Chụp OCT – Chụp cắt lớp võng mạc chẩn đoán bệnh lý mắt

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > Chụp OCT – Chụp cắt lớp võng mạc chẩn đoán bệnh lý mắt

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 10 2, 2024

OCT là phương pháp chụp cắt lớp võng mạc bằng quang học, sử dụng sóng ánh sáng tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong mắt, đặc biệt là võng mạc. Vậy OCT được chỉ định cho những ai, quy trình và kết quả mang lại ra sao?

Chụp OCT là gì?

Võng mạc, một lớp mô mỏng như tờ giấy ở phía sau mắt, đóng vai trò quan trọng như “tấm phim” của mắt, thu nhận ánh sáng và màu sắc. Sự tổn thương võng mạc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nhìn rõ.

Chụp OCT (Optical Coherence Tomography) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sử dụng sóng ánh sáng để chụp cắt lớp hình ảnh võng mạc trong mắt. Kết quả chụp OCT sẽ giúp bác sĩ phân tích chi tiết cấu trúc các lớp của võng mạc. Kỹ thuật không tiếp xúc trực tiếp với mắt nên an toàn và thoải mái cho bệnh nhân, không gây biến chứng hay khó chịu.

Chụp OCT giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiều bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường
Chụp OCT giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiều bệnh như tăng nhãn áp, bệnh võng mạc tiểu đường,…

Chụp OCT đo chính xác độ dày thần kinh võng mạc, giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh như tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng và võng mạc tiểu đường. Bên cạnh đó, phương pháp còn có khả năng phân tích, đo đạc và lưu trữ dữ liệu, giúp theo dõi tiến triển bệnh qua việc so sánh kết quả các lần kiểm tra.

Tại sao cần chụp OCT?

Chụp OCT là một xét nghiệm quan trọng trong nhãn khoa vì nó cung cấp cho bác sĩ một cái nhìn chi tiết và chính xác về cấu trúc bên trong của mắt, đặc biệt là võng mạc. Cụ thể như sau:

  • Bệnh lỗ hoàng điểm: Chụp OCT giúp xác định và đo kích thước lỗ hoàng điểm, đồng thời cho thấy sự co kéo dịch kính-võng mạc gây bệnh và đánh giá độ dày võng mạc xung quanh.
  • Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch: Kỹ thuật cho phép bác sĩ nhãn khoa quan sát rõ ràng sự tích tụ dịch giữa lớp thần kinh cảm thụ và lớp biểu mô sắc tố của võng mạc. Bác sĩ có thể đo lường chính xác kích thước của khối dịch này. Hơn nữa, OCT còn giúp xác định vị trí điểm rò rỉ thông qua việc phát hiện các vùng tổn thương hoặc bong tróc của lớp biểu mô sắc tố.
  • Phù hoàng điểm: Giúp đánh giá mức độ phù hoàng điểm, đặc biệt là dạng nang, bằng cách đo chiều dày vùng hoàng điểm bị phù.
  • Phát hiện và đánh giá tình trạng màng trước võng mạc, cũng như hiện tượng co kéo giữa dịch kính và võng mạc.
  • Chẩn đoán và theo dõi tình trạng phù võng mạc trong nhiều bệnh lý khác nhau như: tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc, bệnh võng mạc đái tháo đường,…
  • Đối với bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già, OCT giúp phát hiện sớm các thay đổi cấu trúc của hoàng điểm, bao gồm sự tích tụ của các chất cặn bã và sự biến dạng của các lớp võng mạc.
  • Chụp OCT có thể quan sát các cấu trúc của mắt trong không gian 3 chiều, độ phân giải cao cho phép đánh giá sự thay đổi rất nhỏ của lớp cấu trúc võng mạc và gai thị.
  • Bệnh lý Glôcôm (còn gọi tăng nhãn áp, cườm nước hay thiên đầu thống).

Chiều dầy lớp sợi thần kinh quanh gai thị bị tổn hại trong bệnh glôcôm
Chiều dầy lớp sợi thần kinh quanh gai thị bị tổn hại của bệnh tăng nhãn áp (bệnh glôcôm)

Đối tượng cần chụp OCT mắt

Việc xác định đối tượng chỉ định chụp OCT là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của việc chẩn đoán và điều trị.

Đối tượng được chỉ định chụp OCT mắt

  • Người có nguy cơ mắc bệnh glôcôm hoặc đang điều trị glôcôm
  • Bệnh nhân mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh võng mạc đái tháo đường
  • Người bị thoái hóa điểm vàng do tuổi
  • Bệnh nhân có triệu chứng thị lực giảm không rõ nguyên nhân
  • Người mắc các bệnh lý võng mạc khác như bong võng mạc, lỗ hoàng điểm
  • Bệnh nhân cần theo dõi sau phẫu thuật mắt
  • Người trên 40 tuổi cần kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ
  • Bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc các bệnh về mắt

 Đối tượng chống chỉ định chụp OCT mắt

chụp OCT mắt là một phương pháp chẩn đoán rất an toàn và không xâm lấn, nên có rất ít chống chỉ định tuyệt đối. Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thận trọng hoặc có thể gặp khó khăn khi thực hiện:

  • Đồng tử co dãn dưới 3mm có thể gây khó khăn cho việc chụp OCT mắt
  • Người không thể giữ yên mắt trong thời gian ngắn (ví dụ như trẻ nhỏ hoặc người bị rung giật nhãn cầu)
  • Bệnh nhân có tổn thương hoặc nhiễm trùng nặng ở bề mặt mắt
  • Trường hợp đục thủy tinh thể nặng có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh
  • Người bệnh không được chỉ định do thị lực kém
  • Người mắc một số bệnh lý võng mạc đặc biệt làm thay đổi cấu trúc mắt đáng kể

Quy trình chụp OCT thực hiện như thế nào?

