Soi đáy mắt: chẩn đoán & điều trị tránh nguy cơ mù lòa

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Soi đáy mắt: chẩn đoán & điều trị tránh nguy cơ mù lòa

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 10 2, 2024

Soi đáy mắt là một kỹ thuật khám mắt quan trọng, giúp các bác sĩ phát hiện sớm và chính xác nhiều bệnh lý nguy hiểm ở mắt. Qua việc soi đáy mắt, chúng ta có thể nhìn thấy những thay đổi nhỏ nhất ở võng mạc, mạch máu và thần kinh thị giác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Soi đáy mắt là gì?

Soi đáy mắt là một thủ thuật khám mắt phổ biến, giúp bác sĩ quan sát trực tiếp phần bên trong của mắt, đặc biệt là đáy mắt. Đáy mắt là khu vực chứa võng mạc (vùng cảm nhận ánh sáng và hình ảnh), đĩa thị giác (nơi dây thần kinh thị giác truyền thông tin đến não) và các mạch máu nuôi dưỡng mắt. Qua việc soi đáy mắt, bác sĩ có thể phát hiện sớm nhiều bệnh lý về mắt.

Soi đáy mắt định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh về mắt.
Soi đáy mắt định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nguy hiểm về mắt.

Các bệnh lý được phát hiện thông qua phương pháp soi đái mắt:

  • Bệnh về võng mạc: Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, bong võng mạc,…
  • Bệnh về mạch máu: Tắc mạch máu võng mạc, tăng huyết áp võng mạc,…
  • Bệnh về dây thần kinh thị giác: Viêm dây thần kinh thị giác,…
  • Các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến mắt: Tiểu đường, cao huyết áp,…

Khi nào cần soi đáy mắt?

Soi đáy mắt để làm gì? Soi đáy mắt thường được thực hiện khi người bệnh gặp phải các vấn đề liên quan đến mắt, bao gồm: bệnh tăng nhãn áp, các bệnh khác ảnh hưởng đến mạch máu, các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm màng lưới võng mạc cytomegalovirus, khối u ác tính, rách hoặc rời võng mạc,…

Soi đáy mắt giúp phát hiện được bệnh võng mạc đái tháo đường
Hình ảnh soi đáy mắt bình thường (bệnh võng mạc đái tháo đường)

Có hai loại kính soi đáy mắt được sử dụng phổ biến dưới đây:

  • Kính toàn thị (panoptic): Loại kính này có thiết kế tương tự kính viễn vọng, cho phép bác sĩ quan sát được một vùng rộng hơn của đáy mắt.
  • Kính tiêu chuẩn (standard head): Loại kính này có thiết kế nhỏ gọn hơn, thường được sử dụng để quan sát các khu vực cụ thể của đáy mắt.

Các phương pháp soi đáy mắt phổ biến

Hiện nay, có 3 phương pháp soi đáy mắt được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, phòng khám bao gồm: soi đáy mắt trực tiếp, soi đáy mắt gián tiếp và soi đáy mắt với đèn khe.

Soi đáy mắt trực tiếp

Bác sĩ nhãn khoa tiến hành bài kiểm tra bằng cách cho người bệnh ngồi vào một căn phòng tối, sau đó chiếu một chùm ánh sáng qua đồng tử bằng kính soi đáy mắt. Kính soi đáy mắt có kích thước bằng chiếc đèn pin gồm một nguồn sáng và các thấu kính nhỏ khác nhau cho phép bác sĩ nhìn thấy rõ cấu trúc bên trong của đáy mắt.

Soi đáy mắt gián tiếp

Trong quá trình kiểm tra, bệnh nhân được hướng dẫn nằm hoặc ngồi ở tư thế nửa nghiêng. Bác sĩ sử dụng một thiết bị đeo trên đầu để chiếu ánh sáng mạnh vào mắt bệnh nhân, đồng thời giữ cho mắt mở. Một lăng kính đặc biệt được đặt gần mắt, cho phép bác sĩ quan sát chi tiết các cấu trúc bên trong nhãn cầu.

Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Điều này cho phép bác sĩ quan sát mắt từ nhiều góc độ, đặc biệt là các vùng võng mạc khó tiếp cận, bao gồm cả phần phía trước. Phương pháp này giúp bác sĩ nhãn khoa có cái nhìn toàn diện và chi tiết hơn về tình trạng mắt, vượt trội so với các phương pháp khác.

Soi đáy mắt với đèn khe

Người bệnh cần tựa cằm và trán vào giá đỡ của đèn khe để giữ đầu ổn định. Bác sĩ nhãn khoa sử dụng kính hiển vi của đèn khe kết hợp với một thấu kính nhỏ đặt gần mắt để kiểm tra. Phương pháp này tương tự soi đáy mắt gián tiếp nhưng có độ phóng đại cao hơn và tầm nhìn hẹp hơn, cho phép quan sát chi tiết các cấu trúc mắt.

