Có Nên Sắc Đỗ Đen Và Cỏ Mực Để Uống Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Có Nên Sắc Đỗ Đen Và Cỏ Mực Để Uống Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 13, 2023

Nhiều thông tin cho rằng sắc đậu đen với cỏ mực sẽ tạo ra vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh thận. Vậy thực hư như thế nào? Có nên sắc đỗ đen và cỏ mực để uống không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về cỏ mực và hạt đậu đen

Để giải đáp thắc mắc có nên sắc đỗ đen và cỏ mực để uống không, chúng ta cần tìm hiểu một số thông tin về hai vị thuốc này trước. Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết:

Cỏ mực còn được gọi là hạ liên thảo, cây cỏ nhọ nồi. Nó thuộc nhóm cây thuốc và vị thuốc sở hữu công dụng cầm máu. Theo tài liệu cổ, cỏ mực có vị chua, ngọt, tính lương vào 2 kinh thận và can, mang đến tác dụng chỉ huyết lỵ, bổ thận âm. Nó được sử dụng để chữa chứng đại tiện ra máu, lỵ, can thận âm kém và làm đen tóc. Trong dân gian, uống nước cỏ mực giã còn giúp cầm máu trĩ, rong kinh, chảy máu ở vết thương. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ chứa bệnh viêm họng, hen, ho,…

Tìm hiểu về cỏ mực và hạt đậu đen
Cỏ mực còn được gọi là hạ liên thảo, cây cỏ nhọ nồi

Cũng theo sách này, đậu đen được xếp vào nhóm cây thuốc và vị thuốc thông mật, thông tiểu. Theo Đông y, các vị thuốc điều chế từ đậu đen có công dụng bổ thận thủy. Liều dùng khoảng 20 – 40 gam có thể hơn. Người dân thường trồng đậu đen làm nguyên liệu nấu chè, xôi. Nó có hai loại là xanh lòng và trắng lòng. Loại xanh lòng còn được gọi là đậu đen nếp thường được sử dụng để làm thuốc. Trong Đông y, người ta thường nấu đậu đen với hà thủ ô,… làm cho thuốc có màu đen.

Tìm hiểu về cỏ mực và hạt đậu đen
Đậu đen được xếp vào nhóm cây thuốc và vị thuốc thông mật, thông tiểu

Có nên sắc đỗ đen và cỏ mực để uống không?

Với những thông tin ở trên, chúng ta có thể thấy cả cỏ mực và đậu đen đều là thảo dược bổ thận, không kỵ nhau. Do đó, bạn có thể sắc cỏ mực với đậu đen uống. Thế nhưng, thuốc Nam vốn có đặc tính phát huy hiệu quả chậm. Vì thế, bệnh nhân phải kiên trì dùng thuốc đều đặn. Hai dược liệu kể trên còn được kết hợp với những vị thuốc khác để chữa trị các bệnh lý như:

  • Trị đại tiện ra máu: Chuẩn bị 20 gam cỏ mực, 30 gam đậu (sao thơm), 16 gam thục địa, 16 gam trắc bá diệp, 12 gam hoa hòe (sao), 10 gam chi tử. Sắc uống 1 thang/ngày. Phù hợp với người đại tiện ra máu.
  • Trị tóc bạc sớm: Chuẩn bị 20 gam cỏ mực, 30 gam đậu đen (sao thơm), 20 gam thục địa, 20 gam thiên môn, 16 gam tang diệp, 16 gam táo nhân (sao đen), 16 gam đương quy, 16 gam hà thủ ô, 10 gam cam thảo, 10 gam đỗ trọng, 6 quả táo tàu. Sắc uống 1 thang/ngày. Nó mang đến tác dụng làm đen râu tóc, bổ thận, nhuận da.
Có nên sắc đỗ đen và cỏ mực để uống không?
Có thể sắc cỏ mực với đậu đen uống

Tóm lại, có nên sắc đỗ đen và cỏ mực để uống không? Theo Đông y, hai loại dược liệu này không kỵ nhau, có thể sắc chung để uống. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng bài thuốc với liều lượng phù hợp. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng nhé. Nếu có thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