Hỏi Đáp: Siêu Âm Ổ Bụng Phát Hiện Những Bệnh Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Hỏi Đáp: Siêu Âm Ổ Bụng Phát Hiện Những Bệnh Gì?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 3 8, 2023

Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi. Tùy vào mục đích thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện hình thức siêu âm này. Vậy siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì? Khi nào cần siêu âm bụng? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Siêu âm bụng là gì?

Siêu âm bụng là kỹ thuật thu lại hình ảnh trong thời gian thực bằng những thiết bị siêu âm hiện đại và tiên tiến. Siêu âm được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra tình trạng sức khỏe định kỳ, hỗ trợ bác sĩ đánh giá các bệnh lý đã biết từ trước hay xác định những căn bệnh khác thông qua triệu chứng bất thường.

Với phương pháp siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc của những cơ quan nội tạng trong ổ bụng. Từ đó chẩn đoán bệnh lý nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường. 

Bằng việc siêu âm ổ bụng, bác sĩ có thể phát hiện các căn bệnh về tụy, lá lách, bàng quang, mật, thận, gan, tiền liệt tuyến, buồng trứng, tử cung, đau dạ dày, viêm ruột thừa, khối u, dịch màng ngoài tim hay khoang màng phổi, phình động mạch chủ bụng,…

Bác sĩ sẽ tiến hành bôi gel lên vùng cần siêu âm bụng. Sau đó cho đầu dò tiếp xúc với cơ thể rồi quét quanh nơi cần siêu âm. Siêu âm khá an toàn với con người vì không dùng tia X. Với hình thức siêu âm trực tràng/âm đạo, bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu dò vào hậu môn/âm đạo của bệnh nhân để thăm khám. Vậy siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì? 

Siêu âm bụng là gì?
Siêu âm bụng là kỹ thuật thu lại hình ảnh trong thời gian thực bằng những thiết bị siêu âm hiện đại và tiên tiến

Siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì?

Siêu âm bụng không gây đau hay dẫn đến tác dụng phụ, thời gian thực hiện cũng nhanh chóng. Thế siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì? Nhìn chung, hình thức siêu âm này giúp bác sĩ nhận ra các bệnh lý về: 

  • Gan: Xơ gan, gan nhiễm mỡ, khối u gan.
  • Mật: Polyp túi mật, sỏi mật, viêm túi mật.
  • Lách, tụy: Khối u tụy, viêm tụy, lá lách to.
  • Hệ tiết niệu: Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận và các khối u.
  • Hệ sinh dục: Tuyến tiền liệt, buồng trứng, tử cung.
  • Hệ tiêu hóa: Túi thừa, viêm ruột thừa, khối u.

Siêu âm ổ bụng có phát hiện ung thư không?

Những loại máy siêu âm vốn không nằm trong nhóm thiết bị có thể giúp phát hiện được bệnh ung thư. Vì nếu tế bào ung thư vẫn chưa thành hình thì sẽ rất khó để siêu âm phát hiện được. Máy siêu âm chỉ phát hiện ra khi tế bào ung thư phát triển rõ nét. Nhìn chung, siêu âm vẫn có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán một số dấu hiệu của bệnh ung thư.

Siêu âm nói chung hay siêu âm ổ bụng nói riêng chỉ là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý. Nó không thể đưa ra kết quả chính xác, khẳng định về bệnh ung thư. Mặc dù vậy, siêu âm vẫn là kỹ thuật rất quan trọng, làm tiền đề cho bác sĩ tiến hành những phương pháp chẩn đoán khác, giúp phát hiện chính xác bệnh ung thư như nội soi, chụp CT, xét nghiệm máu. 

Siêu âm ổ bụng có phát hiện ung thư không?
Siêu âm ổ bụng có phát hiện ung thư không?

Siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không?

Siêu âm ổ bụng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán mang thai sớm, theo dõi tình hình phát triển của thai nhi. Đồng thời nhận ra vị trí thai bất thường như chửa trong ổ bụng, vòi trứng. Hình thức siêu âm này còn góp phần phát hiện ra một số bệnh phụ khoa khác như lạc nội mạc tử cung, tử cung nội tuyến, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…

Khi nào cần siêu âm bụng? 

Thắc mắc siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì đã được giải đáp. Vậy khi nào cần siêu âm bụng? Siêu âm bụng tổng quát là phương pháp đầu tay giúp bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp khi bệnh nhân gặp triệu chứng bất thường, ví dụ như: Chán ăn, rối loạn tiêu hóa, nôn hoặc buồn nôn, khó tiêu, đau bụng dữ dội hay râm ran, sút cân chưa rõ nguyên nhân, thậm chí là sờ thấy khối u ở bụng. Các bác sĩ khuyến cáo chúng ta nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ (có hạng mục siêu âm bụng) từ 6 – 12 tháng/lần. 

Không có bất kỳ chống chỉ định nào đối với hình thức siêu âm bụng. Vì thế bạn có thể thực hiện khi cần. Đối tượng làm siêu âm bụng bao gồm cả phái nữ và nam giới, người có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến những triệu chứng đã đề cập ở trên. Khi đó, các bộ phận như hệ tiết niệu, tuyến tiền liệt nam, cơ quan sinh dục nữ, mật, gan,… đều được kiểm tra một cách toàn diện.

Khi nào cần siêu âm bụng? 
Siêu âm bụng tổng quát là phương pháp đầu tay giúp bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp khi bệnh nhân gặp triệu chứng bất thường

Những lưu ý khi siêu âm bụng

Bên cạnh việc tìm hiểu xem siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì. Bạn cần lưu ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm ổ bụng một cách trực tiếp, cụ thể là: Khí ở đường ruột, thức ăn trong dạ dày, bệnh nhân bị béo phì sẽ khiến việc siêu âm gặp khó khăn. Vì thế để nhận được kết quả siêu âm bụng chính xác, bạn nên hạn chế ăn đồ nhiều mỡ, khó tiêu, dễ gây đau bụng. 

Nếu cần đánh giá bệnh lý về túi mật, bạn nên nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước khi siêu âm bụng. Bệnh nhân có thể siêu âm vào buổi sáng tại bệnh viện. Vì trước đó bạn đã ngủ ít nhất 6 tiếng. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân trước khi siêu âm nên nhịn tiểu, làm căng bàng quang. Điều này sẽ có lợi cho việc siêu âm buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, bàng quang,…

Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì. Nếu có nhu cầu siêu âm ổ bụng, ban hãy đến cơ sở y tế uy tín thực hiện để nhận được kết quả chính xác, nhanh chóng nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