Bác Sĩ Hướng Dẫn Bà Bầu Mắc Covid 19 Phải Làm Gì?

Trang chủ > Covid - 19 > Bác Sĩ Hướng Dẫn Bà Bầu Mắc Covid 19 Phải Làm Gì?

Tác giả: Kim Thành Ngày đăng: Tháng Mười Một 15, 2021

Xin chào bác sĩ! Em đang mang thai ở tháng thứ 3, nhưng gần đây xuất hiện một số triệu chứng của bệnh Covid 19. Em rất lo lắng không biết phải xử lý thế nào nếu chẳng may thật sự bị nhiễm bệnh. Mong rằng bác sẽ có hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 nên làm gì một cách cụ thể, để giúp em an tâm hơn. Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!

(Gia Hân – Bảo Lộc)

Hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm gì?

Thắc mắc trên sẽ được Bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa – Giám đốc Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp giúp bạn.

Xin chào bạn Gia Hân, đối với phụ nữ mang thai như bạn thì việc tránh lây nhiễm SARS-CoV-2 là ưu tiên hàng đầu hiện nay. Trong trường hợp thật sự mắc Covid 19, bạn cần ghi nhớ một số việc nên làm để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và con yêu. Ngay bây giờ, bạn Hân nên thực hiện test Covid 19, tốt nhất là xét nghiệm RT-PCR để có kết quả chuẩn xác.

Hệ thống miễn dịch của thai phụ so với người bình thường dễ bị tổn thương nếu nhiễm Covid 19. Thai phụ mắc Covid 19 dễ chuyển biến nặng, gia tăng nguy cơ phải chạy ECMO, thở máy, dùng kháng sinh liều cao,… thậm chí đe dọa tính mạng, sinh non. Tuy nhiên, nếu bạn Hân thật sự bị nhiễm Covid 19 cũng đừng quá hoảng sợ, mà hãy tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Để giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn, bác sĩ sẽ cung cấp thêm một số thông tin có liên quan cũng như phương pháp xử lý sao cho hiệu quả, cụ thể như sau:

Dấu hiệu cho thấy thai phụ mắc Covid 19

Thời gian ủ bệnh khi nhiễm Covid 19 là 2 – 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày. Những dấu hiệu khởi phát gồm có:

  • Lạnh người và sốt.
  • Thở gấp, hơi thở ngắn, khó thở, ho có đờm hoặc ho khan, viêm họng.
  • Nhức mỏi toàn thân, đau cơ, mệt mỏi.
  • Mất khứu giác hay vị giác, đau đầu.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.

Người bệnh thường tự hồi phục sau 7 – 10 ngày nếu nhiễm SARS-CoV-2 thể nhẹ. Khoảng 80% người bị nhiễm không xuất hiện triệu chứng. Gần 20% ca nhiễm có diễn biến nặng. Trong đó, khoảng 5% người bệnh cần được hồi sức tích cực do tím tái, khó thở, thở nhanh, suy chức năng thận, cơ tim, suy hô hấp cấp,… Vậy bác sĩ hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm gì nếu triệu chứng trở nặng?

huong-dan-ba-bau-mac-covid-19-3
Mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi khi mắc Covid 19

Hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm gì nếu triệu chứng trở nặng?

Triệu chứng khi nhiễm Covid 19 có nguy cơ diễn biến nặng nếu mẹ bầu có một trong những yếu tố dưới đây:

  • Mang thai khi đã trên 35 tuổi.
  • Chỉ số cơ thể (BMI) bằng hoặc lớn hơn 25.
  • Kèm theo một số bệnh lý nền như đái tháo đường, tiền sản giật, tăng huyết áp,…

Nếu xuất hiện một số triệu chứng như tức ngực, khó thở, mất khứu giác, ho, sốt 38 độ C trở lên,… thai phụ hãy báo ngay cho cơ sở y tế tại địa phương hay gọi 115 hoặc liên hệ với bác sĩ khám thai của mình để nhận được tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 nên làm gì. Điều quan trọng lúc này là mẹ bầu cần bình tĩnh, đừng quá hoảng loạn. Vì một số bệnh lý khác cũng gây ra triệu chứng tương tự như cúm, viêm họng,…

Nguy cơ thai phụ có thể gặp phải khi nhiễm Covid 19

Dưới đây là nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải nếu bị nhiễm Covid 19:

Với thai phụ bình thường

Thai phụ có thể trạng khỏe mạnh nếu nhiễm Covid sẽ tăng nguy cơ sinh non, chết lưu, thai chậm phát triển,… Điều này thường xảy ra trong ba tháng đầu hoặc những tuần đầu thai kỳ. Trong quá trình chữa trị, tùy vào tình hình sức khỏe và tuổi thai, bác sĩ sản khoa sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa hồi sức, khoa nội,… để có phương hướng xử lý thích hợp.

Với thai phụ có bệnh lý

Thai phụ mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường,… có sẵn trước đó hoặc mới xuất hiện trong thai kỳ nếu chẳng may nhiễm Covid 19 sẽ làm tăng nguy cơ nhập viện, bệnh chuyển nặng hơn. Từ đó, nguy cơ thai chết lưu, sinh non cũng gia tăng,… Tùy thuộc vào tuổi thai, chức năng sống của mẹ bầu, tình trạng hô hấp, bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không. Vậy bác sĩ hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 nên điều trị thế nào?

huong-dan-ba-bau-mac-covid-19-2
Thai phụ sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu nhiễm Covid-19

Hướng dẫn bà bầu mắc covid 19 nên điều trị thế nào?

