Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 6, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trẻ bị ngã sưng trán thường bắt nguồn từ sự nghịch ngợm của trẻ hoặc sự bất cẩn của người trông giữ trẻ. Nhưng dù vì lý do gì đi chăng nữa thì việc trẻ bị té ngã cũng rất nguy hiểm, phụ huynh không được chủ quan.
Mặc dù phần lớn các trường hợp té ngã sưng trán đều ở mức độ nhẹ, tức là trẻ chỉ bị chấn thương nhẹ, bầm tím, sưng đau nhưng không bị ảnh hưởng đến não hay thần kinh. Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì cứ 100 ca ngã chấn thương đầu, sẽ có khoảng 1 – 2 trường hợp bị nứt xương sọ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là làm chấn động não. Chính vì thế, phụ huynh cần trông trẻ cẩn thận hơn.
Hơn nữa, vì não là bộ phận nhạy cảm, xương đầu của trẻ lại mềm, dễ bị nứt khi bị tác động ngoại lực quá mạnh, nên nếu bị ngã mạnh, chấn thương nặng, trẻ sẽ bị vỡ mạch máu, xuất huyết não, mất tri giác, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Thực tế thì việc trẻ bị té ngã sưng trán ở bất cứ trường hợp nào cũng sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm với trẻ, nhưng mức độ ra sao còn phụ thuộc vào vết thương của trẻ. Cụ thể trường hợp nào có thể khắc phục tại nhà, khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Để trả lời được câu hỏi trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao, bố mẹ cần nhận diện mức độ vết thương của trẻ có nghiêm trọng hay không, từ đó mới biết nên chữa trị cho bé tại nhà hay phải đưa đến bệnh viện thăm khám.
Khi trẻ bị ngã sưng trán, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau thì không quá nghiệm trọng, có thể sơ cứu tại nhà như:
Trong trường hợp bé có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt, điển hình như:
Dù bé bị ngã ở mức độ nặng hay nhẹ thì cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý, tốt nhất không được chủ quan, mà phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, để có thể xử lý kịp thời trong những trường hợp ngoài ý muốn. Vậy trẻ bị ngã sưng trán cần xử lý như thế nào? Giảm sưng đau ra sao thì hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong phần tiếp theo.
Như đã nói ở trên, trẻ bị té u trán phải làm sao? sẽ phụ thuộc vào tình trạng vết thương của bé. Nếu sau khi ngã chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ thì bố mẹ có thể sơ cứu tại nhà, hoặc áp dụng một số cách làm giảm sưng đau hiệu quả, cụ thể:
Để giảm tình trạng sưng đau cho trẻ hiệu quả, nhanh chóng, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp hữu hiệu dưới đây:
Lúc trẻ mới vừa bị ngã sưng trán, vị trí sưng còn là một vết đỏ, bạn hãy nhanh chóng dùng khăn sạch bọc đá lạnh bên trong rồi chườm lên. Cách này sẽ giúp làm dịu vết sưng, hạn chế tình trạng xuất huyết dưới da.
Chườm ấm có tác dụng giúp lưu thông máu và hỗ trợ tan máu bầm nhanh chóng. Bố mẹ hãy dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm rồi vắt khô, sau đó chườm lên vị trí bị sưng trên trán bé. Lưu ý, cách này chỉ phát huy tác dụng khi chấn thương đã xảy ra hơn 48 tiếng.
Bạn hãy nhanh chóng luộc trứng gà rồi bóc vỏ ra khi còn nóng, sau đó nhẹ nhàng chườm lên vị trí bị sưng, lăn qua lăn lại. Cách này sẽ làm giảm vết bầm hiệu quả nếu bạn kiên trì thực hiện nhiều lần trong ngày.
Bố mẹ hãy rửa sạch nghệ tươi để ráo, tiếp đến đem giã nhuyễn với phèn chua. Sau đó đắp hỗn hợp này lên vị trí bị sưng. Cách này dù đơn giản nhưng sẽ mang đến hiệu quả kháng khuẩn tốt, giảm vết bầm tím.
Thông qua những cách trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ bị ngã sưng trán phải làm sao? Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số điều tuyệt đối không nên làm khi sơ cứu cho trẻ, để tránh làm tình trạng vết thương trở nên tệ hơn. Chi tiết sẽ có ở phần tiếp theo, đừng bỏ qua nhé!
Sau khi trẻ bị ngã sưng trán, bố mẹ nên kiểm tra tình trạng vết sưng của bé, nếu bị sưng nhẹ thì bố mẹ hãy sử dụng kem giữ ấm Tepp Care xoa đều lên vùng sưng của bé, cứ cách 20 phút lại thoa lên 1 lần.
Kem giữ ấm Tepp Care được chiết suất từ các nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn cho da của bé, có tác dụng giảm đau và sưng hiệu, làm mờ vết bầm tím hiệu quả.
Trong quá trình sơ cứu sau khi trẻ bị ngã, bố mẹ cần chú ý tuyệt đối không làm những điều sau:
Không làm nóng chỗ bị thương ngay lập tức khi bé vừa té ngã, điển hình như cách chườm nóng chỉ nên dùng sau 48 tiếng bị thương. Vì nhiệt độ nóng sẽ làm mạch máu bị giãn ra, có thể gây bầm tím và chảy máu nhiều hơn.
Bôi dầu gió tưởng chừng là cách đúng nhưng thật ra lại sai, vì sau khi bị thương, việc thoa dầu, xoa bóp sẽ khiến tình trạng càng thêm trầm trọng, máu sẽ chảy nhiều hơn do các mạch máu nhỏ dưới da bị tác động.
Bố mẹ đừng di chuyển bé đi đâu ngay lập tức để tránh những di chứng nguy hiểm cho sọ não, cột sống hoặc các vết thương khác (trừ trường hợp quá nguy cấp).
Cơ thể của trẻ rất dễ bị tổn thương, nên khi trẻ ngã sưng trán bố mẹ cần quan sát và sơ cứu kịp thời. Nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để bác sĩ kịp thời thăm khám và có phương án chữa trị nhanh chóng. Tránh chần chờ, kéo dài quá lâu, nguy hiểm sẽ rất khôn lường.
Đặc biệt, sau lần trẻ ngã này, cha mẹ cũng hãy áp dụng ngay các biện pháp phòng ngừa trẻ bị té khi ở nhà để đảm bảo an toàn cho trẻ nhé! Thông tin chi tiết về cách phòng tránh trẻ té ngã sẽ được chia sẻ ở phần tiếp theo, phụ huynh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh tình trạng trẻ té dập đầu hay sưng trán, thì phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau: