Trẻ được 4 tháng tuổi đã có nhiều kỹ năng muốn khám phá mọi thứ xung quanh, vì thế mà bé sẽ thể hiện sự hiếu kỳ của mình bằng các cử chỉ, ánh mắt hay những câu từ bặp bẹ riêng biệt. Đồng thời những biểu hiện này trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi có thể giúp bố mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất.
Thông qua sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về nhu cầu vật chất, khả năng vận động, giao tiếp xã hội cũng như về mặt ngôn ngữ có thể cung cấp cho ba mẹ nhưng thông tin về con có đang khỏe hay không. Để nắm bắt rõ hơn về sự phát triển của con, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Về nhu cầu vật chất
Dinh dưỡng
Thông thường, trẻ dưới 6 tháng tuổi không được các bác sĩ khuyến khích cho ăn dặm. Nhưng đối với một số trẻ phát triển nhanh, chỉ uống sữa không thể đáp ứng đủ nguồn dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, ở giai đoạn này, mẹ có thể tập cho con ăn dặm các loại ngũ cốc trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Trong trường hợp bé phản ứng với thức ăn bằng cách dùng lưỡi đẩy, quấy khóc mẹ nên dời lại 1 đến 2 tuần.
Ngủ
Trẻ 4 tháng tuổi trung bình cần ngủ từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày bao gồm cả giấc ngủ ban ngày và ban đêm. Mẹ nên lưu ý điểm này để giúp trẻ ngủ đủ giờ mỗi ngày. (Tham khảo ngay: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?)
Giấc ngủ rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi
Về thể chất
Chiều cao:
Đối với bé trai: 59,7 – 69,6 cm, trung bình 64,6 cm.
Đối với bé gái: 58,6 – 68,2 cm, trung bình 63,4cm.
Cân nặng
Đối với bé trai: 5,9kg – 9,1kg, trung bình là 7,5kg.
Đối với bé gái: 5,5 – 8,5kg, trung bình là 7kg.
Vòng đầu
Đối với bé trai: 39,7 – 44,5cm, trung bình 42,1cm.
Đối với bé gái: 38,8 – 43,6cm, trung bình 41,2cm.
Vòng ngực:
Đối với bé trai: 38,3 – 46,3cm, trung bình là 42,3cm.
Đối với bé gái: 37,3 – 44,9cm, trung bình là 41,1cm.
Răng
Ở giai đoạn này, trẻ cũng bắt đầu mọc răng, biểu hiện là thường xuyên chảy nước dãi hay cho các đồ vật xung quanh vào miệng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cẩn thận không để đồ vật nào nhỏ, nguy hiểm ở gần khu vực của bé.
Thường xuyên chảy nước dãi là biểu hiện bé chuẩn bị mọc răng
Về các giác quan
Bước vào tháng thứ 4, trẻ bắt đầu nhận ra sự tương phản của màu sắc. Vì thế, bé thích các đồ vật có hình dáng và màu sắc thu hút, mắt của bé cũng di chuyển, nhìn theo các chuyển động của ai đó hoặc đồ vật.
Về khả năng vận động động
Vận động thô
Khi nằm ngửa, bé có xu hướng để hai tay trước ngực và nắm lấy nhau, đôi khi còn biết đưa chân.
Khi nằm sấp, cánh tay của bé sẽ đưa về phía trước và ngóc đầu lên để tò mò nhìn người hoặc đồ vật trước mặt mà không cần trợ giúp của người khác. Đồng thời, trong tư thế này, bé có thể lật người để lăn lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ.
Khi đỡ bé ngồi lên, đầu sẽ gập về trước.
Vận động tinh
Chủ động nắm đồ vật và lắc lư.
Biết đưa tay và đồ vật vào miệng.
Tầm nhìn của trẻ bắt đầu di chuyển theo các chuyển động.
Nếu có sự trợ giúp, trẻ 4 tháng tuổi có thể ngồi thẳng khoảng 10 đến 15 phút.
