Trẻ Bị Ngã Sưng Trán Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Nhi khoa > Trẻ Bị Ngã Sưng Trán Phải Làm Sao? Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 6, 2021

Bố mẹ sẽ vô cùng xót xa và lo lắng khi thấy trẻ chẳng may bị ngã sưng trán. Hàng loạt câu hỏi được đặt ra như có nguy hiểm không, khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện, sơ cứu cho bé tại nhà thế nào, trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao? Hãy để Đa khoa Phương Nam giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Trẻ bị ngã sưng trán có nguy hiểm không?

Trẻ bị ngã sưng trán thường bắt nguồn từ sự nghịch ngợm của trẻ hoặc sự bất cẩn của người trông giữ trẻ. Nhưng dù vì lý do gì đi chăng nữa thì việc trẻ bị té ngã cũng rất nguy hiểm, phụ huynh không được chủ quan.

Mặc dù phần lớn các trường hợp té ngã sưng trán đều ở mức độ nhẹ, tức là trẻ chỉ bị chấn thương nhẹ, bầm tím, sưng đau nhưng không bị ảnh hưởng đến não hay thần kinh. Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì cứ 100 ca ngã chấn thương đầu, sẽ có khoảng 1 – 2 trường hợp bị nứt xương sọ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là làm chấn động não. Chính vì thế, phụ huynh cần trông trẻ cẩn thận hơn.

Hơn nữa, vì não là bộ phận nhạy cảm, xương đầu của trẻ lại mềm, dễ bị nứt khi bị tác động ngoại lực quá mạnh, nên nếu bị ngã mạnh, chấn thương nặng, trẻ sẽ bị vỡ mạch máu, xuất huyết não, mất tri giác, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Thực tế thì việc trẻ bị té ngã sưng trán ở bất cứ trường hợp nào cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm với trẻ, nhưng mức độ ra sao còn phụ thuộc vào vết thương của trẻ. Cụ thể trường hợp nào có thể khắc phục tại nhà, khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!

Trẻ bị ngã sưng trán có nguy hiểm không?
Trẻ bị ngã sưng trán có nguy hiểm không sẽ tùy vào mức độ vết thương.

Nhận diện mức độ vết thương khi bé ngã

Để trả lời được câu hỏi trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao, bố mẹ cần nhận diện mức độ vết thương của trẻ có nghiêm trọng hay không, từ đó mới biết nên chữa trị cho bé tại nhà hay phải đưa đến bệnh viện thăm khám.

Dấu hiệu không nghiêm trọng có thể chữa trị tại nhà

Khi trẻ bị ngã sưng trán, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau thì không quá nghiệm trọng, có thể sơ cứu tại nhà như:

  • Bé đau đầu, lâng lâng, chóng mặt.
  • Có thể bị buồn nôn.
  • Nghe như có tiếng chuông trong tai.
  • Thần kinh bình thường, phản ứng nhanh nhẹn.
tre-bi-nga-sung-tran-phai-lam-sao-1
Trẻ có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn

Dấu hiệu nghiêm trọng cần đưa bé đến bệnh viện

Trong trường hợp bé có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, điển hình như:

  • Càng lúc càng đau đầu, chóng mặt nhiều hơn, liên tục không giảm.
  • Bé trở nên khó chịu, cáu kỉnh một cách bất thường.
  • Bé bị nói ngọng, nói lắp hoặc nhầm lẫn nghiêm trọng.
  • Nôn khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Tai, mũi rỉ máu hoặc rỉ chất dịch khác.
  • Bé buồn ngủ quá mức so với bình thường, khó thức giấc.
  • Trẻ gặp khó khăn khi đi lại, loạng choạng không vững.
  • Trẻ bị mờ mắt hoặc nhìn thấy hai hình ảnh khác nhau.
  • Hai đồng tử không đồng đều về kích thước.
  • Cơ thể bé có vẻ nhợt nhạt và kéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ.
  • Bé không thể nhận biết được người thân.
  • Chân tay mất sức, yếu ớt, co giật, ù tai dai dẳng không giảm.

Dù bé bị ngã ở mức độ nặng hay nhẹ thì cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý, tốt nhất không được chủ quan, mà phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, để có thể xử lý kịp thời trong những trường hợp ngoài ý muốn. Vậy trẻ bị ngã sưng trán cần xử lý như thế nào? Giảm sưng đau ra sao thì hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.

Trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao
Trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao?

Trẻ bị té u trán phải làm sao?

Như đã nói ở trên, trẻ bị té u trán phải làm sao? sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết thương của bé. Nếu sau khi ngã chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ thì bố mẹ có thể sơ cứu tại nhà, hoặc áp dụng một số cách làm giảm sưng đau hiệu quả, cụ thể:

  • Nếu đầu của trẻ không có vết thương mà chỉ bị sưng, bầm tím hoặc có vết xước nhẹ thì hãy lau sạch vết xước bằng nước hoặc cồn.
  • Trường hợp trẻ bị chảy máu thì cần dùng khăn sạch hoặc gạc y tế để lau sạch vết máu, rửa sạch vết thương bằng cồn và dùng băng gạc ấn vào vết thương để tránh tình trạng chảy máu. Thường thì cha mẹ chỉ cần ấn khoảng 5 – 10 phút là vết thương sẽ ngừng chảy máu.
  • Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Trường hợp sau khi trẻ uống nước mà không nôn thêm lần nào thì cha mẹ có thể yên tâm và có thể cho trẻ ăn uống bình thường sau 1 – 2h. Nếu trẻ nôn liên tục thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Khi trẻ nằm nghỉ ngơi, phụ huynh hãy theo dõi tình trạng của trẻ liên tục trong 2h, kiểm tra vùng cổ của trẻ xem có vấn đề gì không? Tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ trong 24 – 48 h tiếp theo để đảm bảo an toàn.
  • Trường hợp trẻ bất tỉnh, rối loạn tri giác, không nhận ra cha mẹ, lơ mơ sau khi té thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức.
  • Nếu trẻ nôn ói nhiều lần, cảm giác chóng mặt nhiều, mất thăng bằng khi đi đứng, ngồi, trẻ có dấu hiệu ngủ nhiều hơn sau khi té ngã thì cần theo dõi kỹ lưỡng và đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
  • Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý là không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi kiểm tra ngay nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu bất thường khác như mắc lác, 2 mắt không đều, nhìn mờ, đầu đau nhức khó chịu,….

Cách giảm sưng đau cho trẻ nhanh chóng

Để giảm tình trạng sưng đau cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp hữu hiệu dưới đây:

Cách 1: Chườm đá lạnh lên vùng trán bị sưng

Lúc trẻ mới vừa bị ngã sưng trán, vị trí sưng còn là một vết đỏ, bạn hãy nhanh chóng dùng khăn sạch bọc đá lạnh bên trong rồi chườm lên. Cách này sẽ giúp làm dịu vết sưng, hạn chế tình trạng xuất huyết dưới da.

tre-bi-nga-sung-tran-phai-lam-sao-3
Chườm đá lạnh lên vùng trán bị sưng của trẻ

Cách 2: Chườm nước ấm lên vùng trán bị sưng

Chườm ấm có tác dụng giúp lưu thông máu và hỗ trợ tan máu bầm nhanh chóng. Bố mẹ hãy dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm rồi vắt khô, sau đó chườm lên vị trí bị sưng trên trán bé. Lưu ý, cách này chỉ phát huy tác dụng khi chấn thương đã xảy ra hơn 48 tiếng.

Cách 3: Lăn trứng gà luộc còn nóng lên vùng trán bị sưng

Bạn hãy nhanh chóng luộc trứng gà rồi bóc vỏ ra khi còn nóng, sau đó nhẹ nhàng chườm lên vị trí bị sưng, lăn qua lăn lại. Cách này sẽ làm giảm vết bầm hiệu quả nếu bạn kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày.

tre-bi-nga-sung-tran-phai-lam-sao-4
Lăn trứng gà luộc để giảm sưng

Cách 4: Dùng hỗn hợp nghệ tươi và phèn chua đắp lên vùng trán bị sưng

Bố mẹ hãy rửa sạch nghệ tươi để ráo, tiếp đến đem giã nhuyễn với phèn chua. Sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí bị sưng. Cách này dù đơn giản nhưng sẽ mang đến hiệu quả kháng khuẩn tốt, giảm vết bầm tím.

Thông qua những cách trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao? Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số điều tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu cho trẻ, để tránh làm tình trạng vết thương trở nên tệ hơn. Chi tiết sẽ có ở phần tiếp theo, đừng bỏ qua nhé!

