Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu – Vấn Đề Thai Phụ Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu – Vấn Đề Thai Phụ Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 19, 2020

Thông thường, thai nhi sẽ không nằm đúng hướng cho tới những tháng cuối thai kỳ thì tự động quay đầu ngược lại. Tuy nhiên, thời điểm quay đầu của thai nhi không phải là điều mà tất cả mẹ bầu đều biết. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau
Bạn có biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Phân biệt ngôi thai thuận và ngôi thai ngược

Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước phần khung chậu, đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ bầu đầu tiên. Ngôi thai là yếu tố để bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp. Thế nhưng, không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng hướng, đây là lý do mẹ bầu cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu.

Hiện nay, có 3 ngôi thai chính: Ngôi thai đầu, ngôi mông và ngôi ngang.

Ngôi thai thuận – Ngôi đầu

Là tư thế thai nhi nằm theo trục dọc song song với trục dọc của mẹ. Phần đầu của thai nhi sẽ tiếp xúc gần với âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ.

Đây là ngôi thai thuận tiện cho việc sinh nở nhất, khi đó phần đầu của bé sẽ đi ra trước rồi mới tới các chi sau. Thai nhi ở ngôi này dễ dàng vượt qua vòng hông và ra ngoài, thuận lợi chào đời. Trong ngôi đầu chia thành 4 kiểu nhỏ hơn:

  • Ngôi chỏm: Thai nhi cúi đầu tốt, sờ thấy thóp.
  • Ngôi thóp trước: Thai nhi cúi đầu không tốt, sờ thấy thóp trước, đầu hơi ngửa.
  • Ngôi trán: Đầu thai nhi lưng chừng, chỉ sờ được mũi đến miệng và không sờ được cằm.
  • Ngôi mặt: Đầu thai nhi ngửa hết cỡ, sờ được phần cằm.
thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau
Ngôi thai thuận hay còn gọi là ngôi đầu.

Ngôi thai ngược – Ngôi mông

Ngôi mông là tư thế thai nhi có phần mông hoặc chân gần với cùng xương chậu của mẹ, đầu gần với ngực. Tỉ lệ thai nhi ở ngôi mông khá ít, nhưng lại là trường hợp sinh nở có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế, thai phụ cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu để xác định ngôi thai trước khi chuyển dạ.

Ngôi ngược cũng được chia nhỏ thành 2 nhóm: Ngược hoàn toàn và ngược không hoàn toàn

  • Ngược hoàn toàn: Tư thế phổ biến nhất đó là đầu gối của bé co lại như ngồi xổm, phần mông ra ngoài trước.
  • Ngược không hoàn toàn:

– Kiểu đầu gối: Tư thế quỳ gối trong tử cung.

– Kiểu chân: Thai nhi duỗi thẳng hai chân.

– Kiểu mông: Phần mông của thai nhi gần với xương chậu nhất, hai chân duỗi thẳng và vắt lên đầu.

thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau
Các tư thế của thai nhi ở ngôi thai ngược không hoàn toàn

Ngôi thai nguy hiểm – Ngôi ngang

Đây là ngôi thai có thể ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi nếu không may mẹ bầu bị vỡ ối. Thai nhi sẽ không nằm theo trục dọc với cơ thể người mẹ mà nằm ngang với tử cung. Trường hợp này, thai phụ nên thường xuyên thăm khám để được theo dõi liên tục.

Vì sao mẹ cần lưu ý khi nào thai nhi quay đầu?

Hầu hết các mẹ bầu đều được khuyến nghị về việc lưu ý thời gian quay đầu của thai nhi, bởi đây là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Hơn nữa, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu:

  • Khi sinh con thì bộ phận đầu tiên xuất hiện là đầu của trẻ. Nên nếu đầu của trẻ ở đúng vị trí khi quay đầu, mẹ sẽ sinh con nhanh hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn. Từ đó, hạn chế biến chứng khi sinh và giúp mẹ bầu bớt đau đớn trong quá trình sinh con.
  • Bên cạnh đó, thời gian thai nhi quay đầu sẽ khiến cổ tử cung bị áp lực nên nó sẽ sản xuất ra nhiều nội tiết tố hơn và mở rộng hơn, giúp việc sinh con của mẹ bầu không gặp quá nhiều khó khăn.
  • Hơn nữa, khi thai nhi quay đầu, vị trí của đầu sẽ nằm gần đáy của xương chậu. Nên khi sinh, sẽ dễ dàng hơn, thai nhi dễ dàng ra ngoài mà không gặp quá nhiều sự cản trở.

