân tăng nhãn áp giai đoạn đầu, bác sĩ thường ưu tiên điều trị bằng thuốc thay vì phẫu thuật. Ngoài việc tuân thủ đơn thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà để hỗ trợ hạ nhãn áp và thư giãn cho mắt. Những biện pháp này có thể bổ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị chính.
Tập chớp mắt sau từ 3 – 4 giây
Một phương pháp đơn giản để hạ nhãn áp là thực hiện bài tập chớp mắt: chớp mắt mỗi 3-4 giây trong khoảng 2 phút. Có thể sử dụng đồng hồ để đảm bảo thời gian chính xác. Bài tập này giúp giảm áp suất trong mắt, cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin của mắt. Đây là một cách thư giãn hiệu quả và dễ thực hiện tại nhà.
Cách hạ nhãn áp bằng việc thực hiện chớp mắt sau từ 3 – 4 giây trong 2 phút.
Khi tập trung vào màn hình máy tính, tivi hoặc chơi game, người ta thường có xu hướng chớp mắt ít hơn bình thường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng và mỏi mắt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự thoải mái của mắt. Việc chớp mắt thường xuyên là rất quan trọng để duy trì độ ẩm và sự thoải mái cho mắt trong các hoạt động này.
Úp bàn tay lên mắt
Một kỹ thuật thư giãn mắt đơn giản là đặt bàn tay phải lên mắt phải, với ngón tay chạm trán và lòng bàn tay chạm gò má, không ấn vào mắt. Giữ tư thế này trong 30-60 giây, cho phép chớp mắt tự nhiên. Sau đó, lặp lại và thực hiện tương tự cho bên mắt còn lại.
Úp bàn tay lên mắt là cách giúp bạn thư giãn mắt lẫn tâm trí, xả stress và chớp một cách thoải mái.
Bài tập thư giãn mắt này yêu cầu bạn úp bàn tay lên mắt trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn nếu có thể. Điều này giúp cơ thể thư giãn toàn diện, mắt được nghỉ ngơi tốt hơn và tâm trí thư thái hơn. Phương pháp này không chỉ giúp giảm stress mà còn cải thiện khả năng điều tiết của mắt, đồng thời hỗ trợ hạ nhãn áp nhanh chóng.
Dùng mắt vẽ hình số 8
Bài tập “số 8 nằm ngang” cho mắt được thực hiện bằng cách giữ đầu cố định và di chuyển mắt theo hình số 8 nằm ngang trong 2 phút. Phương pháp này giúp cải thiện nhãn áp, tăng cường sức khỏe và độ linh hoạt cho cơ mắt, đồng thời giảm nguy cơ thương tổn và tăng nhãn áp.
Sử dụng mắt để sẽ theo hình số 8 nằm ngang mà không di chuyển đầu, thực hiện khoảng 2 phút
Tập trung nhìn gần và nhìn xa
Bài tập tập trung mắt này được thực hiện trong môi trường yên tĩnh. Bắt đầu bằng cách nhìn vào ngón cái đặt cách mắt 25cm trong 10 giây, sau đó chuyển sang nhìn một vật khác cách 3-6m. Luân phiên liên tục để mắt tập trung nhìn gần và nhìn xa như vậy liên tục trong khoảng 2 phút. Bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ mắt và cải thiện khả năng điều tiết, từ đó nâng cao chất lượng thị lực tổng thể.
Tập trung nhìn gần và nhìn xa để thư giãn mắt nhằm tăng cường sức khỏe cho mắt
Cách hạ nhãn áp bằng bằng sử dụng thuốc
Việc lựa chọn loại thuốc và liều lượng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, do đó bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc nhỏ mắt kê theo toa bao gồm:
Prostaglandin: sử dụng 1 lần/ngày.
Thuốc chẹn beta: một loại thuốc được sử dụng 1 hoặc 2 lần mỗi ngày để giảm lượng thủy dịch mà mắt sản xuất ra.
Thuốc alpha-adrenergic: sử dụng 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để giảm lượng thủy dịch được tiết ra đồng thời tăng lượng thủy dịch thoát ra khỏi mắt.
Thuốc ức chế carbonic anhydrase: sử dụng để giảm lượng dịch thể lỏng trong mắt, thường 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
Chất ức chế Rho kinase: thuốc nhỏ mắt được sử dụng để giảm lượng dịch thể lỏng trong mắt, sử dụng 1 lần/ngày.
Thuốc co mạch hoặc thuốc cholinergic: sử dụng để giảm lượng dịch thể lỏng trong mắt, thường được dùng 4 lần mỗi ngày.
Thuốc điều trị tăng nhãn áp có thể gây ra một số tác dụng phụ như đỏ mắt hoặc kích ứng. Trong trường hợp thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật để giảm áp lực trong mắt.
