Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị và chăm sóc mẹ bầu bị hắt hơi, sổ mũi như thế nào thì an toàn, hiệu quả? Là băn khoăn chung của nhiều chị em bị sổ mũi, hắt hơi khi mang thai. Để tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Phương Nam nhé!.
Trước khi đi tìm lời giải đáp cho vấn đề mẹ bầu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không, chúng ta cùng điểm qua một số nguyên nhân khiến chị em thường bị sổ mũi, hắt hơi trong thai kỳ nhé!
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ trong thời kỳ mang thai rất hay bị sổ mũi, hắt hơi và nguyên nhân chính gây ra tình trạng này thường là vì:
Dị ứng: Tình trạng dị ứng với thời tiết, với thực phẩm, với lông thú,… có thể khiến mẹ bầu thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi. Thậm chí triệu chứng này còn rất khó cải thiện nếu chị em không tránh xa các tác nhân gây bệnh.
Thay đổi nội tiết tố: Một số trường hợp, chị em sẽ bị hắt hơi, sổ mũi do việc thay đổi nội tiết tố cơ thể khi mang thai. Và tình trạng này thường cải thiện khi cơ thể mẹ đã thích nghi được với sự tồn tại của thai nhi.
Cảm lạnh, cảm cúm: Một trong những nguyên nhân chính gây ra triệu chứng hắt hơi, sổ mũi ở mẹ bầu phải kể đến đó là cảm cúm và cảm lạnh. Bởi vì khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm, từ đó virus và vi khuẩn gây bệnh rất dễ tấn công gây hại hơn. Cảm cúm và cảm lạnh trong thai kỳ cần sớm điều trị nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Hắt hơi, sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, vậy liệu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không, câu trả lời chi tiết sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
Hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có một sự thật rằng là hầu hết những người băn khoăn hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không, là những người đang bị sổ mũi và hắt hơi rất nhiều lần, thậm chí là tình trạng đang ở mức độ nặng. Do đó, họ sẽ cảm thấy lo lắng và băn khoăn nhiều hơn.
Theo các chuyên gia y tế thì tình trạng sổ mũi, hắt hơi ở mức độ nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài trên 5 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm thì mẹ bầu không được chủ quan, bởi nó sẽ có nguy cơ gây tác động xấu đến thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Cụ thể:
Tình trạng hắt hơi, sổ mũi khiến mẹ bầu mất giấc ngủ, cơ thể suy nhược, từ đó gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thai nhi, khiến thai nhi bị chậm phát triển.
Sổ mũi, hắt hơi do cảm cúm thai kỳ có thể dẫn đến viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp,… khiến cả thai phụ và trẻ bị thiếu oxy, điều này không tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Ngoài ra, khi hắt hơi, mẹ bầu khiến các dây chằng ở vùng bụng bị kéo căng, gây cảm giác đau nhức, khó chịu, gây áp lực lên thai nhi. Một số trường hợp có thể khiến thai nhi bị ngột thở.
Hắt hơi, sổ mũi khi không sớm tìm biện pháp cải thiện hiệu quả sẽ gây ra nhiều vấn đề cho thai phụ. Do vậy, bạn không được chủ quan với tình trạng của mình.
Vậy làm sao để cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi cho mẹ bầu nhanh chóng? Phần tiếp theo của bài viết sẽ giúp bạn giải đáp.
Cách trị hắt hơi sổ mũi cho bà bầu
Trên thực tế thì cách tốt nhất để cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi là tìm ra nguyên nhân gây bệnh, sau đó điều trị. Do vậy, các chuyên gia y tế khuyến khích mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa thay vì tự ý mua thuốc về uống.
Ngoài ra, để khắc phục hắt hơi, sổ mũi nhanh, mẹ bầu có thể tiến hành:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Mẹ bầu hãy sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi, sau đó chờ dịch nhầy chảy ra và lau sạch chúng. Cách làm này có thể giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi vô cùng hiệu quả.
Sử dụng miếng dán thông mũi: Mẹ bầu cũng có thể mua miếng dán thông mũi về để giúp việc thở bằng đường mũi trở nên dễ hơn, tránh tình trạng khó thở, ngứa mũi.
Bổ sung vitamin C: Mẹ bầu hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể để tăng cường đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây sổ mũi, hắt xì và khỏe mạnh nhanh chóng hơn.
Cách chăm sóc khi mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi
Bên cạnh việc đến cơ sở y tế để nhận chỉ định điều trị phù hợp thì để triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhanh cải thiện thì khi chăm sóc cho mẹ bầu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nên cho mẹ bầu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ bữa. Đặc biệt là phải nghỉ ngơi hợp lý.
Hãy cho mẹ bầu ăn nhiều trái cây và rau xanh chứa các loại vitamin cũng như dưỡng chất tốt cho cơ thể, tránh xa đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Cần giữ ấm cẩn thận cho mẹ bầu vào mùa đông, đồng thời tránh xa các tác nhân gây bệnh như lông thú, thực phẩm, gây dị ứng.
Hãy yêu cầu mẹ bầu không được sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích trong quá trình mang thai.
Không được tự ý mua thuốc trị sổ mũi, hắt xì cho mẹ bầu uống, tất cả loại thuốc phụ nữ mang thai sử dụng đều nên hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Cho mẹ bầu uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, tránh tình trạng mất nước.
Thường xuyên cho mẹ bầu súc họng với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, virus.
Lưu ý là không được cho mẹ bầu sử dụng các loại thuốc thông mũi trong thai kỳ, vì nó có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh đó, hãy sử dụng máy lọc không khí và máy tạo độ ẩm để tạo ra môi trường sạch với độ ẩm tốt nhất cho mẹ bầu
Một số mẹo trị hắt hơi sổ mũi cho mẹ bầu an toàn
Nếu trường hợp mẹ bầu chưa thể đến gặp bác sĩ hoặc triệu chứng hắt hơi, sổ mũi không quá nặng thì mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cải thiện tình trạng này nhanh chóng.
Súc miệng với nước muối: Nước muối có khả năng diệt khuẩn cực tốt. Do đó, mẹ bầu hãy tiến hành súc miệng với nước muối sinh lý mỗi ngày. Những cơn hắt hơi và sổ mũi sẽ được cải thiện hiệu quả.
Dùng tỏi: Mẹo vặt tiếp theo mà các bà bầu có thể thử đó là nhai tỏi sống, uống nước ép tỏi hoặc cho thêm tỏi vào đồ ăn hằng ngày. Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, nên có thể hỗ trợ giảm thiểu tình trạng viêm họng, nghẹt mũi, hắt xì nhanh chóng.
Tắm và xong hơi bằng rượu ngâm gừng: Cách khắc phục tình trạng sổ mũi, hắt hơi tiếp theo mà chị em cũng có thể thử đó là tắm và xong hơi với rượu gừng. Bạn chỉ cần cho 1 ít rượu gừng vào nước tắm hoặc đồ xông hơi và tiến hành xông mỗi ngày, hiệu quả cải thiện bệnh sẽ rất rốt đấy.
Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây về vấn đề hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để nhận giải đáp tận tình hơn từ các chuyên gia của chúng tôi nhé!