Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 5, 2021
Một trong những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván là triệu chứng và tác dụng phụ sau khi tiêm phòng để có cách chăm sóc bé phù hợp nhất giúp ngăn chặn hoặc giảm sự ảnh hưởng của vacxin. Đặc biệt, là biết cách xử lý kịp thời nếu có những biến chứng nguy hiểm.
Mục Lục Bài Viết
Thông thường, bạn sẽ gặp phải một số phản ứng phụ khi tiêm uốn ván, bởi lúc này cơ thể đang phản ứng lại vacxin để hình thành nên cơ chế miễn dịch. Cụ thể, những triệu chứng có thể xuất hiện sau khi tiêm ngừa uốn ván bao gồm:
Tìm hiểu tiêm phòng uốn ván có tác dụng trong bao lâu?
Bên cạnh những triệu chứng và phản ứng phụ khi tiêm uốn ván thường gặp, thì mọi người còn có thể xuất hiện thêm các tác dụng phụ của tiêm uốn ván khác. Tuy nhiên, các dấu hiệu này cũng không quá nguy hiểm. Có thể kể đến như:
Ngoài những phản ứng phụ khi tiêm uốn ván được kể ở 2 phần trên thì một số trường hợp, mọi người sẽ xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng sau khi chích ngừa vacxin phòng bệnh uốn ván. Cụ thể như:
Sốt cao liên tục: Phản ứng nghiêm trọng thường xuất hiện nhất khi tiêm vacxin uốn ván đó là sốt cao liên tục, trên 39 độ C, đi kèm tình trạng người li bì, toát nhiều mồ hôi.
Tiêm phòng uốn ván bị buốt tay hay tiêm phòng uốn ván bị áp xe chỗ tiêm: Trường hợp bạn bị buốt tay hay áp xe chỗ tiêm sau khi tiêm vacxin thì cần hết sức lưu ý, bởi đây cũng là một trong những tác dụng phụ không mong muốn sau khi tiêm vacxin, cần tìm biện pháp xử lý an toàn.
Tiêm phòng uốn ván bị chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh: Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng xuất hiện sau tiêm vacxin đó là tình trạng tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt. Lúc này, cơ thể đang phản ứng thái quá với vacxin, bạn cần hết sức lưu ý.
Phát ban, nổi mề day: Ngoài những phản ứng trên, mọi người cũng sẽ bị phát ban, nổi mề đay khi tiêm uốn ván, triệu chứng này thường khá hiếm nhưng cũng có khả năng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không sớm xử lý.
Co giật, động kinh, sốc phản vệ: Phản ứng phụ khi tiêm uốn ván nặng nhất mà mọi người có thể gặp phải đó là co giật, động kinh, sốc phản vệ. Tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi không phát hiện và xử lý kịp thời. Tìm hiểu các đối tượng chống chỉ định tiêm phòng uốn ván
Khi tiêm phòng uốn ván bị dị ứng bạn không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám cũng như tìm biện pháp khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để hạn chế các phản ứng phụ khi tiêm uốn ván, thì khi tiêm vacxin, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm vacxin để theo dõi phản ứng sau tiêm. Sau đó, tiếp tục theo dõi tại nhà từ 24 – 48h để đảm bảo không có bất thường xảy ra.
Khi bị sốt, mọi người có thể sử dụng khăn lạnh, miếng dán hạ sốt hoặc thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc giảm đau, hạ sốt mà không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Không được bôi hay đắp bất cứ loại thuốc nào lên vị trí tiêm, tránh tình trạng bị viêm nhiễm.
Theo dõi sát sao tình trạng sau tiêm và cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như khó thở, phát ban, sốt cao…
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước, nếu là trẻ nhỏ thì tăng cường cho trẻ bú mẹ để tăng cường hệ miễn dịch.