Đặc biệt, thai nhi cần quay đầu để chào đời, nhưng thời điểm sẽ không giống nhau. Vì vậy, mẹ bầu hãy đi thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra tình trạng thai trước khi sinh nhé!

Vì sao mẹ cần lưu ý khi nào thai nhi quay đầu?
Thai nhi quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thông thường, trong suốt thời gian thai kỳ, thai nhi sẽ nằm dọc theo tử cung mẹ và có mông hướng về cuối tử cung. Gần đến ngày chuyển dạ, thai nhi mới bắt đầu thay đổi vị trí nằm để thuận tiện cho việc sinh nở.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi quay đầu là một trong những giai đoạn quan trọng của thai kỳ, bởi nó thể hiện rằng thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc chào đời. Khi quay đầu, thai nhi sẽ nằm ở tư thế gáy quay vào vùng bụng mẹ đầu chúc xuống phía dưới.

Theo như nghiên cứu, thì thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Có một số trường hợp bé quay đầu rất sớm từ tuần 28 – tuần 29. Tuy nhiên, có đến 25% thai nhi vẫn không quay đầu ở tuần 30. Đến tuần 36 thì vẫn có đến 6% bé vẫn không chịu quay đầu. Và 3% trường hợp hiếm gặp là đến tuần 40 thai nhi vẫn không quay đầu. 

Như thế thai bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu rất khác nhau. Và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lần sinh hay tình trạng sức khỏe của mẹ, cụ thể:

  • Mang thai lần đầu: Thai nhi quay đầu vào tuần 34 – 35.
  • Mang thai lần 2: Thai nhi quay đầu vào tuần 36 hoặc 37 của thai kỳ.
  • Những trường ngoại lệ: Thai nhi quay đầu sớm từ tuần 28 – 29.

Ngoài ra, một số thai nhi chỉ bắt đầu quay đầu khi ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc khi mẹ bắt đầu chuyển dạ em bé mới chịu quay đầu.

Để biết chính xác thời gian quay đầu của thai nhi cũng như có phương án dự phòng là sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo các mốc thời gian mà bác sĩ chỉ định. 

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Cách nhận biết thai nhi quay đầu tại nhà

Như chúng tôi đã trình bày đối với ngôi thai thuận, đầu bé sẽ hướng về âm đạo, mặt và thân trước của bé úp vào lưng mẹ, còn cột sống lưng thì hướng về bụng mẹ. Với tư thế này thì bé sẽ ra đời với tư thế úp mặt xuống, đầu được sinh ra đầu tiên giúp giảm thiểu những biến chứng sinh con, giúp bạn và bé đều khỏe mạnh, an toàn, giảm thiểu đau đớn.

Để biết thai nhi đã quay đầu ngôi thuận hay chưa thì chính xác nhất là nhờ đến sự chẩn đoán của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự cảm nhận tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau:

  • Cảm nhận đầu bé tại xương mu: Đơn giản là bạn dùng tay ấn nhẹ vào xương mu, nếu cảm nhận được cái gì cứng và tròn thì đó chính là đầu của bé. Lưu ý nếu sờ thấy tròn nhưng lại mềm thì là mông bé.
  • Lắng nghe nhịp tim từ bụng dưới: chỉ cần nhờ chồng hoặc người thân áp tai vào bụng dưới, khi có âm thanh phát ra thì cho thấy thai nhi đang quay đầu.
  • Tiếng nấc, tiếng đạp nhẹ của bé ở phần bụng dưới và tiếng đạp mạnh của bé ở phần bụng trên: đây là dấu hiệu cho thấy bé đã xoay đầu, tiếp đạp nhẹ xuất phát từ bàn tay và ngón tay, còn tiếng đạp mạnh là từ đầu gối và chân bé.
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Bé đạp mạnh ở phần bụng trên là dấu hiệu trẻ đã quay đầu.

Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược

  • Trường hợp sinh non
  • Người mẹ có khung chậu hẹp
  • Nhau thai nằm không đúng vị trí
  • Dị dạng tử cung
  • Thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung
  • Dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi.

Nguy cơ có thể xảy ra nếu thai không quay đầu

Để biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, bé đã quay đầu hay chưa, mẹ bầu cần sự trợ giúp của bác sĩ thai sản và các công nghệ thăm khám, siêu âm hiện đại. Điều này giúp thai phụ sớm nhận biết vị trí của con, lựa chọn được phương pháp sinh nở phù hợp.

thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau
Cần thăm khám sản khoa để xác định ngôi thai

Nếu bé không quay đầu, mẹ bầu có thể sẽ gặp các vấn đề sau:

  • Bị vỡ nước ối khi chuyển dạ.
  • Bị đau lưng khi chuyển dạ một cách dữ dội.
  • Thời gian sinh nở bị kéo dài,
  • Khó sinh, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và con cao.

Cách để trẻ quay đầu theo ngôi thuận

Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ bé quay đầu theo đúng hướng, tuy chưa được kiểm chứng nhưng những cách này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.

  • Cho em bé nghe nhạc: Vào những tháng cuối của thai kỳ, trẻ bắt đầu phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài. Do đó, nếu trẻ chưa quay đầu, mẹ hãy đặt một chiếc tai nghe có phát nhạc nhẹ nhành ở gần vùng xương chậu. Thực hiện liên tục vài tuần, thai nhi sẽ dần dần chuyển ngôi thành ngôi thai thuận.
  • Tập bài tập quay đầu cho em bé: Để em bé quay đầu, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập cho trẻ quay đầu như: Quỳ theo tư thế trẻ tập bò, rồi rướn người lên phía trước trong vòng 5s, thực hiện lặp lại khoảng vài phút mỗi ngày để trẻ nhanh quay đầu hơn. Hoặc mẹ bầu cũng có thể quỳ trên giường và nệm, rồi chạm 2 tay xuống sàn nhà, nhớ phải giữ thẳng vùng lưng, sau đó nâng cao vùng mông, giữ tư thế này liên tục khoảng 5 giây rồi ngồi dậy, thực hiện khoảng 10 lần/ ngày và liên tục mỗi ngày để thai nhi có thể quay đầu đúng ngôi thuận.
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể áp dục các bài tập cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ cho việc sinh nở thuận lợi, bé dễ dàng quay đầu theo ngôi thuận. Mẹ bầu cũng có thể đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, tích cực chuyển động vùng xương chậu để thai nhi có thể quay đầu xuống dưới.
  • Nằm ngủ theo tư thế đúng: Nên nằm nghiêng bên trái để máu huyết được lưu thông thuận lợi. Ngủ kê cao đầu để em bé thuận lợi quay đầu xuống bên dưới. Cần tránh kê cao chân và hông khi ngủ, vì như thế sẽ khiến em bé khó quay đầu hơn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi: Để em bé thuận lợi quay đầu, bạn hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình. Luôn giữ đầu gối thấp hơn hông và kê các miếng gối, đệm để hông cao hơn gối. Ngoài ra, mẹ bầu nên tích cực di chuyển, không nên ngồi quá lâu.
  • Bơi lội: Môn thể thao này có thể giúp thai nhi trong bụng dễ đổi sang ngôi thuận, đồng thời giúp cơ thể mẹ thư giãn, giảm bớt những đau nhức thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ hãy hỏi huấn luyện viên về các bài tập bơi nhẹ nhàng, phù hợp và tập bơi ngữa để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau
Vận động nhẹ nhàng hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi hơn

Xác định ngôi thai qua câu hỏi thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu sẽ giúp quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1800 2222 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