Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 3, 2022
Mục Lục Bài Viết
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai? Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa đầu nhũ hoa nhiều khả năng là dấu hiệu của việc mang thai. Vì đa phần các mẹ bầu sẽ gặp hiện tượng này ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Lúc đó, ngực sẽ trở nên nhạy cảm, dù chỉ chạm nhẹ vào cũng thấy đau. Thông thường, những cơn đau, ngứa nhũ hoa sẽ xuất hiện ở tuần thứ 4 hoặc thứ 6 của thai kỳ. Triệu chứng này sẽ kéo dài đến tháng thứ 3 mới thuyên giảm.
Ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai? Ngứa đầu nhũ hoa cũng có thể là dấu hiệu khi sắp đến kỳ kinh nguyệt hoặc cảnh báo một số bệnh lý như chấn thương, viêm vú, hội chứng tiền kinh, xơ nang vú,… Bên cạnh đó, ngứa đầu nhũ hoa còn có thể là phản ứng phụ sau khi uống một vài loại thuốc như hạ huyết áp Aldomet, trợ tim Digitalis,…
Do đó, bạn nên thực hiện thử thai tại nhà khi thấy cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa đầu nhũ hoa để xem xét kỹ lưỡng hơn. Nếu kết quả cho thấy bạn không mang thai thì cần đến cơ sở y tế thăm khám để biết rõ nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Thắc mắc ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai đã được giải đáp. Vậy tại sao khi mang thai bị ngứa đầu nhũ hoa?
Theo các chuyên gia, hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai diễn ra rất phổ biến, đa phần mẹ bầu đều gặp phải. Do đó, chị em đừng quá lo lắng, tránh làm sức khỏe tâm lý bị ảnh hưởng.
Sự thay đổi Hormone Progesterone chính là nguyên nhân khiến đầu nhũ hoa ngứa khi mang thai. Nó kích thích lượng máu truyền đến ngực nhiều hơn, gia tăng kích thước bầu ngực, các ống dẫn sữa cũng phát triển một cách mạnh mẽ để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau sinh. Lúc này, đầu nhũ hoa của thai phụ có thể bị khô, ngứa hoặc sưng tấy.
Bên cạnh đó, nhũ hoa bị ngứa khi mang thai cũng có thể là do mắc bệnh chàm. Nó sẽ khiến các bộ phận trên cơ thể và vùng ngực ngứa râm ran. Cùng với đó, làn da trở nên nứt nẻ, thô ráp, xuất hiện các mảng đỏ, thậm chí là đóng vảy. Nổi mề đay, sẩn ngứa cũng có thể là tác nhân khiến đầu nhũ hoa bị ngứa khi mang thai. Tình trạng này tạo ra các nốt sưng đỏ theo từng cụm trên vùng da xung quanh ngực, gây ngứa và rất khó chịu. Nếu không kịp thời chữa trị, chúng có thể nhanh chóng lây lan sang các bộ phận khác như mông, đùi, ngực,…
Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai cũng có thể là do mẹ bầu sử dụng sản phẩm chăm sóc da chưa phù hợp, mặc áo ngực quá chật, cơ thể thiếu nước, thời tiết nóng bức gây kích ứng da,…
Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc ngứa đầu nhũ hoa có phải mang thai không. Tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách chăm sóc và hạn chế tình trạng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai nhé. Khi bị ngứa đầu nhũ hoa, mẹ bầu không nên gãi ngứa. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa nhiều hơn. Thậm chí, nếu gãi quá mạnh sẽ khiến nhũ hoa bị tổn thương, trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để hạn chế tình trạng ngứa đầu nhũ hoa một cách hiệu quả và an toàn:
Chọn áo ngực có kích thước phù hợp và chất liệu mềm mại
Mẹ bầu nên chọn áo ngực có chất liệu mềm mại, thoáng mát, kích thước vừa vặn hoặc lớn hơn. Bạn cần tránh mặc áo ngực quá chật sẽ khiến nhũ hoa bị cọ xát mạnh, làm gia tăng độ khô, ngứa, kích ứng.
Uống nhiều nước
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên uống nhiều nước. Theo đó, mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, bao gồm canh, súp, nước ép trái cây, nước lọc,… Uống đủ nước sẽ giúp thai phụ tránh gặp tình trạng da bong tróc, khô da, ngứa đầu nhũ hoa,… Ngoài ra, uống đủ nước còn làm giảm nhẹ tình trạng táo bón thai kỳ, hỗ trợ thải độc tố cho cơ thể.
Làm mát cơ thể
Để làm dịu cơn ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai hay do tình trạng mề đay, nổi sần, chàm da, mẹ bầu hãy áp dụng phương pháp chườm mát. Bên cạnh đó, thai phụ có thể điều chỉnh nhiệt độ từ 29,4 – 32,2 khi tắm. Đồng thời nên tắm khoảng 5 – 10 phút để làm mát da cũng như tránh khiến da bị mất độ ẩm.
Sử dụng xà phòng lành tính
Chọn xà phòng phù hợp với làn da, lành tính cũng là cách thai phụ nên lưu ý. Vì xà phòng có chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến da bị mất đi độ ẩm, dễ gây bong tróc, ngứa ngáy. Trong khi đó, lựa chọn xà phòng chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính, dịu nhẹ sẽ hỗ trợ cấp ẩm, giúp da thêm mềm mại, hạn chế hiện tượng ngứa khi có thai.
Thoa kem dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm sẽ làm hạn chế tình trạng ngứa, làm dịu da nhũ hoa, gia tăng độ ẩm. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên chọn dùng kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, dịu nhẹ, lành tính như dầu oliu, bơ cacao, nha đam, Vitamin E,… để đảm bảo an toàn. Tránh dùng sản phẩm chứa chất tạo mùi hương hoặc cồn vì chúng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu, có thể khiến nhũ hoa khô rát, ngứa ngáy hơn.
Massage ngực
Mẹ bầu có thể dùng tay hoặc khăn sạch khuẩn, mềm mại để xoa bóp vùng ngực để tăng cường tuần hoàn máu, gia tăng khả năng kháng bệnh, trong đó có tình trạng ngứa đầu nhũ hoa. Tuy nhiên, thai phụ nên thực hiện nhẹ nhàng, tránh xoa quá mạnh vì có thể ảnh hưởng đến cổ tử cung. Nguyên nhân là do tử cung và nhũ hoa có dây thần kinh kết nối. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ gây sinh non, sảy thai.
Uống thuốc
Mẹ bầu có thể uống thuốc để làm giảm tình trạng ngứa nhũ hoa. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.