Tác giả: Duyên NguyễnNgày đăng: Tháng bảy 25, 2022
Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người. Người lớn hay trẻ nhỏ đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tiêm vaccine là phương pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa bệnh lý này. Tuy nhiên không phải ai cũng nên chủng ngừa vaccine viêm gan B. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những trường hợp không nên tiêm phòng viêm gan B trong bài viết này nhé!
Nhiễm virus viêm gan B (HBV) là nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan B. Virus này có thể được truyền từ người sang người thông qua việc tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc những chất dịch khác của cơ thể. Virus không lây lan qua việc ho hoặc hắt hơi. Dưới đây là những con đường lây bệnh viêm gan B phổ biến:
Quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn với bệnh nhân viêm gan B, bạn có thể bị nhiễm virus. Virus có thể truyền sang bạn nếu tinh dịch, nước bọt, máu hoặc dịch tiết âm đạo xâm nhập vào cơ thể.
Sử dụng chung bơm kim tiêm: Virus HBV dễ dàng lây lan qua ống tiêm và kim bị nhiễm máu.
Vô tình bị kim đâm: Viêm gan B là một trong vấn đề đáng lo ngại của nhân viên y tế hoặc bất kỳ ai có tiếp xúc với máu người.
Truyền từ mẹ sang con: Thai phụ bị nhiễm virus HBV có thể truyền sang cho trẻ trong quá trình sinh nở. Để tránh tình trạng bị nhiễm bệnh, đa phần trẻ sơ sinh sẽ được chủng ngừa vaccine viêm gan B ngay sau khi ra đời.
Người bị dị ứng với vaccine viêm gan B hoặc những thành phần có trong vaccine không nên tiến hành chủng ngừa. Các vaccine tái tổ hợp được cấp phép dùng tại Hoa Kỳ là những tế bào nấm men tổng hợp. Trong đó có một Plasmid chứa gen HBsAg được đưa vào tế bào nấm men. Tiếp theo, thu được HBsAg tinh khiết bằng cách ly giải tế bào nấm men đồng thời tách HBsAg ra khỏi thành phần nấm men bằng những kỹ thuật sinh lý và sinh hóa. Vì vậy, những đối tượng dị ứng nặng với nấm men không nên chủng ngừa vaccine viêm gan B được sản xuất từ tế bào nấm men.
Tương tự như các loại vaccine khác, chủng ngừa viêm gan B cho người lớn hoặc những đối tượng khác chỉ được thực hiện khi sức khỏe ổn định, ví dụ như bệnh lý đã cải thiện, không bị sốt. Bên cạnh đó, tiêm vaccine không chống chỉ định cho người có tiền sử bị hội chứng Guillain-Barre, đa xơ cứng hoặc những bệnh tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ.
Nên chủng ngừa vaccine viêm gan B ở đâu?
Chúng ta vừa tìm hiểu về những trường hợp không nên tiêm phòng viêm gan B. Nếu không nằm trong nhóm đối tượng kể trên, bạn nên chủ động tiêm ngừa đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mang đến hiệu quả cao, bạn nên chủng ngừa ở cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, có nhiều ưu điểm nổi bật:
Cung cấp dịch vụ chủng ngừa viêm gan B an toàn, hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn. Quy trình chủng ngừa khoa học, đầy đủ các bước như khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,…
Vaccine được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vaccine cũng được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và tiêm vaccine.
Chi phí tiêm vaccine niêm yết, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch hẹn online, giúp bạn chủ động sắp xếp và tiết kiệm thời gian.
Bài viết này vừa thông tin đến bạn những trường hợp không nên tiêm phòng viêm gan B. Nếu không nằm trong nhóm đối tượng trên bạn cần chủ động đến cơ sở y tế uy tín tiêm ngừa để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh viêm gan B nguy hiểm nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!