Cơ Thể Thiếu Nước Sẽ Gây Ra Những Hệ Lụy Nghiêm Trọng Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Cơ Thể Thiếu Nước Sẽ Gây Ra Những Hệ Lụy Nghiêm Trọng Nào?

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 4 8, 2024

Khoa học đã chứng minh, cơ thể chúng ta có đến 70% là nước nhưng không nhiều người quan tâm việc bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Một người nặng 50kg cần uống 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế những bệnh nguy hiểm gây ra, hiểu được tầm quan trọng của việc uống nước Phòng khám Đa khoa Phương Nam gửi đến bạn những chia sẻ bổ ích xoay quanh vấn đề cơ thể thiếu nước sẽ bị gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Nước có tác dụng gì cho cơ thể?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Cơ thể thiếu nước sẽ bị gì?”. Chúng ra cùng điểm qua một số tác dụng đặc biệt của nước với cơ thể nhé!

Theo các nhà khoa học, nước chiếm chiếm đến 70% trọng lượng cơ thể con người. Chúng đóng vai trò quan trọng và tham gia vào hoạt động của nhiều chức năng như:

  • Cân bằng nhiệt độ cơ thể.
  • Giúp bài tiết các chất thải.
  • Cơ thể làm việc hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
  • Làm da bạn căng tràn sức sống.

Nếu thiếu nước, các chức năng không thể hoạt động một cách bình thường được. Vậy một cơ thể thiếu nước sẽ có những biểu hiện gì?

Nước đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ cho các chức năng trong cơ thể.
Nước đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ cho các chức năng trong cơ thể.

Biểu hiện của cơ thể thiếu nước

Biểu hiện của cơ thể thiếu nước có thể dễ dàng nhận thấy nhất là khát. Bạn luôn trong tình trạng khô miệng, giảm lượng nước tiểu hoặc nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường. Một cơ thể tốt, nước tiểu sẽ có màu vàng trong, khi thiếu nước, lượng nước ít đi và sậm màu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có cảm giác khát. Nhiều người, đặc biệt là những người lớn không cảm thấy khát khi cơ thể mất nước. Đối với trẻ em, cần thêm những dấu hiệu để nhận ra tình trạng cơ thể bị thiếu nước.

Biểu hiện đối với trẻ em:

  • Khô miệng, khô lưỡi.
  • Khóc không có nước mắt.
  • Tã của trẻ không ước sau 3 tiếng.
  • Mắt và má trũng.
  • Trẻ bị kích thích, nặng hơn có thể lờ đờ.

Biểu hiện ở người lớn:

  • Khô miệng.
  • Ngủ không sâu giấc.
  • Yếu cơ.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Triệu chứng nặng hơn gồm: Không đổ mồ hôi, mắt trũng, da nhăn nheo, khô sạm, nhịp tim tăng, sốt, mê sảng, mất ý thức.

Một người trưởng thành cần bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, nếu bạn là một người thích chơi thể thao thì nước là một vị cứu tinh cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ngay cả khi không khát, bạn vẫn nên uống đủ nước để cơ thể không bị thiếu nước. Nếu như tình trạng thiếu nước không thể cải thiện, về lâu dài sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Xem thêm:

Cơ thể thiếu nước sẽ bị gì? – Những hệ lụy đến sức khỏe nếu cơ thể thiếu nước

Cơ thể thiếu nước sẽ bị gì? Dưới đây là những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước:

Lão hóa sớm

Cơ thể thiếu nước sẽ ngăn cản quá trình tái tạo da, nước sẽ chuyển từ các mô trong cấu trúc da để duy trì nồng độ trong máu. Từ đó, khiến da bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến làn da bị lão hóa, nhanh xuống cấp. Trong khi đó, những người bổ sung đủ nước, da sẽ tràn đầy sức sống, chậm xuất hiện dấu hiệu lão hóa hơn.

Cơ thể thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da.
Cơ thể thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da.

Cơ thể mệt mỏi

Khi thiếu nước, cơ thể sẽ thường xuyên gặp tình trạng đau đầu, khô miệng. Nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau ngực. Nếu cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức, khó chịu thì có thể là bạn đã không uống đủ nước.

Bệnh gút (Gout)

Bệnh gút hay có tên gọi là bệnh thống phong, tác nhân gây ra bệnh này là do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể, giảm bài tiết. Sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận, các bộ phận khác gây nên căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.