Chụp OCT là một kỹ thuật không xâm lấn, khá đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là quy trình chung của một lần chụp OCT:

Trước khi chụp

Chụp cắt lớp võng mạc OCT là một thủ thuật đơn giản và nhanh chóng. Bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn từng bước trong quá trình chụp. 

Trước khi chụp OCT, bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu bạn nhỏ mắt với một loại thuốc đặc biệt để giúp đồng tử giãn nở. Điều này giúp bác sĩ nhìn rõ hơn các chi tiết của võng mạc trong quá trình kiểm tra.

Trong quá trình chụp

Quá trình đo OCT mắt diễn ra rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt cằm lên vị trí cố định trên máy và nhìn thẳng vào ống kính. Không cần lo lắng vì dụng cụ sẽ không tiếp xúc trực tiếp vào mắt, và mỗi lần đo chỉ mất khoảng vài phút cho mỗi mắt.

Ngoài việc đo OCT mắt, bạn cũng sẽ được kiểm tra thị lực bằng cách đọc bảng chữ cái chuyên dụng. Toàn bộ quá trình kiểm tra, bao gồm cả đo OCT mắt và kiểm tra thị lực, thường mất khoảng 45 phút.

Sau khi chụp

Bác sĩ sẽ phân tích hình ảnh OCT và đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của mắt bạn. Sau khi chụp OCT mắt, bạn có thể cảm thấy khó chịu, nhạy cảm với ánh sáng do đồng tử giãn ra sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc chẩn đoán bệnh lý mắt
Hình ảnh chụp cắt lớp võng mạc chẩn đoán bệnh lý mắt

Ý nghĩa kết quả chụp OCT mắt

Hình ảnh võng mạc thu được từ chụp OCT sẽ được các bác sĩ nhãn khoa phân tích và đưa ra kết luận chẩn đoán. Nếu kết quả chưa rõ ràng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Rủi ro có thể xảy ra sau khi chụp OCT mắt

Sau khi chụp OCT mắt, bạn có thể cảm thấy nhạy cảm với ánh sáng trong vài giờ tiếp theo do đồng tử vẫn còn giãn rộng sau khi nhỏ thuốc.

Chụp OCT là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất hiện nay để chẩn đoán các bệnh liên quan đến võng mạc. Ngoài cảm giác khó chịu do thuốc nhỏ mắt sau khi chụp, phương pháp này không gây đau đớn, chảy máu, không xâm lấn mắt và không ảnh hưởng đến thị lực.

Câu hỏi thường gặp về chụp OCT mắt

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chụp OCT mắt được nhiều người quan tâm, cụ thể:

Chụp OCT có đau không?

Chụp OCT hoàn toàn không gây đau. Chụp OCT là một kỹ thuật hiện đại, sử dụng ánh sáng để tạo ra hình ảnh chi tiết của võng mạc. Quá trình này không xâm lấn vào cơ thể, tức là không cần chích hoặc cắt. Bạn sẽ chỉ cảm thấy một chút áp lực nhẹ khi máy quét qua mắt.

Có cần chuẩn bị gì trước khi chụp OCT không?

Thông thường, bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi chụp OCT. Tuy nhiên, nếu bạn đeo kính áp tròng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tháo kính áp tròng trước khi chụp.

Chụp OCT mất bao lâu?

Chụp OCT là một quy trình nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-10 phút cho cả hai mắt. Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử để giúp quá trình kiểm tra võng mạc diễn ra thuận lợi hơn. 

Kết quả chụp OCT có ngay lập tức không?

Mặc dù quá trình chụp OCT diễn ra khá nhanh chóng, chỉ mất vài phút cho mỗi mắt, nhưng việc phân tích hình ảnh và đưa ra kết luận cần một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, đa số kết quả chụp OCT thường có ngay lập tức, và bác sĩ có thể xem xét kết quả ngay sau khi chụp xong.

Chụp OCT mắt bao nhiêu tiền?

Chi phí chụp OCT mắt tại các bệnh viện, phòng khám thường dao động từ 250.000 đồng đến 700.000 đồng, tùy thuộc vào một số yếu tố sau:

  • Cơ sở y tế: Các bệnh viện, phòng khám tư nhân khác nhau sẽ có mức giá khác nhau.
  • Loại máy OCT: Máy OCT có nhiều loại, từ máy cơ bản đến máy cao cấp, mỗi loại sẽ có một mức giá khác nhau.
  • Vùng miền: Chi phí sinh hoạt ở các vùng miền khác nhau cũng ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
  • Các dịch vụ đi kèm: Một số cơ sở y tế có thể bao gồm thêm các dịch vụ khác như khám mắt, tư vấn… vào gói chụp OCT, điều này cũng ảnh hưởng đến tổng chi phí.

Như vậy, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã cung cấp những thông tin hữu ích về kỹ thuật đo OCT mắt, một phương pháp hiện đại và chính xác để kiểm tra sức khỏe mắt. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và nâng cao nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe mắt.

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