Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 6, 2023
Mục Lục Bài Viết
Để biết được câu trả lời chụp X quang có hại không bạn cần hiểu rõ về phương pháp này. Máy chụp Xquang sẽ phát ra chùm tia X chứa năng lượng lớn xuyên qua cơ thể và thu được hình ảnh các cơ quan của người bệnh. Tia X sẽ xuyên qua mô mềm, những thành phần dịch trong cơ thể. Đối với mô đặc, chẳng hạn như xương thì tia X lại khó xuyên qua.
Kỹ thuật này được sử dụng phổ biến trong y khoa để sớm phát hiện bệnh lý và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh đứng, ngồi hoặc nằm tùy theo bộ phận cần chụp. Đối với bệnh nhân thăm khám vùng phổi thì có thể nín thở vài phút để thu được hình ảnh rõ nét nhất.
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X quang trong những trường hợp sau:
Mặc dù phương pháp chụp X quang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện được. Kỹ thuật này chống chỉ định đối với những trường hợp sau đây:
Ngoài ra, bác sĩ cũng chống chỉ định chụp X quang cản quang ở những đối tượng:
Chúng ta vừa tìm hiểu về kỹ thuật chụp X-quang trong phần trên. Vậy chụp X quang có hại hay không?
Kỹ thuật chụp X quang sử dụng tia X chứa lượng bức xạ cao, có thể gây nên hiện tượng ION HÓA và làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nếu chụp nhiều lần, liên tục. Do đó, nhiều người vẫn cảm thấy lo lắng liệu rằng chụp X quang có hại không nếu chỉ thực hiện một lần.
Bạn hoàn toàn có thể an tâm vì khi bác sĩ chỉ định chụp X quang đã cân nhắc đến tính cần thiết, lợi ích của nó đối với tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Đồng thời, kỹ thuật viên cũng điều chỉnh bước sóng, cường độ, thời gian chụp nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Việc chụp X quang chỉ gây hại khi bệnh nhân thực hiện không đúng chỉ định, chụp ở những cơ sở kém chất lượng, bác sĩ thiếu chuyên môn. Ngoài ra, có thể bạn cũng thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định với chụp X quang vì thế cần trao đổi kỹ với bác sĩ.
Hiện nay trên thế giới mỗi năm có đến hàng chục nghìn người bị nhiễm phóng xạ và để lại hậu quả nặng nề như suy giảm chức năng tủy xương, giảm chức năng sinh lý, vô sinh, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ ung thư,… Phụ nữ mang thai nếu vô tình chụp X quang với liều lượng cao có thể bị sảy thai, dị tật thai nhi,…
Vì vậy, với câu hỏi “chụp X quang có hại không? thì câu trả lời còn phụ thuộc vào từng trường hợp. Khi được chỉ định phương pháp này, bạn cần thông báo kỹ về tình trạng của mình cũng như trao đổi những vấn đề mà bản thân còn đang bận tâm.
Bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai nếu chụp X quang thì cũng sẽ bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều. Bức xạ từ tia X sẽ làm tăng khả năng sảy thai hoặc sinh non. Do đó, nếu bạn đang mang thai thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Lúc này, bác sĩ sẽ cân nhắc để lựa chọn phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác chẳng hạn như siêu âm. Trong những trường hợp cần thiết thì bác sĩ vẫn cho bạn thực hiện chụp X quang nhưng sẽ giảm liều lượng tia X ở mức thấp nhất. Ngoài ra, thai phụ cũng sẽ được đeo tạp dề chì để hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.
Trong trường hợp mẹ bầu bắt buộc phải chụp X quang thì cần thông báo rõ ràng để bác sĩ điều chỉnh tia X nhằm giảm tối đa khả năng gây hại của nó. Tuy nhiên, việc bạn chưa biết mình mang thai thì bé yêu có thể bị ảnh hưởng như: Chậm phát triển, dị tật bẩm sinh, không thể phát triển, tử vong trong bụng mẹ,…
Chúng ta vừa biết được ảnh hưởng của tia X đến phụ nữ mang thai. Vậy nam giới khi chụp X quang có hại không. Bác sĩ cho biết chụp X quang liều lượng vừa phải trong phạm vi tiêu chuẩn sẽ không ảnh hưởng đến tinh trùng. Chỉ khi nào nam giới tiếp xúc với liều lượng bức xạ cao mới dẫn đến khả năng sản xuất tinh trùng giảm.
