Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thai nhi đạp gần cửa mình là tình trạng khá phổ biến ở mẹ bầu, đặc biệt là từ tháng thứ 5 trở đi. Bởi lúc này, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện, bắt đầu phản ứng với âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài và đặc biệt thích “vận động” trong bụng mẹ.
Hơn nữa, tháng thứ 5 của thai kỳ, bụng mẹ đã bắt đầu nhô lên, nên các con gò ở tử cung cũng dần xuất hiện thường xuyên hơn. Ban đầu chỉ là những cơn buốt thoáng qua 10 – 15 giây, càng về sau tình trạng này sẽ có thể kéo dài đến 1 phút, do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể cảm nhận rõ ràng. Đặc biệt, việc trẻ đạp, máy thai sẽ ngày càng nhiều, các mẹ có thể dễ dàng nhận ra về đêm trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, khi bước sang tháng thứ 6, thứ 7, những cơn chuyển dạ giả sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói, cơn gò sinh lý cũng biểu hiện với tần suất ngày càng nhiều và việc thai máy quá mạnh cũng làm cho mẹ bầu khó chịu. Nhưng đây chỉ là dấu hiệu rất bình thường, thể hiện rằng thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia y tế thì hiện tượng buốt cửa mình khi bị thai nhi đạp mạnh xảy ra là do tử cung và thai to ra, khiến bàng quang, trực tràng và cơ quan sinh dục bị chèn ép, nên khi bị tác động sẽ dẫn đến hiện tượng buốt, đau, khó chịu, nhiều mẹ bầu còn bị tiểu dắt khi mang thai. Hiện tượng này ít gặp hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ bởi vì thai nhi lúc này còn nhỏ, tử cung chưa bị chèn ép nên mẹ bầu không cảm nhận được.
Việc thai nhi đạp gần cửa mình chỉ thể hiện rằng thai nhi muốn “vận động” nhẹ mà thôi, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Mẹ bầu chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, khám thai theo đúng định kỳ, hạn chế ngồi xổm hay ngồi bệt trong những tháng cuối thai kỳ là mọi chuyện đều ổn.
Tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình vào thời điểm giữa thai kỳ là hoàn toàn bình thường. Nhưng đối với trường hợp thai nhi đạp gần cửa mình vào những tháng cuối thai kỳ, đi kèm với việc ra máu âm đạo, bụng dưới đau âm ỉ thì lại là dấu hiệu bà bầu sắp chuyển dạ và sinh con. Do đó, bạn cần hết sức lưu ý, hơn nữa hãy nhanh chóng đưa thai phụ đến cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau buốt cửa mình sẽ tăng lên, bởi lúc này áp lực của thai nhi lên tử cung, bàng quang,… ngày càng lớn. Hơn nữa, sự tăng cường hormone cũng như việc thai nhi ngày càng năng động hơn, sẽ làm mẹ bầu dễ gặp phải hiện tượng đau cửa mình, đi kèm đau lưng, mệt mỏi, đau vùng kín, chuột rút,…
Mặc dù vào 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra hormone Relaxin, khiến cho tử cung cũng như vùng chậu có thể giãn nở, đàn hồi hơn để thích nghi với sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi những nó cũng không thể làm giảm áp lực mà thai nhi gây ra cho xương chậu, tử cung hay cửa mình. Do vậy, việc đau nhức có thể sẽ kéo dài hơn so với bình thường, nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi sau một thời gian tình trạng này sẽ ổn định.
Như đã trình bày ở phần trên thì tình trạng thai nhi đạp gần cửa mình là hiện tượng bình thường, hầu như thai phụ nào cũng sẽ gặp phải trong quá trình mang thai, nên nó không gây nguy hiểm cho mẹ bầu hay thai nhi, nên việc lo lắng thực sự là không cần thiết.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì khi mẹ bầu cảm thấy đau nhức, khó chịu nhiều ở cửa mình khi thai nhi đạp, máy, thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay, bởi vì có thể mẹ bầu đã mắc phải một số bệnh lý như: viêm nhiễm phụ khoa, viêm âm đạo, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,… Các bệnh lý này sẽ gây ra tình trạng đang buốt cửa mình, tác động xấu đến thai nhi, gây dị tật bẩm sinh, thậm chí là khiến thai nhi bị chậm phát triển, chết lưu, sinh non, ảnh hưởng lâu dài đến đề kháng lẫn sức khỏe của mẹ bầu lẫn em bé.
Việc lưu ý đến tình trạng của mẹ bầu lẫn thai nhi trong giai đoạn mang thai là hết sức cần thiết, bởi chỉ khi theo dõi sát sao thì mới có thể nắm rõ tình hình sức khỏe, sớm phát hiện ra những bất thường để từ đó có phương pháp khắc phục, chữa trị sớm, đạt hiệu quả cao. Giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi sinh con.
Ngoài hiện tượng, thai nhi đạp gần cửa mình các mẹ bầu còn gặp phải tình trạng thai nhi đạp nhói bụng dưới thường xuyên, đặc biệt là từ tháng thứ 5 – tháng thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những biểu hiện bình thường của thai nhi, thể hiện sự phát triển của em bé, nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.
Đặc biệt, mẹ có thể yên tâm nếu hiện tượng trẻ đạp nhói bụng dưới lặp lại trong những trường hợp mẹ ăn no, mẹ nằm nghiêng hay mẹ cho thai nhi nghe nhạc,…
Tuy nhiên, nếu vào những tuần cuối của thai kỳ mà bé vẫn đạp vào bụng dưới nhiều thì mẹ bầu cần đi thăm khám ngay, bởi có thể bé đang bị ngạt thở do bị dây rốn quấn cổ hoặc bé vẫn chưa chịu quay đầu về đúng tư thế để chuẩn bị chào đời. Nên việc đến gặp bác sĩ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi trong thời điểm này.
Buốt cửa mình khi mang thai là tình trạng mà hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải trong thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra ngày càng nhiều vào những tuần tam cá nguyệt thứ hai và thứ 3. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển ngày càng lớn, khiến bàng quang, trực tràng, tử cung bị chèn ép, từ đó gây áp lực, khiến cơ quan sinh dục bị khó chịu mỗi khi thai nhi đạp, đá bụng.
Ngoài ra, theo các chuyên gia y tế, tình trạng buốt cửa mình cũng có thể là do mẹ bầu bị thiếu canxi, khiến các khớp xương yếu, dễ bị đau khi thai nhi quay đầu.
Hiện tượng này không gây vấn đề gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nên không cần quá lo lắng. Chỉ cần lưu ý thêm trong trường hợp mẹ có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng dữ dội, viêm nhiễm phụ khoa, thì phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ là được nhé!
Tình trạng buốt cửa mình hay đau nhức cơ thể khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, để có thể cải thiện hiện tượng này nhanh chóng, mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo giảm đau buốt hữu ích dưới đây: