Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không. Chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về thuốc Panadol trước, cụ thể gồm có:
Thuốc Panadol được tạo nên từ ba thành phần chính:
Thành phần Paracetamol trong thuốc mang đến tác dụng giảm đau, hạ sốt. Song song đó, Caffeine hỗ trợ tăng cường công dụng giảm đau của Paracetamol. Nhìn chung, Panadol giúp hạ sốt và giảm đau từ nhẹ đến vừa, được áp dụng trong các trường hợp đau do viêm xương khớp, nhức răng, đau sau khi nhổ răng hoặc tiêm vacxin, đau cơ, đau họng, đau nửa đầu và đau đầu. Vậy Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không?
Để giải đáp thắc mắc Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không một cách chính xác. Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Với liều lượng được khuyến nghị, mẹ không chịu bất kỳ ảnh hưởng hay tác dụng phụ nguy hiểm nào.
Thành phần Caffeine trong các loại thuốc như Panadol, Paracetamol được khuyến cáo kích thích nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn và gây hại cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, bé sẽ không chịu tác động đáng kể nào nếu mẹ chỉ sử dụng một lượng nhỏ thuốc. Tóm lại, Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không? Đáp án là được bạn nhé, nhưng phải theo toa thuốc do bác sĩ chỉ định.
Nếu mẹ tự ý mua thuốc bên ngoài dùng, có khả năng gây ra những tác hại nghiêm trọng. Trong trường hợp mẹ đối mặt với các triệu chứng thông thường như đau họng, ho, sốt nhẹ,… thì nên sử dụng phương pháp vắt sữa, để đảm bảo an toàn cho con yêu và bản thân.
Ngoài uống thuốc để mẹ bầu nhanh khỏe và tránh ảnh hưởng đến bé, mẹ nên áp dụng cách trị cảm cúm cho mẹ sau sinh đúng đắn.
Sau khi tìm ra đáp án cho thắc mắc Panadol cảm cúm có dùng cho phụ nữ cho con bú không. Bạn nên biết thêm một số vấn đề khi uống Panadol trong giai đoạn này, để giúp trẻ được đảm bảo sức khỏe.
Bác sĩ thường khuyên mẹ bầu chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt khi mắc cảm cúm, thay vì tiến hành dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng, thì việc dùng thuốc là điều phải làm. Trong quá trình dùng thuốc Panadol cảm cúm, để hạn chế tối đa tình trạng con yêu phải nhận một lượng thuốc vốn dĩ không phải của mình, mẹ nên lưu ý những điều sau:
Nếu trẻ có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, dễ bị kích thích trong thời gian mẹ dùng thuốc, thì hãy thông báo ngay với bác sĩ để nhận hỗ trợ kịp thời. Song song đó, quá trình uống thuốc cũng cần dừng lại ngay lập tức.
Mẹ nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, để nhận được kết quả chữa bệnh tốt với liều lượng thấp nhất.
Để giảm thiểu tối đa lượng thuốc có trong sữa, mẹ nên cho con bú trước khi dùng thuốc. Trong trường hợp phải tạm thời không cho con bú để tập trung điều trị, mẹ nên hút sữa ra ngoài để tránh tình trạng mất hoặc tắc sữa.
Nếu mẹ bắt buộc phải dùng thuốc để chữa bệnh, nhưng vẫn chưa chắc chắn về mức độ an toàn đối với trẻ, tốt nhất hãy cho con uống sữa ngoài. Ở giai đoạn đó, mẹ nên vắt bỏ sữa đúng vào thời gian trong các cữ bú, nhằm duy trì nguồn sữa, sẵn sàng cho con bú khi độc tố được đào thải hết.
Mẹ cần hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá hay dùng chất kích thích trong thời gian cho con bú. Bên cạnh đó, để giúp tuyến sữa hoạt động tốt hơn, mẹ nên uống nhiều nước có lợi cho sức khỏe như nước ép hoa quả,…
Ngoài Panadol, phụ nữ sau sinh bị cảm cúm uống thuốc gì thì hiệu quả, an toàn cho bé? Thông thường khi mẹ bầu bị cảm cúm, chị em có thể xin ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng Ibuprofen, Bromhexine và Guaifenesin, Amoxicillin, Clorpheniramine và hydroxyzine, Dextromethorphan hay kẽm gluconat.
Để tránh làm sức khỏe con bị ảnh hưởng khi bạn mắc cảm cúm, mẹ nên lưu ý thêm một số điều dưới đây:
Trước khi tiếp xúc với bé, bạn nên dùng xà phòng để rửa tay, khử trùng sạch sẽ, nhằm loại bỏ mầm bệnh, hạn chế khả năng lây nhiễm.
Trong quá trình cho con bú, bạn nên đeo khẩu trang kỹ lưỡng, để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cúm qua đường hô hấp, điển hình là khi mẹ ho hoặc hắt hơi.
Dẫu biết là khá khó khăn, nhưng nếu được mẹ nên hạn chế tiếp xúc với con trong thời gian mắc cảm cúm. Khi phải gần gũi bé, mẹ nên đeo khẩu trang cẩn thận.