Các chấn thương xương bàn chân cần sử dụng phương pháp chụp X quang chân thẳng nghiêng để xác định vị trí tổn thương. Đây là phương pháp được đánh giá là hiệu quả nhằm chẩn đoán nhanh chóng điểm bất thường. Vậy quy trình chụp X quang chân thẳng nghiêng có phức tạp không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay trong bài viết này bạn nhé!
Để biết được khi nào cần chụp X quang chân thì bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của nó. Đây là bộ phận phức tạp bao gồm 26 xương hình dạng không đều nhau, 30 khớp hoạt dịch, hơn 100 dây chằng và 30 cơ tác động lên những phân đoạn khác nhau.
3 phần của xương bàn chân
Xương bàn chân được chia thành 3 vùng:
Bàn chân trước: Xương bàn ngón, xương ngón chân.
Bàn chân giữa: Xương ghe, xương hộp và ba xương chêm.
Bàn chân sau: Xương chêm, xương hộp.
Các chấn thương tại bàn chân thường gây ra đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương tại bàn chân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp X quang.
Chụp X quang chân thẳng nghiêng là phương pháp hữu hiệu giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và nhanh nhất tình trạng của bệnh nhân. Từ đó chuyên gia xương khớp đưa ra phương án xử lý kịp thời.
Các trường hợp chỉ định chụp X quang chân
Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện ngay chụp X quang chân cho những trường hợp sau đây:
Gãy xương bàn chân.
Đau xương bàn chân mà không biết nguyên nhân cụ thể.
Trật khớp.
Viêm khớp.
Quy trình chụp X – Quang bàn chân
Quy trình chụp X quang không quá phức tạp, thông thường bao gồm các bước như sau:
Chuẩn bị
Sau đây là một số bước chuẩn bị trước khi chụp X quang bàn chân:
Bệnh nhân lấy phiếu thăm khám từ bác sĩ và đến nơi được chỉ định để tiến hành chụp X quang.
Bệnh nhân vào phòng chụp và nghe bác sĩ giải thích về quy trình thực hiện.
Để lộ vùng bàn chân cần chụp, tháo đồ trang sức nếu có theo sự chỉ định của bác sĩ.
Quy trình chụp X – Quang bàn chân
Quy trình chụp X quang bàn chân bao gồm 2 loại:
Đối với chụp bàn chân thẳng:
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân ngồi hoặc nằm ngửa trên bàn chụp.
Bàn chân cần chụp nên co nhẹ, đặt diện bàn chân sát mặt bàn vào giữa.
Chỉnh trục xương đốt bàn II vào trung tâm phim xuôi theo chiều dọc.
Chiếu tia X chiếu từ trên xuống về phía gót tầm 15 – 20 độ.
Tia trung tâm khu trú vào điểm cách đầu ngoài xương đốt bàn II về phía gót 2 cm.
Đối với chụp bàn chân nghiêng:
Tư thế nghiêng trong: Đối với tư thế chụp X quang chân này, bờ trong bàn chân cần sát phim, lòng bàn chân phải vuông góc với mặt bàn. Bóng tia X từ trên xuống vuông góc với phim, đặt dấu phải hoặc trái, tia trung tâm khu trú vào điểm giữa xương đốt bàn V.
Tư thế nghiêng ngoài: Chỉnh bờ ngoài bàn chân sát phim, lòng bàn chân vuông góc với phim, sau đó đặt dấu phải hoặc trái, bóng tia X từ trên xuống vuông góc với phim, tia trung tâm khu trú vào điểm giữa của xương đốt bàn I.
Bác sĩ cần căn dặn bệnh nhân giữ nguyên tư thế, cách bóng phim 1m, khu trú chùm tia X. Sau đó tiến hành kiểm tra các nút bấm trên tủ điều khiển, quan sát người thực hiện qua kính và ấn nút phát tia X.
Trả kết quả
Thu thập thông tin tích vào phiếu đã chụp.
Hướng dẫn bệnh nhân kiểm tra lại thông tin đồ đạc cá nhân trước khi ra khỏi phòng.
Hẹn thời gian trả kết quả chụp X quang cho bệnh nhân. Thông thường khoảng 10 – 15 phút.
Hỗ trợ bệnh nhân hoàn thiện các dịch vụ khác chưa làm.
Những điều bạn cần lưu ý khi chụp X-quang bàn chân
Vì X quang là tia bức xạ năng lượng cao nên khi tiếp xúc thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có chống chỉ định tuyệt đối trong chụp X quang.
Máy chụp X quang chân đều được trang bị tân tiến nhằm giảm thiểu tối đa lượng tia X hấp thụ vào cơ thể bệnh nhân khi chụp. Một số chỉ định bạn cần lưu ý:
Đối với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và sơ sinh cần báo lại cho kỹ thuật viên trước khi tiến hành chụp X quang.
Mặc trang phục và giày dép thoải mái để dễ tháo bỏ nhanh chóng khi được yêu cầu.
Quy trình chụp chỉ kéo dài khoảng vài phút, trong đó thời gian tiếp xúc với tia X chưa tới 1 giây nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.
Chụp X – Quang chuẩn ở đâu?
Chụp X quang dường như đã quá phổ biến với hầu hết mọi người. Tuy nhiên bạn cũng nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo an toàn. Khi đi thăm khám thì bạn nên ưu tiên các địa chỉ có thể đáp ứng được điều kiện trang thiết bị máy móc hiện đại, trình độ chuyên môn của bác sĩ,…
Chụp X quang chân là phương pháp đánh giá bệnh lý an toàn không xâm lấn, kỹ thuật đơn giản, nhanh và giá thành hợp lý. Từ kết quả bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng chi dưới và đưa ra phương hướng điều trị chuyên sâu. Nếu vẫn còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222.