Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 20, 2021
Mục Lục Bài Viết
Hình ảnh siêu âm thai nhi 1 tuần tuổi ra sao? Nếu mẹ tiến hành siêu âm lúc thai nhi được 1 tuần tuổi sẽ không thể nhìn thấy. Vì khi tinh trùng gặp trứng và quá trình thụ thai đã diễn ra được 7 – 8 ngày, để làm tổ tạo thành phôi thai, hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung. Phôi thai sẽ tiếp tục phát triển trong 1 – 2 tuần tiếp theo nhưng vẫn rất khó để nhìn thấy túi thai, ngay cả khi ứng dụng phương pháp siêu âm.
Do đó, trong khoảng thời gian này, bạn nên dùng que thử thai và thực hiện nhiều lần vào những thời điểm khác nhau để kiểm tra xem đã mang bầu hay chưa. Bên cạnh đó, xét nghiệm HCG cũng là một cách chẩn đoán mang thai hiệu quả, an toàn cho cả bản thân và em bé mà bạn có thể áp dụng.
Tóm lại, khi siêu âm thai 1 tuần tuổi sẽ không thể nhìn thấy gì thông qua hình ảnh. Mẹ có thể áp dụng một số cách khác như xét nghiệm HCG và dùng que thử để xác định bản thân đã mang thai hay không. Sau đó, nên kiên nhẫn đợi thêm vài ngày rồi tiến hành siêu âm để nhận được kết quả chính xác nhất. Vậy nếu muốn siêu âm khi thai 1 tuần tuổi được không?
Theo các bác sĩ, tiến hành siêu âm thai 1 tuần tuổi sẽ không xuất hiện hình ảnh gì. Vậy có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Do đó, bạn nên đợi đến lúc thai xuất hiện từ ngày thứ 17 sau khi thụ tinh, thì hãy tiến hành áp dụng phương pháp siêu âm đầu dò qua ngã âm đạo. Bằng cách này, bác sĩ có thể nhận thấy túi thai với đường kính khoảng 2 – 3 cm. Nếu bạn siêu âm ở phần bụng sẽ nhận ra túi thai trễ hơn.
Trong trường hợp vẫn chưa xác định được túi thai khi bạn siêu âm ở giai đoạn này, thì cũng không cần quá lo lắng. Vì sự phát triển của thai nhi sẽ không giống nhau. Túi thai sẽ được nhìn thấy rõ nét hơn nếu bạn chờ thêm 5 – 6 tuần nữa.
Vì thế, khi thai được 6 – 7 tuần là thời điểm phù hợp để siêu âm lần đầu. Bạn cần lưu ý thêm, tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Chị em có thể tính tới thời điểm bị trễ kinh khoảng 7 – 10 ngày nếu không nhớ chính xác, rồi tiến hành siêu âm.
Câu hỏi thai 1 tuần tuổi có siêu âm được không đã được giải đáp. Trong suốt quá trình thai kỳ, để theo dõi sự phát triển và sức khỏe của mẹ và bé, bạn cần nắm rõ các mốc khám thai quan trọng nhất đã được Phương Nam chia sẻ chi tiết. Còn nội dung tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi gì khi thai được 1 tuần tuổi?
Trước khi đi siêu âm thai 1 tuần tuổi, mẹ nên quan tâm đến sự thay đổi của cơ thể, thông qua những dấu hiệu sau:
Vùng xương chậu thường xuyên căng cứng hay có cảm giác bị chuột rút. Bên cạnh đó, bạn cũng trung tiện và đầy hơi nhiều hơn.
Đầu ti trở nên nhạy cảm hơn, hơi căng cứng ở ngực. Thời điểm này, ngực sẽ trông đầy đặn, những chị em có ngực nhỏ sẽ dễ nhận ra.
Dù lượng nước tiểu mỗi lần đi không nhiều nhưng thường có cảm giác buồn tiểu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là sự gia tăng khối lượng máu và áp lực từ tử cung xuống bàng quang.
Phôi thai làm tổ trong tử cung, nên bạn có thể bị rò rỉ một chút máu ra quần lót.
Vào buổi sáng, bạn sẽ hay bị ốm nghén, nôn khan. Thậm chí mỗi lần ngửi mùi thức ăn sẽ cảm thấy buồn nôn. Các món ăn yêu thích và khẩu vị có thể bị đổi.
Nếu chị em đang gặp những dấu hiệu kể trên, cần thử thai tại nhà bằng que trước. Trong trường hợp kết quả cho 2 vạch, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám nhé.
Trên đây là những thay đổi của cơ thể khi thai được 1 tuần tuổi. Vậy bạn cần lưu ý thêm những gì?
Để giúp bạn có góc nhìn chi tiết hơn cho thắc mắc hình ảnh siêu âm thai 1 tuần tuổi như thế nào. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về quá trình phát triển thai nhi 1 tuần tuổi. Trong giai đoạn này, túi thai sẽ di chuyển vào bên trong tử cung để làm tổ tại vị trí thích hợp, nên còn gọi là giai đoạn làm tổ. Kích thước thai nhi khi được 1 tuần tuổi rất nhỏ, gần như không thể xác định qua mắt thường.
Tổ chức tế bào và nhiều sự phân chia sẽ diễn ra ở tuần đầu tiên. Lúc này cũng hình thành ba lớp tế bào riêng. Tóc, da, mắt, não bộ, hệ thống thần kinh và men răng của bé sẽ phát triển từ lớp ngoại bì. Song song đó, hệ thống mạch máu, cơ, xương sống, các mô và thận sẽ được tạo thành từ lớp trung bì. Còn lớp nội bì sẽ phát triển thành cơ quan nội tạng. Khi tế bào đảm nhiệm vai trò, chứ năng riêng sẽ không thể phát triển thành tế bào khác. Mỗi tế bào đều đã được lập trình ngay từ đầu để trở thành những cơ quan cụ thể.
Sau khi tìm hiểu những điều cần biết lúc thai nhi được 1 tuần tuổi. Bạn hãy nắm thêm vài cách chăm sóc sức khỏe tại thời điểm này nhé.
Bổ sung thêm Axit Folic
70% các dị tật ống thần kinh ở em bé sẽ được hạn chế, nếu bạn sử dụng Axit Folic trong giai đoạn sớm của thai kỳ với đúng liều lượng. Các dị tật bẩm sinh ở chân, tay, tim, chẻ vòm, sứt môi,… sẽ được hạn chế hiệu quả, giúp bé yêu phát triển toàn diện một cách khỏe mạnh.
Trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu hụt Axit Folic, có thể dẫn đến những triệu chứng và bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu hồng cầu, đối mặt với nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc sảy thai.
Cẩn thận khi sử dụng thuốc
Để tránh gây ra các dị tật cho em bé có thể dẫn đến quái thai. Mẹ bầu cần tránh dùng mọi loại thuốc ở 3 tháng đầu, đặc biệt là nhóm kháng sinh. Khả năng ảnh hưởng sẽ càng cao hơn trong giai đoạn 11 tuần đầu tiên.