Thai phụ sẽ có hướng xử lý và điều trị phù hợp tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ của triệu chứng, cụ thể là:

Trường hợp cần cách ly tại nhà

Mẹ bầu là F0 (có bệnh nền đã điều trị ổn định hoặc không có bệnh nền, không béo phì) sau 7 ngày chữa trị tại cơ sở y tế nhận kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính thì được cho phép về nhà tự cách ly và điều trị.

Nếu dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (ước tính CT lớn hơn hoặc bằng 30) thì cũng đưa về nhà để điều trị và theo dõi, vì khả năng lây bệnh cho mọi người rất thấp, nhất là người đã tiêm vacxin. Mẹ bầu F0 sẽ tiếp tục xét nghiệm RT-PCR vào ngày 14 và 21 tại nhà. Khi được cách ly tại nhà, thai phụ cần lưu ý:

Thường xuyên mang khẩu trang, trừ lúc vệ sinh cá nhân, ăn uống.

Khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang, thay khẩu trang 2 lần/ngày.

Thường xuyên khử khuẩn các vật dụng, tay và bề mặt tiếp xúc như bồn cầu, tay nắm cửa, mặt bàn,…

Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là khi có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường (36 – 37,5 độ C), sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), sốt vừa (38 – 39 độ C), sốt cao (trên 40 độ C). Khi nhiệt độ trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt. Một số loại thuốc hạ sốt thai phụ có thể dùng là:

  • Paracetamol: Không nên nôn nóng uống quá liều, mang đến tác dụng sau khoảng 30 phút, mỗi lần dùng cách nhau 4 tiếng, tối đa từ 2 – 4 viên/ngày. Nếu có bệnh lý về gan cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi dùng.
  • Ibuprofen: Nếu dị ứng với Paracetamol, mẹ bầu có thể dùng Ibuprofen. Lưu ý, mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối không được uống loại thuốc này.
  • Nếu sốt trên 38,5 độ C nhưng lại dị ứng với cả Paracetamol và Ibuprofen thì bạn có thể cân nhắc dùng Diclofenac, Celecoxib, Aspirin,… Tốt nhất nên nhận thêm tư vấn từ bác sĩ.

Uống đủ nước khoảng 40 ml/kg/ngày. Bạn có thể dùng nước điện giải Oresol để bù nước.

Bạn hãy lưu ý số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ nhận hỗ trợ, tư vấn khi cần. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên gọi ngay để được hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm gì.

Tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, ăn đầy đủ dưỡng chất, thở đều ít nhất 15 phút mỗi ngày bằng cách hít sân và thở ra từ từ.

huong-dan-ba-bau-mac-covid-19-1
Mẹ bầu nên đeo khẩu trang khi cách ly tại nhà

Trường hợp phải nhập viện điều trị

Người nhà cần nhanh chóng chuyển mẹ bầu đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu có những biểu hiện dưới đây:

  • Dấu hiệu nặng: Thở nhanh hơn 20 lần/phút, sốt trên 38,5 độ C, đau tức ngực, SpO2 (nồng độ bão hòa Oxy trong máu) dưới 95%.
  • Dấu hiệu cấp cứu: Ngủ li bì khó đánh thức, lừ đừ, SpO2 dưới 93%, thở nhanh hơn 30 lần/phút, đầu và môi tím.

Thai phụ nên mang theo một số vật dùng cần thiết khi nhập viện, điển hình là: Cặp nhiệt độ, tiền mặt, giấy tờ tùy thân, bàn chải đánh răng, áo quần, khăn tắm, khăn lau mặt, xà phòng tắm gội, xà phòng rửa tay, 15 – 30 cặp găng tay dùng 1 lần, kính chắn giọt bắn, khẩu trang y tế,…

Thắc mắc thường gặp

Trên đây là những hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm mà bác sĩ muốn gửi đến bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hỗ trợ giải đáp thêm một số thắc mắc thường gặp có liên quan khác như:

Em bé do mẹ bầu nhiễm Covid 19 sinh ra có bị ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy SARS-CoV-2 lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi trong quá trình mang bầu. Bên cạnh đó, cũng chưa có bằng chứng cho thấy em bé sẽ bị dị tật bẩm sinh vì thai phụ nhiễm Covid. Nguy cơ lây nhiễm trước khi sinh rất thấp, gần như không có, chỉ ở mức khoảng 1%.

Điều trị Covid 19 cho mẹ bầu có gì đặc biệt?

Cũng giống như những trường hợp nhiễm bệnh khác, thai phụ chủ yếu sẽ được điều trị triệu chứng. Quan trọng là phải phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp chữa trị, kiểm soát, tránh để mẹ bầu bị thiếu Oxy kéo dài.

Em bé có được bú mẹ hay không khi mẹ mắc Covid 19?

Nguy cơ lây nhiễm Covid thông qua sữa mẹ rất thấp hoặc không có. Nếu mẹ vẫn muốn cho con uống sữa, thì hãy vắt sữa và nhờ người khác giúp bé bú. Mẹ hãy rửa tay thật sạch sẽ trước khi chạm vào dụng cụ vắt sữa hoặc bình sữa. Nếu mẹ trực tiếp cho con bú thì phải đeo khẩu trang và rửa tay thật sạch sẽ trước khi thực hiện.

huong-dan-ba-bau-mac-covid-19-5
Thai nhi sẽ không bị lây nhiễm khi mẹ bầu nhiễm Covid 19

Bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa hướng dẫn bà bầu mắc Covid 19 phải làm gì. Mong rằng bạn Gia Hân sẽ thật khỏe mạnh và có thai kỳ thuận lợi nhé. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 086 866 6968 hoặc 1900 633 698!

Tìm hiểu thêm:

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Cách Phân Biệt Cảm Cúm Và Covid Như Thế Nào?
Bài viết tiếp theo
Hỏi Đáp: Cần Làm Gì Khi Có Các Biểu Hiện Của Covid-19?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1