Cách hạ nhãn áp bằng phương pháp phẫu thuật
Tăng nhãn áp, một dạng của bệnh glôcôm, gây tổn thương không hồi phục cho dây thần kinh thị giác và là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến thứ hai trên thế giới. Hiện nay, y học chưa có phương pháp chữa trị triệt để cho bệnh này. Các can thiệp và phẫu thuật chỉ có thể giúp bảo vệ thị lực còn lại, không thể khôi phục thị lực đã mất do bệnh gây ra.
Điều trị tăng nhãn áp thường bắt đầu với thuốc nhỏ mắt hoặc uống, hoặc kết hợp cả hai, đối với bệnh nhân ở giai đoạn đầu. Phẫu thuật hạ nhãn áp chỉ được xem xét khi bệnh nặng hơn hoặc khi thuốc không còn hiệu quả như mong đợi.
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng nhằm cải thiện lưu thông thủy dịch và hạ nhãn áp cho bệnh nhân tăng nhãn áp. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, và bác sĩ sẽ chọn cách thức phù hợp nhất dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật hạ nhãn áp phổ biến hiện nay:
Cách hạ nhãn áp bằng tia laser
Điều trị tăng nhãn áp bằng laser sử dụng tia năng lượng cao để khai thông ống dẫn lưu bị tắc, giúp thủy dịch thoát ra ngoài. Thủ thuật này thường được thực hiện ngoại trú. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần kiểm tra nhãn áp định kỳ để đánh giá hiệu quả điều trị và đảm bảo phẫu thuật thành công.
Sử dụng tia laser để tạo các lỗ nhỏ giúp dịch lỏng thoát ra dễ dàng hơn
Phẫu thuật mở mống mắt bằng laser là một phương pháp điều trị cho bệnh nhân có góc mắt dẫn lưu hẹp. Kỹ thuật này tạo một lỗ nhỏ ở phần trên mống mắt, nhằm cải thiện quá trình dẫn lưu thủy dịch, từ đó giúp kiểm soát nhãn áp hiệu quả hơn.
Ưu nhược điểm của phẫu thuật mở mống mắt bằng laser:
Ưu điểm:Phẫu thuật laser giảm nhãn áp là một thủ thuật nhanh chóng, kéo dài khoảng 15 phút và không gây đau đớn. Bệnh nhân thường có thể về nhà ngay sau khi thực hiện. Do tính chất ít xâm lấn, phương pháp này giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật, đảm bảo an toàn cho mắt người bệnh.
Nhược điểm: Phẫu thuật laser có thể gây tăng nhãn áp tạm thời, nên bệnh nhân thường được kê thêm thuốc hạ nhãn áp sau điều trị. Đây không phải là giải pháp triệt để, vì bệnh có thể tái phát sau 2-5 năm. Trong trường hợp đó, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật lần hai hoặc chuyển sang phương pháp điều trị bằng thuốc khác.
Cách hạ nhãn áp bằng phẫu thuật dẫn ống dẫn lưu
Phương pháp ghép ống dẫn lưu được sử dụng để điều trị tăng nhãn áp nặng ở trẻ em và người lớn. Trong thủ thuật này, bác sĩ đặt một ống nhỏ vào mắt để tạo đường thoát cho thủy dịch. Kỹ thuật này giúp giảm áp suất trong mắt bằng cách tạo điều kiện cho thủy dịch dư thừa thoát ra ngoài một cách hiệu quả.
Hạ nhãn áp bằng phẫu thuật dẫn ống dẫn lưu được áp dụng trong điều trị bệnh ở giai đoạn nặng
Phương pháp đặt van dẫn lưu là một kỹ thuật điều trị tăng nhãn áp giai đoạn nặng. Trong thủ thuật này, một ống silicon dài khoảng 1,3cm được cấy vào phần trước của mắt. Ống này tạo một đường thoát cho thủy dịch, giúp giảm áp lực trong mắt.
Cách hạ nhãn áp bằng phẫu thuật cắt lọc
Khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật laser không mang lại hiệu quả, phẫu thuật cắt bè củng giác mạc thường được áp dụng như một biện pháp hạ nhãn áp tiếp theo. Sau phẫu thuật tăng nhãn áp, bệnh nhân có thể tạm thời không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, việc theo dõi định kỳ và thường xuyên là rất quan trọng để kiểm soát nhãn áp.
Trong phẫu thuật cắt bè củng giác mạc, bác sĩ tạo một lỗ ở củng mạc và cắt bỏ một phần mô ở đáy giác mạc để tạo đường thoát cho thủy dịch, giúp giảm nhãn áp. Thủ thuật này thường được thực hiện lần lượt trên từng mắt, cách nhau vài tuần. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cần điều trị thêm nếu lỗ thoát bị tắc nghẽn hoặc đóng lại sau phẫu thuật.
Tăng nhãn áp là một bệnh lý cần được theo dõi và điều trị thường xuyên. Việc áp dụng các biện pháp hạ nhãn áp như sử dụng thuốc, phẫu thuật, và thay đổi lối sống sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả, bảo vệ thị lực lâu dài. Quan trọng nhất, bạn nên thăm khám định kỳ với bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.