Tiêm Phế Cầu 13 Và Cúm Cùng Lúc Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Phế Cầu 13 Và Cúm Cùng Lúc Được Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Mười Một 2, 2022

Vắc xin phế cầu 13 giúp chúng ta phòng ngừa các bệnh lý do 13 chủng phế cầu khuẩn gây ra. Vắc xin cúm hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh cúm mùa. Cả 2 loại vắc xin này đều rất cần thiết, nhất là với trẻ nhỏ. Vấn đề được đặt ra trong bài viết này là tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không?

Ngoại trừ một vài trường hợp cụ thể, chủng ngừa đồng thời các vắc xin sống và bất hoạt đều tạo ra đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ tương đương như lúc tiêm riêng lẻ từng loại vắc xin. Việc chủng ngừa đồng thời tất cả các liều vắc xin theo độ tuổi được khuyến cáo ở trẻ không có chống chỉ định tại thời điểm tiến hành tiêm. 

Vắc xin thủy đậu và sởi – quai bị – Rubella (MMR) có thể tiêm đồng thời. Vắc xin cúm sống giảm độc lực cũng không tác động đến đáp ứng miễn dịch của vắc xin MMR và thủy đậu. Vậy trong trường hợp tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không? Tiêm đồng thời vắc xin phế cầu và cúm bất hoạt vẫn mang đến đáp ứng miễn dịch tốt mà không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, bất lợi.

Vắc xin uốn ván, bạch hầu liều thấp, ho gà và cúm bất hoạt có thể chủng ngừa đồng thời. Vắc xin sốt vàng tiêm đồng thời với vắc xin viêm gan B được. Tương tự, vắc xin sốt vàng cũng tiêm cùng lúc với vắc xin sởi được mà không tác động đến khả năng đáp ứng miễn dịch của những loại kháng nguyên. 

Tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không?
Tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không?

Lợi ích của việc tiêm phòng 2 hoặc nhiều mũi phối hợp cùng lúc

Chúng ta đã biết tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc vẫn có thể thực hiện được. Vậy lợi ích của việc tiêm phòng 2 hoặc nhiều mũi phối hợp cùng lúc là gì? Có thời điểm trẻ cần chủng ngừa nhiều bệnh cùng lúc (lên đến 5 – 6 bệnh). Để hạn chế việc di chuyển và phải tiêm ngừa nhiều lần, các nhà sản xuất đã phối hợp 5 – 6 bệnh trong cùng 1 mũi, vẫn đảm bảo tính hiệu quả, an toàn. 

Trong trường hợp có dịch bùng phát nhưng trẻ lại bị trễ mũi tiêm, bác sĩ có thể tư vấn phát đồ kể trên. Việc làm này giúp bé được tiêm phòng càng sớm càng tốt và đầy đủ mũi. Cơ thể trẻ có khả năng tiếp nhận cùng lúc nhiều kháng nguyên nên không giới hạn số mũi tiêm cùng lúc. Việc chủng ngừa đồng thời 2 hoặc nhiều mũi vắc xin sẽ giúp tận dụng tối đa cơ hội được tiêm cho bé. Lợi ích của việc tiêm 2 hoặc nhiều mũi cùng lúc như sau:

  • Bảo vệ bé tốt hơn: Bé càng nhỏ thì càng dễ mắc bệnh, gặp triệu chứng nặng. Do đó, chủng ngừa nhiều mũi vắc xin từ sớm sẽ giúp bảo vệ bé tốt hơn. Ngoài ra, tiêm nhiều mũi 1 lần giúp trẻ hạn chế quấy khóc, giảm số lần sốt, đau đớn sau chủng ngừa. Đồng thời, tiêm nhiều mũi cùng lúc cũng đảm bảo bé được chủng ngừa đúng lịch. Nó sẽ làm hạn chế tình trạng tiêm ngừa muộn hoặc bỏ sót mũi do phụ huynh quên lịch hay phải hoãn khi trẻ bị ốm. 
  • Tiết kiệm thời gian cho phụ huynh: Chủng ngừa 2 hay nhiều mũi cùng lúc giúp bố mẹ tiết kiệm thời gian đi lại cũng như hạn chế việc phải theo dõi, chăm sóc con sau khi tiêm.
  • Tiết kiệm chi phí: Đa phần các cơ sở y tế đều thu tiền khám sức khỏe sàng lọc trước khi chủng ngừa. Kèm theo đó, phụ huynh sẽ tốn chi phí đi lại. Thế nên, việc tiêm phòng nhiều mũi trong 1 lần giúp bố mẹ tiết kiệm được chi phí.
Lợi ích của việc tiêm phòng 2 hoặc nhiều mũi phối hợp cùng lúc
Việc chủng ngừa đồng thời 2 hoặc nhiều mũi vắc xin sẽ giúp tận dụng tối đa cơ hội được tiêm cho bé

Chú ý khi tiêm cùng lúc các loại vắc xin

Khi tiến hành chủng ngừa các loại vắc xin cùng một thời điểm phải chú ý tiêm vào những vị trí khác nhau. Việc làm này giúp đảm bảo tính hiệu quả và không gây xung đột, dẫn đến phản ứng giữa các vắc xin. 

Tương tự như những loại vắc xin khác, sau khi chủng ngừa vắc xin phế cầu cho bé có thể gặp phản ứng như đỏ, sưng, đau vết tiêm, gây ra tình trạng sốt ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, phụ huynh đừng quá lo lắng vì triệu chứng này thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày và không gây nguy hiểm.

Thế nhưng nếu thấy phản ứng nghiêm trọng hơn, không thuyên giảm như co giật, sốt trên 39 độ C, bú kém hoặc bỏ bú, quấy khóc trên 3 giờ, phát ban, khó thở, tím tái, vết tiêm xuất hiện quầng đỏ sưng,… bố mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám ngay.

Biện pháp giảm đau khi tiêm 2 hoặc nhiều mũi cho trẻ

Dưới đây là các phản ứng giúp làm giảm đau khi tiêm 2 hay nhiều mũi cho trẻ:

  • Cho trẻ uống 10 ml nước đường 25% trước khi chủng ngừa. Trong lúc chủng ngừa, trẻ có thể bú bằng bình hoặc ti giả và nên được bố mẹ ôm để giảm đau. 
  • Dùng miếng dán giảm đau tại vị trí chủng ngừa trước khi tiêm từ 30 – 45 phút. Các hoạt chất sinh học có tính giảm đau sẽ giúp trẻ bớt khó chịu và cũng không tác động đến công dụng của vắc xin.
  • Người chủng ngừa phải có kỹ năng, đồng thời giao tiếp với bé để làm giảm cảm giác đau đớn, sợ hãi.
  • Bố trí khu vui chơi sau khi tiêm để tạo ra tâm lý thoải mái, giảm bớt cảm giác đau đớn cho bé. 
Biện pháp giảm đau khi tiêm 2 hoặc nhiều mũi cho trẻ
Trong lúc chủng ngừa, trẻ nên được bố mẹ ôm để giảm đau

Tóm lại, tiêm phế cầu 13 và cúm cùng lúc được không? Nhìn chung, hình thức tiêm phòng này có thể thực hiện được. Tuy nhiên, chỉ tiến hành khi có chỉ định của bác sĩ bạn nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người