Để ngăn chặn bệnh gút, ngoài việc cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để giảm nồng độ acid uric, chế độ ăn cân bằng, bạn cần uống nhiều nước, việc này giúp cho acid uric bài tiết thông qua thận nhanh hơn. Làm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Táo bón nhiều ngày

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân ảnh hướng đến quá trình trao đổi chất, do dạ dày không đủ nước để tiêu hóa thức ăn. Tình trạng này nếu kéo dài liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Hơn nữa, việc hấp thu dưỡng chất từ thức ăn cũng trở nên kém hơn, đồng thời kéo theo nhiều vấn đề khác như táo bón, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Đau cơ, đau khớp

Nước góp phần quan trọng đối với sự hoạt động của lớp sụn giữa các khớp. Khi bạn không uống đủ nước sau các hoạt động thể chất, các cơ sẽ bị đau, sưng. Nếu cơ bắp của bạn thường xuyên gặp phải cơn đau, thì hãy nhanh chóng bổ sung đầy đủ lượng nước để thấy thoải mái hơn nhé.

Khi bạn không uống đủ nước sau các hoạt động thể chất, các cơ sẽ bị đau, sưng.
Khi bạn không uống đủ nước sau các hoạt động thể chất, các cơ sẽ bị đau, sưng.

Rối loạn điện giải

Nước được xem là dung môi chính giúp hòa tan các chất trong cơ thể, giữ cho nồng độ của chúng luôn nằm ở trạng thái cân bằng để cơ thể hoạt động bình thường. Khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến nồng độ chất hòa tan, điện giải thay đổi, sự cân bằng bị phá vỡ dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể. Nặng hơn, cơ thể sẽ bị rối loạn điện giải cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Hơi thở có mùi

Nước bọt có chức năng làm sạch vi khuẩn trong miệng, nếu không uống nước thường xuyên, cơ thể sẽ không đủ nước bọt để diệt khuẩn, khiến chúng nhanh chóng sinh sôi làm hơi thở có mùi khó chịu.

Nếu bạn luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà vẫn có mùi khó chịu thì thói quen không uống nước có thể là nguyên nhân. Trong nước bọt có thành phần diệt vi khuẩn và chất khử trùng tự nhiên. Nên khi cơ thể thiếu nước, lượng nước bọt sẽ không đủ, từ đó vi khuẩn sinh sôi, gây mùi hơi thở.

Không uống nước thường xuyên, cơ thể sẽ không đủ nước bọt để diệt khuẩn, khiến hơi thở có mùi.
Không uống nước thường xuyên, cơ thể sẽ không đủ nước bọt để diệt khuẩn, khiến hơi thở có mùi.

Rối loạn chức năng sinh lý ở nam giới

Nam giới không uống đủ nước giống như cây thiếu nước, dễ bị “xìu”. Khi cơ thể không đủ nước sẽ sản xuất angiotensin lớn hơn hormone, vì vậy cơ thể người đàn ông dễ gặp khó khăn trong việc đạt đến sự cương cứng ổn định.

Đau đầu

Nếu bạn đang gặp tình trạng nhức đầu dai dẳng, thì nguyên nhân có thể do bạn không uống đủ nước. Bởi khi cơ thể thiếu nước, các mô não co lại gây nên cơn đau đầu, lượng oxy không được bơm đủ lên não cũng là nguyên nhân khiến bạn đau đầu nhiều hơn.

Nếu bạn đang gặp tình trạng nhức đầu dai dẳng, có thể do bạn không uống đủ nước.
Nếu bạn đang gặp tình trạng nhức đầu dai dẳng, có thể do bạn không uống đủ nước.

Choáng váng, ngất xỉu

Hệ lụy nghiêm trọng nhất khi cơ thể thiếu nước chính là choáng váng, nặng hơn là ngất xỉu. Vì cơ thể không đủ máu giàu oxy để nuôi dưỡng não bộ, từ đó khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt và ngất xỉu. Để tình trạng này không diễn ra, bạn hãy bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Lời khuyên của chuyên gia

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn nên thường xuyên theo dõi những biểu hiện mất nước của cơ thể để kịp thời bổ sung đủ lượng nước cần thiết. Không nên đợi khát mới uống nước, bởi khi khát là dấu hiệu báo động cơ thể đang thiếu nước khá nhiều. Bạn nên chủ động uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.

Mong rằng những chia sẻ về việc cơ thể thiếu nước sẽ bị gì trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về cơ thể mình. Nếu bạn đang có những biểu hiện đó, nhưng chưa biết cơ thể đang gặp vấn đề gì vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận hỗ trợ tận tình nhất từ đội ngũ nhân viên của Đa khoa Phương Nam.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