Thai Nhi Đạp Nhiều Vào Ban Đêm Có Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Đạp Nhiều Vào Ban Đêm Có Nguy Hiểm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không là câu hỏi phổ biến mà Đa khoa Phương Nam nhận được từ các mẹ bầu. Nhiều thai phụ cảm thấy vô cùng hoang mang và lo lắng khi thấy con yêu thường đạp nhiều vào buổi tối. Không biết sức khỏe của thai nhi có đang gặp vấn đề không và phải xử lý như thế nào? Vì thế, chúng tôi đã soạn thảo ra bài viết này nhằm giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng tham khảo nhé!

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

Dưới đây là một số thông tin để giải đáp thắc mắc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không? Chúng ta hãy cùng khám phá nhé.

Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không?

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-1
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm thường là tín hiệu tốt

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều thai phụ, nhất là những chị em lần đầu mang bầu. Theo các bác sĩ, bạn hãy an tâm khi thấy con yêu đạp nhiều vào ban đêm. Vì đây là hiện tượng hết sức bình thường, cho thấy thai nhi vẫn đang khỏe mạnh và phát triển tốt.

Trên thực tế, cử động của bé trong bụng mẹ bao gồm nhiều hành động khác nhau như quơ tay, nấc, quay người,… chứ không đơn thuần chỉ là đạp. Sẽ rất khó để mẹ có thể phân biệt rõ những chuyển động này. Mẹ cần phải học cách nhận biết chúng và áp dụng trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, bé đạp nhiều vào ban đêm có thể chỉ là hoạt động đơn thuần nhằm phản ứng lại với ánh sáng, âm thanh từ bên ngoài hoặc những tác nhân khác như thực phẩm do mẹ tiêu thụ,… Đó cũng là cách để con yêu thông báo về sự thích thú khi tiếp xúc với những thứ vừa cảm nhận. Đồng thời thể hiện mong muốn mẹ hãy thực hiện thường xuyên hơn.

Do đó, việc thai nhi đạp nhiều vào ban đêm vốn dĩ là tín hiệu tốt cho thấy con yêu đang phát triển khỏe mạnh. Bằng việc cảm nhận những cử động, hai mẹ con có thể ngầm giao tiếp với nhau. Hơn nữa, tính cách hiếu động của bé cũng được thể hiện phần nào thông qua các cú đạp. Tuy nhiên, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm một cách đột ngột, kèm triệu chứng bất thường, mẹ bầu hãy đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhé.

Vì sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-2
Mẹ bầu thường nghỉ ngơi vào buổi tối nên dễ nhận thấy bé đạp hơn

Thông thường, thai nhi sẽ có những chuyển động đầu tiên vào tháng thứ 4. Nhưng mẹ sẽ khó nhận ra vì cử động của bé vẫn còn khá yếu ớt. Từ tháng thứ 6 trở đi, bé đã phát triển và mạnh mẽ hơn, nên mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp của con một cách dễ dàng và thường xuyên.

Một trong những nguyên nhân khác giải thích cho hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm là do không gian yên tĩnh. Lúc này, mẹ bầu đã dành thời gian để nghỉ ngơi, nên dễ phát hiện những chuyển động của bé. Từ đó cho rằng con yêu sẽ đạp nhiều hơn bình thường. Thực tế, đa phần thai nhi sẽ cử động đều cả ngày và đêm. Nhưng do chị em thường phải làm việc, sinh hoạt vào ban ngày nên không chú ý.

Thai nhi cũng bắt đầu phản ứng nhạy hơn với âm thanh mà bé thích khi bước sang tháng thứ 7, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Bé thường tỏ ra hào hứng và đạp nhiều hơn. Vì thế, vào ban đêm nếu bạn dành thời gian trò chuyện cùng con, thì thai nhi sẽ vui vẻ và đạp vào bụng nhiều hơn.

Bên cạnh âm thanh, bé cũng rất nhạy cảm với hương vị thực phẩm mà mẹ dùng thông qua nước ối. Do đó, khi mẹ ăn những món có mùi vị bé thích vào buổi tối, thai nhi sẽ thể hiện sự thích thú thông qua những cú đạp. Trên đây là một vài lý do điển hình khiến bé đạp nhiều vào ban đêm. Vậy mẹ nên làm gì trong trường hợp này?

Mẹ nên làm gì khi bé đạp nhiều vào ban đêm?

Trong trường hợp con yêu đạp liên tục và nhiều vào ban đêm, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề khó chịu nào đó. Lúc này, mẹ cần dành thời gian ngồi hoặc nằm xuống thư giãn, nhằm tạo ra cảm giác thoải mái hơn cho thai nhi. Sau khi nghỉ ngơi, thai phụ có thể hoạt động bình thường trở lại, tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý phản ứng của em bé cẩn thận trong vài giờ tiếp theo.