Nhiều nữ giới cũng thắc mắc việc chụp X quang có ảnh hưởng đến trứng hay không. Để trả lời câu hỏi này các bác sĩ cho biết với việc sử dụng liều lượng tia X vừa phải trong thủ thuật thì số lượng trứng không bị ảnh hưởng về cả số lượng và chất lượng.
Nếu mẹ bỉm đang trong giai đoạn cho con bú thì cũng nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều lượng bức xạ. Có như vậy chụp X quang mới không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ và bạn tiếp tục cho con bú sau khi thực hiện thủ thuật.
Cũng như phụ nữ mang thai, trẻ em trong quá trình thực hiện chụp X quang sẽ được đeo tạp dề chì để bảo vệ cơ thể. Điều này giúp giảm thiểu tác hại từ bức xạ lên trẻ. Nếu bé được chụp X quang đúng cách và quy trình thì sẽ không chịu bất cứ tác động từ tia X nào đến sức khỏe của trẻ.
Nếu bị nhiễm bức xạ từ tia X thì cả nam và nữ giới đều bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên các máy chụp X quang đều được điều chỉnh phát ra lượng tia X hợp lý nên không gây ảnh hưởng đến sinh sản hoặc để lại tác dụng phụ đến sức khỏe.
Cho đến nay kỹ thuật chụp X quang vẫn được xếp hạng với độ an toàn cao. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc chụp X quang có hại không, sẽ gây ung thư hay không.
Tia X chỉ gây ung thư nếu bạn tiếp xúc với liều lượng lớn trong thời gian dài. Còn việc ứng dụng tia X trong chẩn đoán bệnh lý thì liều lượng đã được điều chỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và bác sĩ thực hiện.
Chúng ta vừa tìm hiểu về vấn đề chụp X quang có hại không. Trong phần này, hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp các thắc mắc khi thực hiện kỹ thuật này bạn nhé!
Một số trường hợp bệnh nhân cần phải thực hiện X quang nhiều lần. Vậy tình huống này chụp X quang có hại không?
Thực tế bệnh nhân có thể yên tâm vì bác sĩ sẽ dựa trên số lần bạn đã chụp X quang để cân nhắc nên tiếp tục sử dụng kỹ thuật này hay không. Các trường hợp được chỉ định chụp X quang nhiều lần đều đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện thủ thuật này.
Tia X sử dụng trong chụp X quang đều được điều chỉnh liều lượng tùy trường hợp và bệnh nhân sẽ đeo tạp dề chì để bảo vệ cơ thể. Do đó, ngay cả khi bạn phải chụp X quang nhiều lần cũng không gây hại gì nghiêm trọng cho sức khỏe.
Chụp X quang sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các khối u, nguy cơ ung thư. Vì thế bệnh nhân cần thực hiện ngay thủ thuật này thay vì lo lắng chụp X quang có hại không.
Việc chụp X quang sẽ đảm bảo an toàn, hạn chế được ảnh hưởng của tia X đến sức khỏe nếu thực hiện thủ thuật ở những cơ sở y tế. Vì thế bạn có thể quan hệ và mang thai bất cứ khi nào bạn muốn.
Vẫn chưa có giới hạn cụ thể về số lần chụp X quang trong một năm. Dù bạn thực hiện kỹ thuật này 2 lần hay 10 lần thì cũng không phải là vấn đề. Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình của bệnh nhân mà điều chỉnh liều lượng bức xạ sử dụng.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bạn nên thông báo tình hình của bản thân mỗi khi chụp X quang. Càng ít tiếp xúc với tia X thì càng giảm được nguy cơ gặp phải những rủi ro không đáng có.