Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai nhạy cảm sẽ khiến mẹ bầu khó chịu. Vì bạn có thể cảm thấy nhạy cảm khi chạm nhẹ vào đầu ngực. Nhiều chị em không lưu tâm về vấn đề này, nghĩ đây là báo hiệu của kỳ kinh nguyệt. Nó cũng là dấu hiệu có thai phổ biến. Bởi vì ở giai đoạn đầu của thai kỳ, đa số mẹ bầu đều gặp triệu chứng này.
Thai phụ cũng không cần quá lo lắng vì nó là dấu hiệu của sự gia tăng Progesterone, Estrogen. Điều này làm máu lưu thông nhiều hơn, khiến nhũ hoa nhạy cảm bất thường. Từ sau tam cá nguyệt đầu tiên, dấu hiệu này sẽ bớt khó chịu. Tuy nhiên, nhũ hoa nhạy cảm cũng là lý do làm một số mẹ bầu bị giảm ham muốn trong những tháng đầu thai kỳ.
Ở 3 tháng đầu thai kỳ, hầu hết mẹ bầu đều gặp triệu chứng đau nhũ hoa. Khi chạm vào hoặc mặc áo ngực, bạn có thể thấy nhũ hoa bị căng tức, đau nhức.
Đau ngực có làm thay đổi hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai
Lưu ý, cũng có trường hợp thai phụ bị đau ngực nhưng hình dáng nhũ hoa không thay đổi. Nếu bạn đang gặp tình trạng này thì cũng đừng quá lo lắng vì nó không tác động đến sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng.
Nên làm gì để giảm đau ngực?
Để cảm giác đau ngực giảm bớt, thai phụ nên chọn mặc loại áo mỏng nhẹ. Bên cạnh đó có thể kết hợp massage ngực để hỗ trợ làm giảm đau. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu về sự giảm sản của ngực hoặc các bệnh lý tuyến mô. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để nhận được chẩn đoán chính xác.
Hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai ở tuần thứ 4 sẽ trở nên to và sẫm màu hơn do sự tăng lượng của sắc tố da. Bên cạnh đó, quầng vú bao quanh nhũ hoa cũng sậm màu và lớn hơn trong vài tháng đầu thai kỳ. Trong thời gian này, nhiều mẹ bầu còn nhận thấy phần ngực bóng nhờn do tuyến bã dầu hoạt động mạnh. Tất cả các biểu hiện trên đều xuất hiện nhằm mục đích chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đầu ngực sẽ chuyển sang màu sáng trở lại khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Lượng máu mà cơ thể vận chuyển về ngực sẽ tăng hơn 50% trong thai kỳ để chuẩn bị cung cấp đủ lượng sữa cho trẻ. Do đó, mẹ sẽ thấy các tĩnh mạch xuất hiện rõ nét hơn trên nhũ hoa. Sau khi sinh hoặc trong thời điểm cai sữa cho bé, các tĩnh mạch này sẽ biến mất. Vì lúc này ngực không cần phải cung cấp lượng máu nhiều như trước nữa.
Ngực có thể bắt đầu sản xuất những giọt sữa non đầu tiên từ tuần thai thứ 16 trở đi. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy như có dòng chảy đang hoạt động bên trong nhũ hoa của mình. Một số thai phụ sẽ thấy ngực tiết ra chất lỏng có màu vàng nhạt trong những tháng cuối, đó chính là sữa non. Những giọt sữa đầu tiên này chứa rất nhiều kháng thể hữu ích cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Bên cạnh dạng lỏng, nhiều mẹ bầu ở những tháng cuối thấy sữa non được tiết ra ở trạng thái đóng cục hoặc lớp màng. Để khởi đầu cuộc sống và bảo vệ trẻ khỏi các bệnh lý trong giai đoạn đầu đời, sữa non sẽ cung cấp cho con rất nhiều dưỡng chất. Vì thế, bạn nên dùng loại áo ngực dành riêng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ để hỗ trợ nhũ hoa liên tục phát triển, lợi sữa về sau.
Nhiều chị em thường tập trung vào kích thước của bụng khi mang thai mà quên chú ý đến nhũ hoa của mình cũng đang to ra. Nếu gặp hiện tượng này bạn đừng quá lo lắng. Vì nhũ hoa phát triển kích thước để chuẩn bị cho việc cho con bú sau này.
Những nốt sần nhỏ li ti xuất hiện trên nhũ hoa là sự thay đổi phổ biến mà nhiều mẹ bầu nhận thấy được. Đây là hình ảnh nhũ hoa khi mới mang thai bình thường. Vì các nốt sần này thuộc tuyến bã chuyên sản sinh dầu. Nó còn được gọi là hạt Montgomery, chúng sẽ nở lớn hơn và hoạt động mạnh mẽ khi bạn mang thai.
Ngực sẽ có dấu hiệu bị đau và sưng khi mới có thai. Nguyên nhân là do gia tăng Hormone và lưu lượng máu đến mô vú. Nồng độ Progesterone và Estrogen sẽ gia tăng khi mang thai, tương tự như trong chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, hiện tượng đau ngực có thể xảy ra khi bạn sở hữu nhiều mô vú. Lúc này ngực cũng phải chịu nhiều áp lực hơn. Các tuyến mỡ và chất béo gia tăng cũng có thể là lý do khiến ngực mềm, sưng đau hơn. Tuy nhiên sau tam cá nguyệt đầu hiện tượng đau nhức ngực sẽ biến mất.