Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai máy là gì? Thai mấy tuần thì máy? Thai máy là một thuật ngữ được dùng để chỉ cử động của em bé khi nằm trong bụng mẹ. Những hành động bé thường làm điển hình gồm có đá chân, lộn vòng, huýt tay, đạp,… Mỗi mẹ bầu sẽ cảm nhận được hiện tượng thai máy ở từng thời điểm khác nhau, vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng. Em bé sẽ hoạt động mạnh và thường xuyên hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
Thai máy diễn ra đều đặn cho thấy em bé đang phát triển bình thường và khỏe mạnh, mẹ bầu đừng quá lo lắng. Thai máy còn là cách để em bé phản ứng lại với những yếu tố bên ngoài như ánh sáng và âm thanh. Con yêu cũng cử động nhiều hơn khi mẹ ăn tạo ra tiếng nhai lớn. Vậy thai mấy tuần thì máy?
Ở tuần thứ 8, bạn có thể cảm nhận được thai nhi máy lần đầu. Tuy nhiên, do cử động của bé rất nhẹ nhàng, nên chỉ một số ít mẹ bầu nhận ra. Chị em sẽ cảm nhận thai máy dễ dàng hơn vào tuần thứ 15 – 16. Tần suất thai máy đạt đỉnh khi em bé được 30 – 38 tuần. Lúc này con yêu cử động khoảng 130 lần/ngày. Cường độ và số lần thai máy hầu như sẽ diễn ra theo quy luật nhất định.
Thông thường, em bé sẽ cử động nhiều vào buổi chiều tối và máy ít hơn lúc sáng sớm. Nhờ sự hoạt động mang tính chu kỳ này, giúp chị em dễ dàng theo dõi tình trạng phát triển của con yêu. Khi thai máy với tần suất thấp hơn bình thường, điều này có thể là do em bé đang bị thiếu Oxy. Trường hợp trên khả năng cao xuất phát từ việc thai nhi lão hóa. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ dẫn đến biến chứng thai chết lưu.
Do đó, mẹ bầu nên đếm số lần thai máy theo từng giai đoạn, theo dõi hoạt động của con mỗi ngày, nhất là từ tháng thứ 7 trở đi. Thắc mắc thai mấy tuần thì máy đã được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.
Sau khi tìm hiểu thai mấy tuần thì máy, chúng ta hãy cùng khám phá dấu hiệu nhận biết hiện tượng này nhé. Nhiều mẹ bầu cho rằng khi con yêu đạp tựa như cánh bướm bay trong bụng hoặc sôi lục bục. Cũng có trường hợp em bé đạp rõ ràng, dấu vết bàn chân trồi lên bụng. Mẹ bầu khó nhận ra chuyển động của thai nhi ở giai đoạn tuần thứ 7 – 8. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần đi khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ là được.
Biểu hiện thai máy bắt đầu rõ ràng hơn từ tuần 16 – 22, mẹ có thể cảm nhận được con yêu đang vươn vai hoặc đạp. Khoảng cách giữa các lần bé đạp tối thiểu là 50 – 75 phút. Số lần cử động trung bình là 16 – 45 lần/ngày. Mẹ sẽ không nhận ra thai máy khi bé ngủ. Con yêu thường ngủ khoảng 20 – 40 phút và hiếm khi quá 90 phút.
Cử động của thai nhi biểu hiện rõ nhất ở tuần thứ 30 – 38. Hiện tượng con trở mình, đạp đều được mẹ cảm nhận rõ ràng. Vào những tháng cuối thai kỳ, chị em cần quan sát và phân biệt các cơn gò tử cung với thai máy. Thông thường, cơn gò tử cung sẽ làm toàn bộ phần bụng của mẹ bầu cứng lên. Đối với trường hợp thai máy, mẹ bầu chỉ cảm nhận được ở một vùng bụng nhất định.
Mỗi mẹ bầu sẽ có dấu hiệu thai máy khác nhau. Và đây cũng là phương pháp tốt nhất để cảm nhận quá trình phát triển của em bé trong bụng mẹ. Vậy thai máy như thế nào là bình thường và bất thường? Hãy tiếp tục cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Khi đã có đáp án cho thắc mắc thai mấy tuần thì máy, bạn cần tìm hiểu thêm một số thông tin quan trọng về hiện tượng này, cụ thể gồm có:
Sáng sớm, giữa trưa và chiều tối là thời gian chuyển động nhiều nhất của thai nhi. Đồng thời, khoảng cách giữa các lần máy từ 3 – 4 tiếng. Mỗi lần như vậy sẽ bao gồm nhiều chuyển động. Thai nhi thường máy nhiều sau bữa ăn hoặc lúc mẹ đang đói. Đặc biệt là khi thức ăn có mùi, quá lạnh hay nóng. Những biểu hiện trên cho thấy thai máy bình thường. Nếu con yêu cử động qua ít hoặc quá nhiều thì mới là trường hợp mẹ bầu cần quan tâm và lưu ý.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy thai máy bất thường:
Thai không máy: Thông thường, thai nhi sẽ cử động nhẹ nhàng hoặc máy với tần suất ít trong những tháng đầu. Trường hợp bạn đã từng thấy thai nhi máy, nhưng bỗng dưng ít hoặc không máy nữa thì hãy tranh thủ đi thăm khám ngay.
Xuất hiện biểu hiện bất thường: Nếu mẹ bầu đối mặt với một số triệu chứng bất thường như xuất huyết âm đạo, không căng ngực, nôn mửa, tử cung co thắt kèm theo tình trạng thai không máy, thì phải nhanh chóng khám ngay. Vì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh bảo sức khỏe con yêu đang bị đe dọa, điển hình như thiếu Oxy, thiếu ối hoặc các vấn đề về nhau thai nguy hiểm khác.
Thai máy quá nhiều: Nếu bỗng dưng tần suất thai máy nhiều hơn bình thường, rất có thể con yêu đang stress hoặc bản thân mẹ bầu căng thẳng quá mức. Lúc này, thai phụ cần dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và bình tĩnh. Nếu hiện tượng thai máy ổn định trở lại thì mẹ bầu đừng quá lo lắng. Ngược lại, tình hình không cải thiện, thậm chí máy nhiều và mạnh hơn, bạn nên đến bệnh viên thăm khám gấp.
Nếu thai máy bất thường, sau thời gian theo dõi vẫn không cải thiện, bạn nên thực hiện những điều dưới đây:
Thăm khám bác sĩ: Thông qua một số xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá được tình hình sức khỏe của thai nhi cũng như biến động ở tim thai. Từ đó, kịp thời có biện pháp xử lý đúng đắn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ bầu sẽ bị suy giảm sức đề kháng nếu không hấp thụ đủ dinh dưỡng. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của thai nhi. Nếu mắc phải vấn đề về thai máy, mẹ bầu hãy bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe như ngũ cốc, sữa, các loại đậu, rau xanh, trái cây,…
Chú ý đến sinh hoạt: Lúc mang thai, bạn cần tránh để tâm lý trở nên căng thẳng. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế hoạt động mạnh hay làm việc quá sức nhằm giữ gìn sức khỏe cũng như giúp tinh thần luôn thoải mái, sẵn sàng chào đón con yêu ra đời.
Để việc theo dõi thai máy mang đến kết quả chính xác, mẹ bầu nên:
Một thai nhi khỏe mạnh thông thường sẽ cử động tối thiểu 4 lần/giờ. Nếu con máy quá ít hoặc quá nhiều so với tiêu chuẩn, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám gấp. Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định xử lý sao cho phù hợp.