[Giải Đáp] Siêu Âm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Siêu Âm Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 14, 2021

Thông qua bài viết này, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc như siêu âm thai để làm gì? Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Các mốc thời gian siêu âm cụ thể như thế nào? Xem bài viết này sẽ rõ!

Siêu âm thai nhi để làm gì?

Siêu âm thai nhi là phương pháp y khoa được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì giúp bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi và những dấu hiệu bất thường kịp thời. Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu hình ảnh của thai nhi, nhau thai, tử cung và nhiều cơ quan khác trong khung xương chậu.

sieu-am-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-1
Siêu âm thai mang đến nhiều lợi ích

Trong từng giai đoạn của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm nhằm:

Kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Thông qua siêu âm thai trong giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ biết được vị trí nằm của em bé đúng hay không? Là vị trí bình thường hay ngoài tử cung? Từ đó, ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm do thai ngoài tử cung gây ra.

Kiểm tra và phát hiện các dị tật của thai nhi (nếu có).

Sau tuần 38 của thai kỳ, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra xem vị trí nằm của bé có bị ngược hay bình thường.

Nếu đã vượt quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai để kiểm tra em bé sắp sinh chưa.

Bên cạnh đó, siêu âm hỗ trợ mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm như chọc dò ối, nội soi thai, kỹ thuật mổ lấy thai,…

Siêu âm thai nhi là trợ thủ đắc lực cho bác sĩ nhờ vào tính chính xác cao, không xâm lấn, không gây đau và hạn chế ảnh hưởng đối với mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng siêu âm thì sao? Liệu siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai không?

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hiên nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng việc siêu âm gây hại cho em bé. Sở dĩ siêu âm hoàn toàn vô hại vì bản chất là sóng âm thanh có tần số rất cao (đã vượt qua ngưỡng nghe được). Tuy nhiên, siêu âm Doppler màu không được chỉ định cho thai mới được 1 – 2 tháng (hoặc nhỏ hơn 10 tuần tuổi), vì có tác dụng nhiệt ảnh hưởng đến em bé trong giai đoạn hình thành các cơ quan quan trọng.

Bên cạnh câu hỏi siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiều bạn cũng thắc mắc bà bầu siêu âm nhiều có tốt không? Trên thực tế, nhiều mẹ đã lạm dụng phương pháp siêu âm một cách quá thường xuyên, không khoa học vì tâm lý lo sợ biến chứng hay tò mò về tình trạng của bé. Trong suốt thai kỳ, đa phần các mẹ siêu âm trung bình từ 9 – 10 lần, thậm chí có người thực hiện tận 14 – 15 lần khi mang thai ở tuần 20. Tại Việt Nam, điều này đang diễn ra phổ biến, mặc dù sức khỏe mẹ và bé rất bình thường.

Trên thực tế, vẫn chưa có cơ sở khoa học cho rằng phương pháp siêu âm sẽ gây hại cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên lạm dụng vì có thể gây ra tâm lý lo lắng hồi hộp khi chờ đợi kết quả, gặp những rủi ro trong quá trình di chuyển và lãng phí thời gian cũng như chi phí. Hơn nữa việc siêu âm nhiều lần vượt mức qui định cũng không mang lại nhiều thông tin hơn về thai nhi. Vì thế siêu âm sẽ hoàn toàn vô hại cho mẹ và bé nếu thực hiện ở mức độ vừa phải đúng theo lịch bác sĩ khuyến khích.

Thắc mắc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không đã tìm được câu trả lời. Chúng ta hãy tiếp tục xem các mốc thời gian siêu âm thai phù hợp nhé.