Bé 4 tháng tuổi biết đưa tay và đồ vật vào miệng
Về mặt giao tiếp xã hội/ nhận thức và cảm xúc cá nhân
Mỉm cười một cách tự nhiên, đặc biệt khi có ai đang nói chuyện với bé.
Thích được mọi người chơi cùng và có thể khóc khi ngừng lại.
Bắt chước một số chuyển động và nét mặt của người khác như mỉm cười hoặc cau mày.
Về mặt ngôn ngữ, giao tiếp
Bắt đầu nói ú ớ, bập bẹ gì đó như đang lảm nhảm.
Bắt chước âm thanh mà trẻ nghe được.
Dùng giọng nói, khóc để biểu đạt nếu bé không vui, đói, mệt hoặc đau.
Biết cách dùng tiếng cười để tỏ lộ sự thích thú, hiếu kỳ với các vật xung quanh.
Bị thu hút bởi hình ảnh của mình khi soi gương hay chụp hình.
Về mặt nhận thức, học hỏi
Thể hiện cho cha mẹ biết bé thích hay không thích điều gì.
Phản ứng lại với âm thanh bé nghe được, hình ảnh mà bé nhìn thấy.
Tự dùng tay để với lấy đồ chơi hay vật dụng nào đó.
Mắt biết theo dõi mọi thứ di chuyển từ bên này sang bên kia.
Nhận biết những người và sự vật quen thuộc ở khoảng cách nhất định.
Bé đáp lại khi mẹ chơi đùa cùng
Lưu ý khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi
Để sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi được hoàn thiện, mẹ cần lưu ý các điểm sau trong cách chăm sóc, cụ thể:
Quan tâm đến giấc ngủ của bé
Trẻ 4 tháng tuổi dần đã bắt đầu ổn định về giấc ngủ, trẻ sẽ ngủ một giấc dài vào ban đêm khoảng 7 đến 10 tiếng nên các bậc phụ huynh không quá lo lắng bé sẽ đói mà đánh thức con dậy để bú sữa.
Đồng thời, để giấc ngủ của con không bị xáo trộn, bạn cần tạo không gian rộng rãi, thoáng mát. Trường hợp bé bị giật mình và tỉnh dậy giữa đêm, bạn nên dỗ dành để bé ngủ trở lại.
Ngăn ngừa tình trạng hãm tã cho trẻ
Các bậc phụ huynh ngăn ngừa tình trạng hãm tã cho bé bằng cách thay tã thường xuyên, đặc biệt khi ban đêm. Sau khi thay tã, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, sau đó dùng khăn mềm lau khô tránh gây trầy xước da.
Khi mang tã, mẹ chú ý để tã hơi lỏng, sử dụng loại tã có khả năng thấm hút và thông thoáng để ngăn ngừa tình trạng hãm tã.
Mang tã hơi lỏng là cách trị hãm tã ở trẻ nhỏ
Lưu ý khi trẻ mọc răng
Khi chuẩn bị mọc răng, trẻ sẽ có hiện tượng chảy dãi và cho tất cả đồ mà bé cầm được vào miệng. Vì thế mà các bậc phụ huynh cần cẩn thận không nên để các đồ vật nhỏ, nguy hiểm, tránh trường hợp trẻ tự gây tổn thương cho mình.
Một số bất thường trong sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi.
Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi sẽ có tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cần nhanh chóng tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bé có những dấu hiệu sau:
Dường như không quan tâm đến những thứ xung quanh, không biết mẹ là ai.
Không tạo ra bất kỳ âm thanh nào.
Không bị giật mình bởi một tiếng động lớn.
Không cho tay vào miệng.
Không cười hay có biểu hiện nào giao tiếp với người khác.
>>> Nếu các bậc phụ huynh đang lo lắng về sự phát triển của con, hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa qua khung chat bên dưới, để được các bác sĩ cho lời khuyên.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần tư vấn của bác sĩ chuyên nhi khoa tại Đa khoa Phương Nam, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 1800 2222.