Siêu Âm Thai Đầu Nhỏ Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Siêu Âm Thai Đầu Nhỏ Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 28, 2021

Có rất nhiều vấn đề về siêu âm thai đầu nhỏ mà mẹ bầu cần quan tâm như mức độ nguy hiểm, nguyên nhân, phương pháp xử lý,… Từ đó, giúp bạn theo dõi tình hình phát triển của thai nhi cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Hãy xem ngay bài viết này để nhận được thông tin đầy đủ và hữu ích nhé!

Tìm hiểu về siêu âm thai đầu nhỏ

Để giải đáp thắc mắc siêu âm thai đầu nhỏ có nguy hiểm không thêm rõ ràng và chính xác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về siêu âm thai đầu nhỏ trước.

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh có tên tiếng anh là Biparietal Diameter và được viết tắt là BPD. Đây là chỉ số đo đường kính ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ (tính từ trán ra sau gáy). Đường kính lưỡng đỉnh cũng có thể hiểu là đường kính đầu của thai nhi.

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh giúp ước lượng tuổi thai, cân nặng và sự phát triển của em bé. Để có được kết quả chính xác nhất, bác sĩ sẽ đo chỉ số này khi thai nhi được 13 – 20 tuần tuổi. Đường kính lưỡng đỉnh có sai số đến 21 ngày kể từ tuần thai thứ 26 trở đi.

Chỉ số BPD lúc trẻ sắp chào đời đạt khoảng 88 – 100 mm với mức trung bình là 94 mm, trong trường hợp thai nhi phát triển bình thường. Thai nhi được xem là chậm phát triển khi có đường kính lưỡng đỉnh nhỏ. Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sinh mổ nếu BPD của em bé quá lớn.

Siêu âm thai đầu nhỏ là gì?

Thông qua việc đo đường kính lưỡng đỉnh một cách chính xác bằng kỹ thuật siêu âm thai, bác sĩ có thể đánh giá sự phát triển của thai nhi, ước lượng tuổi thai và từ đó tính ngày dự sinh cho mẹ bầu. Bác sĩ sẽ chẩn đoán kết quả siêu âm thai đầu nhỏ khi chỉ số BPD thấp hơn mức giới hạn tiêu chuẩn. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng đầu nhỏ là gì?

sieu-am-thai-dau-nho-1
Thai đầu nhỏ khi chỉ số BPD thấp hơn mức giới hạn tiêu chuẩn

Nguyên nhân thai đầu nhỏ

Sự phát triển bất thường của não bộ dễ khiến trẻ bị đầu nhỏ, có thể xảy ra trong giai đoạn nhũ nhi hoặc ở tử cung (bẩm sinh). Bệnh đầu nhỏ có thể di truyền và chịu tác động từ những tác nhân khác, điển hình như:

  • Dính khớp sọ: Não bộ bị hạn chế phát triển vì ở trẻ nhũ nhi, những khớp sọ giữa các tấm xương tạo thành hộp sọ dính vào nhau quá sớm. Để tách các xương dính vào nhau trẻ cần được phẫu thuật. Từ đó, thông qua phương pháp phẫu thuật, không gian được nới rộng để não có điều kiện phát triển.
  • Nhiễm sắc thể bị đột biến: Hội chứng Down cùng những tình trạng liên quan khác có thể dẫn đến bệnh đầu nhỏ.
  • Thiếu hụt Oxy não trong bào thai: Lượng Oxy cung cấp cho não có thể bị giảm do biến chứng của thai kỳ hoặc chuyển dạ.
  • Nhiễm trùng: Trong quá trình mang thai bào thai bị nhiễm trùng cụ thể như Rubella, Toxoplasmosis, thủy đậu, Cytomegalovirus,…
  • Tiếp xúc với độc tố, rượu bia, ma túy trong bụng mẹ: Khi thai nhi chịu ảnh hưởng từ những yếu tố kể trên sẽ khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bất thường ở não.
  • Bị suy dinh dưỡng nặng: Sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nếu không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Thai phụ mắc bệnh Phenylketo niệu (PKU): PKU là một dị tật bẩm sinh gây cản trở quá trình phân rã các Axit Amin Phenylalanine.

Vậy siêu âm thai đầu nhỏ có nguy hiểm không?

Không phải tất cả các trường hợp siêu âm đầu nhỏ đều nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Kết quả chỉ được xem là nguy hiểm khi kích thước vòng đầu nhỏ hơn 2 độ chuẩn. Lúc này, em bé phải đối mặt với nguy cơ bị tật đầu nhỏ hoặc đầu phẳng.

