Đi Tiểu Bị Buốt – Nguyên Nhân Do Đâu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Ngoại khoa > Bệnh nam khoa > Đi Tiểu Bị Buốt – Nguyên Nhân Do Đâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 30, 2020

Tình trạng đi tiểu bị buốt, bị rắt luôn là nỗi ám ảnh và gây khó chịu trong sinh hoạt của rất nhiều người. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng đó là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Đi tiểu bị buốt là gì?

Đi tiểu bị buốt là tình trạng người bệnh đi tiểu có cảm giác bị nhói buốt, rát như bị ong đốt tại niệu đạo. Tình trạng này sẽ càng tăng lên khi người bệnh tiểu gần hết dòng nước tiểu.

Bên cạnh triệu chứng tiểu buốt người bệnh còn có biểu hiện bất thường khác như: Tiểu rắt, nước tiểu có màu đục hoặc mùi hôi khai nồng, vừa tiểu xong lại muốn đi tiếp.

Ở mỗi trường hợp người bệnh đi tiểu buốt sẽ kèm theo triệu chứng cụ thể tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Để xác định chính xác nguyên nhân đi tiểu bị buốt không chỉ qua những dấu hiệu, triệu chứng đơn thuần bởi nó còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, việc thăm khám và làm các xét nghiệm liên quan sẽ rất cần thiết trong chẩn đoán bệnh chính xác.

Đi tiểu bị buốt là gì?
Đi tiểu bị buốt là tình trạng người bệnh đi tiểu có cảm giác bị nhói buốt, rát như bị ong đốt tại niệu đạo.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt

Nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu buốt, tiểu rắt thường liên quan đến các bệnh lý đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt. Các trường hợp bị bệnh thường là do viêm nhiễm khi các vi khuẩn, nấm xâm nhập vào đường niệu đạo gây bệnh.

Nam và nữ giới bị tiểu buốt thường do các bệnh lý sau gây ra, cụ thể:

Viêm niệu đạo

Khi bị viêm niệu đạo thì người bệnh sẽ có cảm giác đi tiểu rất buốt, nóng rát thậm chí là tiểu buốt ra mủ.

Tình trạng này tiếp diễn lâu dài sẽ khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi.

Viêm bàng quang

Người nhiễm khuẩn ở bàng quang thường xuyên có cảm giác buồn tiểu, tiểu không hết mà chỉ là nhỏ giọt, nước tiểu rất ít, tiểu xong vẫn muốn tiểu.

Bên cạnh đó, người bệnh khi tiểu xong vẫn không thấy thoải mái, kèm theo tiểu rắt là cảm giác đau xương mu và khó chịu.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Đối với nữ giới các triệu chứng đi tiểu bị buốt, tiểu rắt, đau rát thường là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm cổ tử cung, viêm âm đạo do nấm và vi khuẩn… Các bệnh lý trên có thể gây ra tình trạng đau buốt khi tiểu.

di-tieu-bi-buot
Viêm đường tiết niệu ở nam và nữ giới là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu buốt.

Viêm thận – Viêm bể thận cấp

Khi mắc bệnh lý về thận, tình trạng tiểu buốt rắt có thể là do vi khuẩn ngược dòng từ từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu mà gây chứng tiểu buốt.

Đối với những trường hợp này cần được hỗ trợ điều trị gấp, tránh dẫn tới hiện tượng suy thận, trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lậu

Các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ cũng là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh lậu. Đây được xem là căn bệnh xã hội nguy hiểm và có tốc độ lây lan rất nhanh.

Bệnh lậu lây qua chủ yếu bằng con đường quan hệ tình dục không an toàn, bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm tuyến tiền liệt

Là căn bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới, bệnh có triệu chứng là tiểu rát, lắt nhắt nhiều lần, không thành dòng mà chỉ nhỏ giọt, kèm theo là đau bụng dưới.

Tiểu buốt
Viêm tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiểu buốt.
Người bệnh không nên chủ quan tình trạng đi tiểu bị buốt do các bệnh lý gây ra. Hãy chủ động thăm khám sớm để được hỗ trợ điều trị kịp thời tránh tình trạng biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Triệu chứng đi tiểu bị buốt

Các triệu chứng của đi tiểu buốt, tiểu rắt có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân gây bệnh ở nam và nữ giới. Nhưng thông thường cả hai giới điều có cảm giác như bị ong đốt, châm chích hoặc ngứa đau buốt, rát trong mỗi lần đi tiểu.