Các mốc thời gian siêu âm thai nhi

sieu-am-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-3
Siêu âm thai chính xác 90% trong điều kiện lý tưởng

Hiện nay, có bốn mốc thời gian bắt buộc cần siêu âm thai nhi, gồm:

  • Tuần 6 – 10: Tại thời điểm này, siêu âm để xác định xem thai đơn hay thai đôi, đã vào tử cung hay chưa, có tim thai hay không.
  • Từ tuần 11 – 13: Dự đoán những bất thường của nhiễm sắc thể thông qua việc đi khoảng sáng sau gáy (double test). Từ đó, xác định được những bất thường có thể gặp là dị dạng tim, tay chân, nguyên nhân gây bệnh Down,…
  • Từ tuần 22 – 24: Siêu âm trong giai đoạn này sẽ giúp bác sĩ khảo sát hộp sọ, cột sống, tim, não, phổi, cánh tay, thận, chân,… của trẻ có đang phát triển bình thường hay không. Bên cạnh đó, dị tật cơ quan nội tạng, hở hàm ếch, sứt môi,… cũng được bác sĩ phát hiện (nếu có). Mẹ cần đi siêu âm trong thời gian quan trọng này, do việc đình chỉ thai nghén chỉ được thực hiện trước tuần 28.
  • Từ tuần 30 – 32: Siêu âm khi thai được 30 – 32 tuần tuổi, giúp bác sĩ kiểm tra tim, động mạch, cấu trúc não, dây rốn có tốt để vận chuyển chất dinh dưỡng đến bào thai không. Bên cạnh đó, đánh giá được tình trạng nước ối trong hay đục, nhiều hay ít cũng như vị trí của nhau thai.

Siêu âm thai nhi có cho kết quả chính xác không?

Chúng ta vừa tìm hiểu xong các mốc thời gian bắt buộc phải siêu âm. Thế nhưng, siêu âm thai nhi có cho kết quả chính xác không? Độ chính xác khi siêu âm sẽ phụ thuộc nhiều vào thời điểm thực hiện. Thông thường thai nhi được 12 tuần tuổi trở đi, phương pháp siêu âm sẽ cho kết quả chính xác. Vì lúc này, em bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, gương mặt có hình dáng rõ ràng.

Phương pháp siêu âm thai nhi cho kết quả chính xác lên đến 90% trong điều kiện lý tưởng. Một số nhận định khác chỉ ra rằng, nếu mẹ bầu mang đơn thai nên siêu âm khi bé được 30 – 32 tuần để có được hình ảnh rõ nét nhất. Trong trường hợp bạn mang đa thai nên thực hiện vào tuần 24 – 27.

Có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc vì sao siêu âm ở nhiều nơi, nhiều thời điểm lại cho kết quả khác nhau, thậm chí siêu âm giới tính thai nhi cũng không chính xác? Như đã trình bày ở nội dung trên, siêu âm là phương pháp mà bác sĩ dùng sóng siêu âm để thu thập hình ảnh và chẩn đoán kết quả. Vì thế sự chính xác phụ thuộc vào phương pháp, trang thiết bị siêu âm có đủ hiện đại không, bác sĩ có đủ kinh nghiệm không và quan trọng là tư thế nằm của bé có che lấp đi các hình ảnh quan trọng khiến cho việc chẩn đoán sai lệch không.

Siêu âm thai nhi có phát hiện tất cả các dị tật của thai nhi không?

Nếu siêu âm thai nhi mang đến kết quả chính xác cao, vậy có phát hiện được tất cả các dị tật không? Siêu âm thai chỉ là công cụ khảo sát cấu trúc hình thái học và chẩn đoán hình ảnh của em bé, còn sự hoạt động bên trong thai nhi thì không kiểm tra được, nên không thể phát hiện được tất cả những dị tật bất thường. Đặc biệt là những dị tật có liên quan đến đột biến gen, nhiễm sắc thể. Lấy ví dụ như lúc thai 22 tuần, siêu âm chỉ phát hiện được 50% hội chứng Down.

Bên cạnh đó, những biểu hiện bất thường khác của hệ tinh mạch và thần kinh trung ương không thể phát hiện ra, điển hình là bệnh nhẵn não, xuất huyết não,… Lúc này, bác sĩ cần chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) mới có khả năng nhận thấy được.

Ngoài ra việc siêu âm tầm soát dị tật thai nhi có thể sai sót do tư thế nằm của bé che lấp đi phần quan trọng và cũng có thể do bác sĩ chưa có đủ kinh nghiệm.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không cùng những câu hỏi liên quan khác. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