Ngoài chỉ số BPD, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán mức độ ảnh hưởng của bệnh đầu nhỏ. Đồng thời, quá trình so sánh tiêu chuẩn BPD phải thật chính xác và các thiết bị, kỹ thuật đo lường cần hoạt động tốt. Nguy cơ trẻ mắc những vấn đề về trí tuệ, thần kinh càng cao khi vòng đầu thai nhi càng nhỏ.

Hệ thần kinh của trẻ chịu ảnh hưởng lớn sau này vì chứng đầu nhỏ. Sau khi ra đời, em bé sẽ gặp di chứng thần kinh, có sức đề kháng kém, chậm phát triển giác quan, trí tuệ,… Tuy nhiên trong một vài trường hợp, do thai nhi phát triển chưa ổn định khiến chỉ số BPD thấp, nhưng vẫn phát triển bình thường, khỏe mạnh, không gặp vấn đề về thần kinh khi chào đời.

Thông thường, ở tuần thứ 12, 22 và 33 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đo BPD cũng như siêu âm dị tật thai nhi khác để chẩn đoán, xác định các dị tật. Vì trong 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ của em bé phát triển rất nhanh nên kích thước vòng đầu cũng nhanh chóng thay đổi. Và nếu chỉ số chênh lệch so với tiêu chuẩn ít thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu độ chênh lệch quá lớn (dưới 2 độ lệch chuẩn) thì cần tiến hành thăm khám lại kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu để có được kết quả chính xác nhất và có hướng xử lý thích hợp.

Đường kính lưỡng đỉnh chỉ đánh giá được phần nào sự phát triển về não bộ của trẻ. Do đó, mẹ bầu đừng quá lo lắng, căng thẳng mà hãy thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và giữ tâm lý thoải mái. Để có kết luận chính xác, bác sĩ cần kiểm tra chỉ số BPD trong nhiều lần siêu âm khác nhau. Vậy nếu bác sĩ chẩn đoán siêu âm thai đầu nhỏ, chúng ta cần phải làm gì?

Khi siêu âm thai đầu nhỏ phải làm sao?

Siêu âm 4D thai 24 tuần

Nguyên nhân bị thai đầu nhỏ

Trường hợp thai nhi đầu nhỏ bởi mẹ nhiễm một số loại virus, thai nhi thiếu oxy khiến não kém phát triển, trẻ mắc cái dị tật bẩm sinh như hẹp hộp sọ, tật đầu nhỏ,… bé gặp các bất thường về nhiễm sắc thể, các vấn đề di truyền từ mẹ hoặc mẹ bầu suy dinh dưỡng và có chế độ nghỉ ngơi không hợp lý.

Vậy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị đầu nhỏ là do chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ. Vì thế trong trường hợp này, mẹ cần cân bằng chế độ nghỉ ngơi và bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc theo dõi sát sao khi siêu âm thai đầu nhỏ, mẹ bầu cần cải tiến khẩu phần ăn hợp lý hơn, nên bổ sung:

  • Axit Folic: Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi, sản xuất tế bào. Axit Folic có nhiều trong khoai tây, sữa, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Cholin: Dưỡng chất có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh và duy trì chức năng tế bào não. Cholin nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt, phát triển trí não. Dưỡng chất này có nhiều trong thịt gia cầm, súp lơ, cá hồi, gan, trứng,…
  • DHA: Trong suốt thai kỳ cần bổ sung DHA, đặc biệt là thời điểm tam cá nguyệt thứ nhất. Các tế bào thần kinh, thị giác sẽ phát triển tốt, từ đó giúp hạn chế dị tật não bẩm sinh.

Ở tuần 12 hoặc 13, siêu âm đầu nhỏ có thể được phát hiện. Nếu nhận được kết quả này, thai phụ cần trao đổi với bác sĩ để xác định tình trạng hiện tại của em bé và nguyên nhân. Từ đó, lên kế hoạch thăm khám trong những tuần tiếp theo để theo dõi tình trạng của thai nhi một cách chính xác, cũng như kịp thời can thiệp (nếu cần).

Mong rằng thông qua các thông tin kể trên, sẽ giúp mẹ bầu có được lời giải đáp cho những thắc mắc về siêu âm thai đầu nhỏ. Từ đó nhận ra sự nguy hiểm mà thai nhi phải đối mặt, cũng như có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Để nhận thêm tư vấn, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