Qua những thông tin trên, có thể thấy soi đáy mắt đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về mắt. Do đó, mỗi người nên chú trọng đến việc khám mắt định kỳ để đảm bảo sức khỏe đôi mắt luôn được tốt nhất.

Quy trình thực hiện soi đáy mắt

Quy trình thực hiện soi đáy mắt

Mỗi giai đoạn trong quy trình soi đáy mắt đều có vai trò quan trọng, đảm bảo việc kiểm tra được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi soi đáy mắt, người bệnh có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ dị ứng thuốc, tình trạng tăng nhãn áp, tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp hoặc việc đang sử dụng các loại thuốc khác, vì bác sĩ có thể cần nhỏ thuốc giãn đồng tử. Người bệnh nên tránh sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm bôi mắt, trước khi thực hiện thủ thuật này.

Để đảm bảo quá trình kiểm tra đáy mắt diễn ra thuận lợi và cho kết quả chính xác, hãy đảm bảo không gian sạch sẽ, yên tĩnh, có đủ ánh sáng, và kiểm tra các thiết bị hoạt động ổn định.

Bước 2: Tiến hành soi

Soi đáy mắt thường được thực hiện song song với các bài kiểm tra thị lực khác, là một phần quan trọng trong quy trình khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ có thể áp dụng một trong ba phương pháp: soi đáy mắt trực tiếp, gián tiếp hoặc nội soi đèn khe.

Trong quá trình soi đáy mắt, bác sĩ nhãn khoa sử dụng kính soi và đèn chiếu sáng để quan sát chi tiết đáy mắt. Hình ảnh được chụp lại bằng máy ảnh kỹ thuật số. Thủ thuật này thường kéo dài vài phút, không gây đau đớn và hiếm khi để lại biến chứng.

Bước 3: Sau khi có kết quả

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng bất thường sau khi rời khỏi phòng khám, cụ thể: Khô miệng, buồn nôn, ói mửa,…

Ý nghĩa của kết quả soi đáy mắt

Qua kết quả soi đáy mắt, bác sĩ có thể phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, giúp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Kết quả bình thường 

  • Bạn có thể nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6m), thường được biểu thị là tầm nhìn 20/20.
  • Khả năng phân biệt màu sắc bình thường
  • Không có dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp (bệnh lý tổn thương thần kinh thị giác)
  • Dây thần kinh thị giác, võng mạc và cơ mắt khỏe mạnh
  • Đáy mắt trông khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường nào cho thấy bệnh lý về mắt.

Kết quả bất thường

  • Giảm thị lực: có thể cần sử dụng kính mắt hoặc kính áp tròng để điều tiết thị lực
  • Loạn thị: Ánh sáng không tập trung vào một điểm trên võng mạc, gây ra tình trạng nhìn mờ, nhòe.
  • Nhiễm trùng: Có thể là viêm kết mạc, viêm giác mạc, hoặc các loại nhiễm trùng mắt khác.
  • Tổn thương mắt: Có thể là do chấn thương, bệnh lý hoặc các yếu tố khác.

Dưới đây là một số tình trạng thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn:

  • Ống lệ bị tắc: Khi ống dẫn nước mắt từ mắt xuống mũi bị tắc nghẽn, nước mắt sẽ không thoát ra được, gây tình trạng chảy nước mắt nhiều.
  • Nhược thị: Một mắt hoạt động kém hiệu quả hơn mắt còn lại, khiến não không nhận biết được hình ảnh từ mắt yếu, dẫn đến thị lực kém ở mắt đó.
  • Lác mắt: Hai mắt không nhìn thẳng về cùng một hướng, gây ra hiện tượng mắt lác.

Kết quả soi đáy mắt có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh lý nghiêm trọng, cho phép bác sĩ lên kế hoạch điều trị kịp thời, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể như sau:

  • Thoái hóa hoàng điểm tuổi già (AMD) là một bệnh mắt thường gặp ở người cao tuổi, gây ra sự suy giảm thị lực trung tâm do tổn thương tại điểm vàng – vùng võng mạc chịu trách nhiệm cho thị lực sắc nét.
  • Đục thủy tinh thể: Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, thủy tinh thể – một bộ phận trong mắt có chức năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc – trở nên đục dần, làm giảm thị lực.
  • Trầy xước giác mạc: xảy ra khi bề mặt ngoài của giác mạc (lớp trong suốt bao phủ phần màu đen của mắt) bị trầy xước hoặc tổn thương gây mờ mắt và khó chịu.
  • Tổn thương ở dây thần kinh hoặc mạch máu: Một ví dụ điển hình là bệnh võng mạc tiểu đường, một biến chứng của bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc.
  • Tăng nhãn áp: Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh này có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa cao.