Trẻ ngã sưng trán bôi gì?

Sau khi trẻ bị ngã sưng trán, bố mẹ nên kiểm tra tình trạng vết sưng của bé, nếu bị sưng nhẹ thì bố mẹ hãy sử dụng kem giữ ấm Tepp Care xoa đều lên vùng sưng của bé, cứ cách 20 phút lại thoa lên 1 lần.

Kem giữ ấm Tepp Care được chiết suất từ các nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho da của bé, có tác dụng giảm đau và sưng hiệu, làm mờ vết bầm tím hiệu quả.

Tepp-Care
Kem Tepp Care giúp giảm đau và sung trán cho trẻ

Những điều tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã

Trong quá trình sơ cứu sau khi trẻ bị ngã, bố mẹ cần chú ý tuyệt đối không làm những điều sau:

Không làm nóng chỗ bị thương ngay lập tức khi bé vừa té ngã, điển hình như cách chườm nóng chỉ nên dùng sau 48 tiếng bị thương. Vì nhiệt độ nóng sẽ làm mạch máu bị giãn ra, có thể gây bầm tím và chảy máu nhiều hơn.

Bôi dầu gió tưởng chừng là cách đúng nhưng thật ra lại sai, vì sau khi bị thương, việc thoa dầu, xoa bóp sẽ khiến tình trạng càng thêm trầm trọng, máu sẽ chảy nhiều hơn do các mạch máu nhỏ dưới da bị tác động.

Bố mẹ đừng di chuyển bé đi đâu ngay lập tức để tránh những di chứng nguy hiểm cho sọ não, cột sống hoặc các vết thương khác (trừ trường hợp quá nguy cấp).

tre-bi-nga-sung-tran-phai-lam-sao-2
Không nên di chuyển bé ngay lập tức sau khi ngã

Cơ thể của trẻ rất dễ bị tổn thương, nên khi trẻ ngã sưng trán bố mẹ cần quan sát và sơ cứu kịp thời. Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để bác sĩ kịp thời thăm khám và có phương án chữa trị nhanh chóng. Tránh chần chờ, kéo dài quá lâu, nguy hiểm sẽ rất khôn lường.

Đặc biệt, sau lần trẻ ngã này, cha mẹ cũng hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa trẻ bị té khi ở nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé! Thông tin chi tiết về cách phòng tránh trẻ té ngã sẽ được chia sẻ ở phần tiếp theo, phụ huynh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Biện pháp phòng ngừa trẻ bị té khi ở nhà

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh tình trạng trẻ té dập đầu hay sưng trán, thì phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giường ngủ của trẻ nên làm song chắn cao, hơn nữa cầu thang, cửa sổ phòng bếp hay ban công đều phải làm chắn cao, đề phòng trẻ bò hay treo ra.
  • Hạn chế để trẻ chơi một mình, phụ huynh cần để mắt đến trẻ, đặc biệt là những bé đang tập đi đứng, bò thì cần lưu ý nhiều hơn.
  • Hãy trải nệm ở dưới giường để đề phòng trường hợp trẻ ngã, như vậy sẽ không phải lo lắng trẻ bị đau.
  • Khi trẻ nằm võng hoặc nôi, cần cột dây chắc chắn, đưa nôi nhẹ nhàng và làm khung chắn cẩn thận để trẻ không bị rơi khi ru.
  • Luôn giữ cho sàn nhà và khu vực vui chơi của trẻ khô ráo, tránh tình trạng ẩm ướt, trơn trượt.
  • Nếu cho trẻ ngồi xe đẩy hay ghế cao thì cần buộc đai an toàn cẩn thận.
  • Không để trẻ em dưới 10 tuổi giữ trẻ nhỏ một mình.
Biện pháp phòng ngừa trẻ bị té khi ở nhà
Xây rào chắn cho giường ngủ của trẻ là giải pháp phòng tránh trẻ bị té ngã hiệu quả.

Thắc mắc trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao đã được giải đáp, hy vọng sẽ giúp ích cho mọi người. Nếu còn câu hỏi nào khác cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
[Giải Đáp] Trẻ Sơ Sinh 3 Ngày Không Đi Ngoài Phải Làm Sao?
Bài viết tiếp theo
6 Kinh Nghiệm Tập Cho Trẻ Bú Bình Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1