Các cơn đau có thể xảy ra lúc bắt đầu đi tiểu hoặc sau khi đi tiểu.

  • Đau lúc đầu đi tiểu thường là triệu chứng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Chứng sau đi tiểu là triệu chứng có liên quan đến các bệnh lý viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt.
  • Đối với nam giới có thể đau kéo dài trong dương vật trước và sau khi đi tiểu.

Các triệu chứng ở nữ giới có thể là biểu hiện nội bộ hay bên ngoài.

  • Đau ở bên ngoài khu vực âm đạo có thể là do viêm hoặc bị kích ứng da.
  • Cơn đau bên trong có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ở mỗi trường hợp bệnh thường có một biểu hiện, triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào căn bệnh mà bệnh nhân mắc phải.

Triệu chứng đi tiểu bị buốt
Triệu chứng đi tiểu bị buốt sẽ khác nhau tùy vào từng trường hợp.

Tác hại của tình trạng tiểu buốt đối với người bệnh

Tiểu bị buốt, rát không đơn thuần là một triệu chứng, mà nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang mắc các bệnh lý nam phụ khoa nguy hiểm như:

  • Bí tiểu cấp tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do bệnh lậu… đối với nam giới;
  • Viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo… đối với nữ giới. Nếu không được thăm khám và chữ trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng.

Tình trạng đi tiểu bị buốt kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống sinh hoạt, làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, bực dọc sau khi mỗi lần buồn tiểu, đi tiểu. Bên cạnh đó, tâm lý nhịn tiểu có thể gây phát sinh ra nhiều bệnh lý liên quan khác.

Nguy cơ vô sinh từ chứng tiểu buốt tiểu rắt khá cao. Thậm chí còn gây áp lực tâm lý cho cả hai giới với sự e ngại, sợ quan hệ tình dục (do đau rát), lâu dần dẫn đến lãnh cảm.

di-tieu-bi-buot
Tình trạng bệnh lý tiểu rát tiểu buốt nếu không được cải thiện có thể ảnh hưởng đến đời sống chăn gối

Hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu bị buốt tại Đa khoa Phương Nam 

Hiện nay, tại Tp. Đà Lạt và các vùng lân cận, Phòng khám Đa khoa Phương Nam được biết đến là một trong những đơn vị y tế chăm sóc sức khỏe uy tín được nhiều quý bệnh nhân đánh giá cao.

Đến với Phòng khám, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp điều trị tiên tiến cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại.

Hỗ trợ điều trị bệnh

– Theo bác sĩ Phương Nam khuyến cáo người bệnh, khi thấy các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt và những triệu chứng liên quan khác thì tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi chưa có bất kỳ chẩn đoán hoặc chì định nào của bác sĩ.

– Bởi tình trạng đi tiểu buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, với mỗi nguyên nhân sẽ có phác đồ hỗ trợ điều trị khác nhau. Vì thế, người bệnh cần được kiểm tra của bác sĩ và có hướng dẫn cụ thể.

– Tùy vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau, cụ thể:

– Nếu bệnh do vi khuẩn gây viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang thì sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị.

– Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiến hành thăm khám nam – phụ khoa, làm một số xét nghiệm cần thiết nếu có phát hiệu một số bất thường khác khi chẩn đoán. Nếu phát hiện có sỏi, có u trong niệu đạo hoặc tổn thương đường tiểu thì sẽ tiến hành can thiệp phương pháp ngoại khoa thông thường để thông tiểu, lấy sỏi.

di-tieu-bi-buot
Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Hỗ trợ phòng bệnh sau điều trị

– Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày, thời điểm hiện tượng tiểu buốt nên hạn chế quan hệ tình dục.

– Đặc biệt, nếu buồn tiểu thì cần nên đi tiểu không nên nhịn tiểu vì điều này sẽ dễ gây tiểu són tiểu buốt.

– Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần thăm khám bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa định kỳ để tránh tình trạng tái nhiễm trở lại.

– Có chế độ sinh hoạt , ăn uống hợp lý theo khoa học. Ăn nhiều rau xanh, uống đủ lượng nước (2 – 2,5 lit/ ngày), thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đủ các thông tin cần thiết về tình trạng đi tiểu bị buốt. Nếu còn thắc mắc hay cần giải đáp các vấn đề về sức khỏe, người bệnh có thể gọi đến hotline 1900 633698 hoặc đến trực tiếp Phòng khám để được hỗ trợ tốt nhất!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1