Các bệnh lý có thể phát hiện thông qua soi đáy mắt

Soi đáy mắt là phương pháp kiểm tra có độ chính xác cao đến 90 đến 95%, giúp phát hiện sớm nhiều bệnh lý nghiêm trọng ngay từ giai đoạn đầu. Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích trong việc xác định nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh mắt khác nhau, cụ thể:

Bệnh tim mạch: Soi đáy mắt có thể phát hiện dấu hiệu của nhiều bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, bệnh van tim và các vấn đề mạch máu. Kỹ thuật này giúp quan sát những thay đổi ở mạch máu và cấu trúc van tim, có thể là dấu hiệu sớm của các bệnh tim mạch.

Bệnh đái tháo đường: Soi đáy mắt có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường như sự hình thành mạch máu nhỏ bất thường và tổn thương thần kinh. Phát hiện sớm những thay đổi này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh đái tháo đường, ngăn chặn biến chứng tiềm ẩn và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh thần kinh: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát tình trạng dây thần kinh và các dấu hiệu tổn thương thần kinh. Đặc biệt, phương pháp này rất có giá trị trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lý thần kinh nghiêm trọng như đột quỵ, xơ cứng đa nang và bệnh Parkinson.

Các vấn đề về mạch máu và tia sáng: Có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường, chỉ ra nguy cơ của các vấn đề về mạch máu và thị lực. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán sớm các bệnh như cận thị, đục thủy tinh thể và glaucoma.

Một số rủi ro có thể gặp khi soi đáy mắt

Soi đáy mắt là một thủ thuật khám mắt thường xuyên được thực hiện và thường rất an toàn. Tuy nhiên, như bất kỳ thủ thuật y tế nào khác, soi đáy mắt cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhỏ.

Trong một số trường hợp soi đáy mắt cần sử dụng thuốc giãn đồng tử hoặc thuốc gây tê, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ tạm thời. Các triệu chứng này bao gồm buồn nôn, nôn, khô miệng, mắt đỏ và cảm giác chóng mặt.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, có thể xuất hiện các phản ứng nghiêm trọng sau khi soi đáy mắt. Những triệu chứng này bao gồm dị ứng thuốc, tăng nhãn áp góc đóng đột ngột, đau mắt dữ dội, hoặc vấn đề thị lực như nhìn mờ hay mất thị lực.

Lưu ý: Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được xử lý kịp thời, nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.

Những câu hỏi thường gặp về soi đáy mắt

Soi đáy mắt là một thủ thuật đơn giản và không gây đau, nhưng nhiều người vẫn còn những thắc mắc. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về soi đáy mắt:

1. Soi đáy mắt có đau không?

Soi đáy mắt là một thủ thuật không xâm lấn, tức là không cần phải đâm kim hoặc cắt vào cơ thể. Bạn có thể cảm thấy một chút áp lực nhẹ hoặc hơi khó chịu do nguồn sáng chiếu vào mắt, nhưng sẽ không gây đau. Trường hợp bác sĩ sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể làm mắt người bệnh châm chích trong thời gian ngắn, hoặc người bệnh cũng có thể cảm thấy miệng có vị lạ.

2. Soi đáy mắt thực hiện thời gian bao lâu? 

Soi đáy mắt thường diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất từ 5-10 phút. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và kỹ thuật soi của bác sĩ. Nếu bệnh nhân hợp tác tốt, quá trình soi sẽ diễn ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chụp ảnh đáy mắt, thời gian sẽ lâu hơn.

3. Soi đáy mắt ở đâu tốt?

Việc soi đáy mắt tại các bệnh viện uy tín thường được trang bị công nghệ và máy móc hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao. Sự kết hợp này đảm bảo quá trình soi đáy mắt diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và cho kết quả chính xác nhất. Phòng khám Đa khoa Phương Nam – Đà Lạt được nhiều người tin tưởng lựa chọn bởi những lý do sau:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm: Các bác sĩ nhãn khoa tại Phương Nam đều có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh về mắt.
  • Trang thiết bị hiện đại: Phòng khám được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại, giúp chẩn đoán các bệnh về mắt một cách chính xác và nhanh chóng. Giúp phát hiện sớm các bệnh lý về võng mạc, thần kinh thị giác và các bệnh lý khác liên quan đến mắt.
  • Quy trình khám chữa bệnh chuyên nghiệp: Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc mắt sau khi khám. Không gian khám bệnh sạch sẽ, thoáng mát, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và yên tâm.
  • Chi phí hợp lý: Phòng khám công khai bảng giá dịch vụ, giúp bệnh nhân dễ dàng nắm bắt được chi phí. Phòng khám thường xuyên có các chương trình ưu đãi, giúp giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân.

Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu do ánh sáng chói, nhưng không đau. Nếu cần nhỏ thuốc giãn đồng tử, hãy hỏi bác sĩ về thời gian hồi phục. Khi thuốc còn tác dụng, nên đeo kính râm và có người hỗ trợ di chuyển.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