Ngoài ra, mẹ hãy thử dành thời gian trò chuyện cùng con khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm. Vì có thể chỉ là bé muốn được kết nối cùng mẹ. Đây sẽ cách rất tốt để bạn và con yêu thấu hiểu nhau hơn. Mặc dù hiện tượng thai nhi đạp nhiều vào ban đêm thường vô hại, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, chị em đừng quá chủ quan mà hãy theo dõi biểu hiện của con kỹ lưỡng. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường phải nhanh chóng đi thăm khám ngay, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Tìm hiểu về giấc ngủ của thai nhi

Sau khi tìm hiểu thai nhi đạp nhiều vào ban đêm có nguy hiểm không. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những thông tin thú vị về giấc ngủ của em bé trong bụng nhé. Tương tự như trẻ sơ sinh, thai nhi cũng dành phần lớn thời gian để ngủ. Em bé sẽ ngủ khoảng 90 – 95% thời gian/ngày ở tuần 32.

Một số thời điểm thai nhi ngủ sâu giấc, lúc khác thì ngủ REM hoặc trong những trạng thái không xác định. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bộ não của con chưa hoàn thiện. Mắt thai nhi sẽ di chuyển qua lại như người lớn khi ngủ REM. Một số nhà khoa học còn nhận định thai nhi có thể mơ. Giống như trẻ sơ sinh, bé yêu trong bụng mẹ sẽ mơ về những thứ đã cảm nhận và biết được.

Những hoạt động thông thường của bé trong bụng mẹ

thai-nhi-dap-nhieu-vao-ban-dem-5
Khi siêu âm mẹ có thể thấy thai nhi chuyển động

Thai nhi bắt đầu thực hiện những chuyển động đầu tiên vào khoảng tuần thứ 9. Mẹ sẽ cảm nhận các cử động này trong vài tuần nữa và có thể quan sát được thông qua hình ảnh siêu âm. Bé có khả năng đặt ngón tay cái vào miệng từ tuần 13, mặc dù tại thời điểm này miệng vẫn chưa hoàn thiện.

Cho đến tuần thứ 16, các chuyển động cơ đầu tiên của thai nhi vẫn không tự nguyện. Sau giai đoạn này, thai nhi sẽ di chuyển khoảng 50 lần/giờ dù đang ngủ hoặc tỉnh táo. Đó có thể là cử động đầu, chân tay, mặt, kéo dài và uốn cong cơ thể, khám phá không gian trong bụng mẹ bằng cách đạp hay chạm. Bé có khả năng nắm bắt bằng ngón tay vào tuần thứ 37, vì đã phát triển đủ sự phối hợp.

Một số chuyển động khác mà thai nhi có thể thực hiện như đạp chân hoặc liếm thành tử cung. Đối với hành động của mẹ, thai nhi cũng có phản ứng. Điển hình như lúc siêu âm, nếu mẹ cười thường xuyên, bé trong bụng cũng di chuyển lên xuống nhanh. Cổ tử cung sẽ giãn nở, dây rốn dài hơn khi bạn sinh con thứ 2 hoặc thứ 3. Do đó, em bé lúc này cũng có xu hướng năng động.

Những hoạt động của mẹ ảnh hưởng đến bé

Bên cạnh khả năng lắng nghe, cảm nhận,… thai nhi còn ghi nhớ và học hỏi tốt. Ví dụ như tiếng ồn có thể khiến con yêu giật mình. Nhưng vào những lần sau khi tiếng ồn xuất hiện nhiều, bé sẽ không phản ứng tương tự nữa. Vài nghiên cứu cho thấy thai nhi có thể cảm nhận, ghi nhớ cảm xúc và trạng thái của mẹ bầu. Ngoài ra, nếu mẹ xem phim xuất hiện cảnh quá xúc động hoặc bạo lực, em bé sẽ cảm thấy khó chịu.

Theo thí nghiệm được thực hiện vào những năm 1980 bởi giáo sư tâm lý học Anthony James DeCasper và các cộng sự cho thấy một em bé đã thích giọng của mẹ hơn người lạ trong vòng vài giờ sau khi sinh. Suy ra thai nhi đã học và nhớ giọng nói của mẹ từ khi còn nằm trong bụng.

Em bé cũng có biểu hiện yêu thích nếu nghe bài nhạc quen thuộc hoặc câu chuyện được mẹ kể nhiều lần trước lúc ra đời. Thai nhi có khả năng lắng nghe, ghi nhớ và học hỏi ở một mức độ nhất định nào đó. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều thích sự trấn an và cảm giác thoải mái mà người quen mang đến.

Tóm lại, thai nhi đạp nhiều vào ban đêm đa phần không phải là tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng vì thế mà chủ quan. Nếu thấy con yêu đạp liên tục và có dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