Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 30, 2021
Trước khi đi sâu vào vấn đề đang tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có thai được không, chúng ta cùng tìm hiểu xem chích ngừa ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không nhé!
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng gây nhiều biến chứng cho phái nữ. Đặc biệt, nó còn gây khó khăn và tốn kém nhiều chi phí trong việc điều trị.
Tuy nhiên, hiện nay, ung thư cổ tử cung lại có thể ngăn ngừa hiệu quả bằng cách tiêm phòng vacxin. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến khích phái nữ trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên thực hiện tiêm ngừa ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt và đảm bảo đúng thời gian, số mũi tiêm và liều lượng vacxin để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa được tốt nhất.
Đặc biệt, vacxin ngừa ung thư cổ tử cung không những an toàn đối với chị em, mà còn có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung dài lâu, bảo vệ phái nữ khỏi những bệnh lý có khả năng lây qua đường tình dục hay bệnh do virus Hpv gây ra. Chính vì vậy, mọi người có thể yên tâm tiêm phòng vacxin mà không cần lo lắng về biến chứng nhé! Tìm hiểu tầm quân trọng của tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Tuy nhiên để việc tiêm ngừa HPV an toàn, hiệu quả, trước tiên bạn nên tham khảo các lưu ý khi chích ngừa ung thư cổ tử cung đã được Phương Nam chia sẻ chi tiết trong nội dung trước nhé!
Trường hợp chị em muốn mang thai trong giai đoạn tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì vẫn có thể được, tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Bởi vì: Nếu mang thai khi đang tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì hiệu quả của vacxin sẽ giảm xuống và khả năng mắc bệnh ung thư cổ tử cung cũng như những bệnh lý lây qua đường tình dục do virus Hpv gây ra sẽ cao hơn rất nhiều.
Vậy, nếu lỡ mang thai rồi thì phải làm sao? – Trường hợp chị em phát hiện mình đã mang thai dù đang trong thời kỳ tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung thì việc đầu tiên cần làm cũng là phải ngưng tiêm vacxin ngay, cần tạm hoãn lịch tiêm chủng và chỉ tiêm nhắc lại sau khi sinh em bé.