Cam Thảo Dây – Công Dụng Chữa Bệnh Và Độc Tính

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng > Cam Thảo Dây – Công Dụng Chữa Bệnh Và Độc Tính

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Hai 16, 2023

Cam thảo dây là dược liệu mọc hoang ở nhiều nơi. Nó cũng được trồng để dùng làm thuốc. Trong Đông y, loại thuốc này mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Thế nhưng độc tính của nó cũng là mối đe dọa cho người bất cẩn, dùng chưa đúng cách. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam khám phá một số thông tin quan trọng về cam thảo dây nhé.
 

Mô tả cây cảm thảo dây

Dây cam thảo là một loại dây leo, thân có nhiều xơ, cành gầy nhỏ. Lá kép hình lông chim, gồm 8 – 20 đôi lá chét, cả cuống dài 15 – 24 cm. Phiến lá chét có hình chữ nhật rộng từ 3 – 8 mm, dài 5 – 20 mm. Cuống chung ngắn, cuống của lá chét càng ngắn hơn. 

Hoa mọc thành chùm nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá, có màu hồng. Hình cánh hoa như cánh bướm. Quả rộng 12 – 15 mm, thon dài 5 cm, dày 7 – 8 mm, có lông ngắn. Nó có 3 – 7 hạt, vỏ bóng, rất cứng, màu đỏ với điểm đen lớn quanh rễ. 

Hình ảnh cây cam thảo dây

Dưới đây là hình cây cam thảo dây, bạn hãy tham khảo nhé:

Hình ảnh cây cam thảo dây
Quả cam thảo dây rộng 12 – 15 mm, thon dài 5 cm, dày 7 – 8 mm, có lông ngắn

Phân bố, thu hái và chế biến 

Cam thảo dây được trồng ở khắp nơi và có thể mọc hoang. Người ta thường bán lá cam thảo và từng bó dây. Trên thị trường ít khi thấy bán rễ cam thảo dây. Lá, thân và rễ thường được thu hoạch vào mùa thu khi cây ra hoa, có thể dùng khô hoặc tươi. Hạt là phần có độc, chỉ dùng bên ngoài. 

Thành phần hóa học

Lá dây và rễ cam thảo chứa chất ngọt tương tự như Glycyrrhizin có trong phần rễ của cây cam thảo bắc. Thế nhưng lượng chất ngọt này rất ít, lại có vị đắng, khó chịu. Chất này có tỷ lệ chỉ ở mức 1 – 2%. Hạt chứa chất Protid độc Abrin C12H14N2O2, Abralin H12H14O7 (một dạng Glucosid có tinh thể), Hemagglutinin làm đông máu, nhiều men Urease, men tiêu hóa chất béo Lipase 2,5%. Phần vỏ bên ngoài có sắc tố màu đỏ. Một số tài liệu cho biết nó còn chứa Axit Abrussic.

Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của cam thảo dây rất phong phú

Cam thảo dây có độc không?

Có thể dẫn đến tử vong khi ăn vài hạt cam thảo dây. Các chất độc gọi là Abrin và rất giống với Ricin. Theo chuyên gia, nó là chất nhị trùng gồm có 2 cấu trúc dưới phân tử Protein (A và B). Chuỗi B có khả năng gắn Abrin vào tế bào. Từ đó liên kết với Protein vận chuyển tại màng tế bào mang chất độc xâm nhập vào bên trong tế bào. 

Chuỗi A khi đã ở trong tế bào sẽ ngăn cản việc tổng hợp thông qua cách thụ động hóa cấu trúc dưới phân tử 26S của Ribosom. Ước tính chỉ với 1 phân tử Abrin sẽ khiến khoảng 1.500 Ribosom bị thụ động trên 1 giây. Abrin có thể gây tử vong ở người với lượng lưu thông < 3 μg (microgam).

Tác dụng chữa bệnh của cam thảo dây và liều dùng thế nào?

Lá, thân và rễ cam thảo dây được người dân châu Á, châu Âu, châu Mỹ sử dụng thay cho vị cam thảo bắc trong các bài thuốc. Thế nhưng, việc thay thế này chưa hợp lý hoàn toàn vì hoạt chất không giống nhau hẳn. Trong một số trường hợp, người Việt thường dùng cam thảo dây để giải cảm, chữa ho thay thế vị cam thảo bắc.

Hạt thường chỉ dùng bên ngoài nhằm mục đích sát trùng. Cụ thể, người ta sẽ giã hạt ra rồi đắp lên chỗ đau. Tuy nhiên người sử dụng vẫn phải cẩn thận vì hạt có độc. 

Dân gian thường dùng hạt để chữa bệnh đau mắt thường, đau mắt hột. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần giã nát 3 – 5 hạt rồi ngâm với 1 lít nước. Nhỏ loại thuốc này vào mắt 3 lần/ngày. Phản ứng sẽ xảy ra khi mới dùng thuốc. Nhưng phản ứng sẽ thuyên giảm sau khoảng 48 giờ. Giác mạc sẽ trở lại bình thường sau 1 tuần. Bài thuốc này để lâu sẽ mất đi tác dụng nên lúc nào cần mới điều chế. Tuy nhiên trong thời gian gần đây người ta đã không dùng cách chữa bệnh này nữa. Vì thuốc có độc, tiềm ẩn nguy cơ khiến kết mạc phù tấy.

Tác dụng chữa bệnh của cam thảo dây và liều dùng thế nào?
Trong một số trường hợp, người Việt thường dùng cam thảo dây để giải cảm, chữa ho

Các bài thuốc chữa bệnh của cam thảo dây

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh của cam thảo dây:

Mụn nhọt chốc lở

  • Chuẩn bị: 15 gam cam thảo dây, 10 gam thương nhĩ tử (sao cháy), 10 gam kim ngân dây, 15 gam sài đất, 15 gam bồ công anh.
  • Bào chế và sử dụng: Cho các vị thuốc vào sắc với 800 ml nước đến khi còn 200 ml là được. Bạn cần chia thuốc thành 2 lần uống/ngày. Mỗi ngày uống khoảng 1 thang.

Hầu họng sưng đau

  • Chuẩn bị: 12 gam cam thảo dây, 6 gam ô mai, 12 gam cát căn, 12 gam bạch mao căn, 12 gam tang bì (tẩm mật sao), 6 gam xạ can.
  • Bào chế và sử dụng: Sắc các vị thuốc với 600 ml nước đến khi cạn còn 100 ml là được. Chia thuốc ra uống hết trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

Viêm phế quản mạn tính (ho khạc đàm trắng)

  • Chuẩn bị: 4 gam gừng tươi, 8 gam cam thảo dây, 10 gam vỏ vối (sao thơm), 10 gam la bạc tử (sao thơm), 10 gam trần bì (sao vàng).
  • Bào chế và sử dụng: Cho tất cả các vị vào sắc với 600 ml nước đến khi cạn còn 200 ml. Bạn hãy chia thành 2 lần uống. Mỗi ngày dùng 1 thang.

Tóm lại, cam thảo dây là thảo dược tốt, mang đến công dụng chữa bệnh hữu ích. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bào chế và sử dụng sao cho đúng cách. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để hạn chế gặp phản ứng phụ. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1