Giải Đáp: Vì Sao Tiêm Phế Cầu Vẫn Bị Viêm Tai Giữa? 

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Giải Đáp: Vì Sao Tiêm Phế Cầu Vẫn Bị Viêm Tai Giữa? 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 17, 2022

Em chào bác sĩ. Con gái em hiện được 28 tháng tuổi, cao 92 cm, nặng 13,5 kg. Thời gian qua bé đã được chủng ngừa 4 mũi vaccine phòng bệnh phế cầu Synflorix theo đúng lịch vào tháng 2/2022. Em cũng cho bé chủng ngừa mũi phế cầu 13 nhưng vẫn bị viêm tai giữa đợt tháng 12/2021 và tái trở lại vào tháng 3/2022. Bác sĩ cho em hỏi vì sao bé đã tiêm phế cầu vẫn bị viêm tai giữa và tái phát như vậy ạ? Em cảm ơn bác sĩ!

Phương Anh – Đơn Dương

Giải đáp: Vì sao tiêm phế cầu vẫn bị viêm tai giữa? 

Giải Đáp: Vì Sao Tiêm Phế Cầu Vẫn Bị Viêm Tai Giữa? 
Vì sao tiêm phế cầu vẫn bị viêm tai giữa? 

Chào Phương Anh, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Đa khoa Phương Nam. Với thắc mắc: “Vì sao tiêm phế cầu vẫn bị viêm tai giữa?”, bác sĩ Nguyễn Văn Hòa – Bác sĩ Chuyên khoa II của Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp như sau: 

Bệnh viêm tai giữa thường xuất ở các bé từ 6 tháng – 2 tuổi. Vì lúc này hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ cũng như hình dạng và kích thước vòi Eustache (nối thông giữa họng và tai giữa) rộng, ngắn, nằm ngang phía trên nên những tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn,…) từ khu vực mũi họng dễ dàng xâm nhập vào tai giữa. Virus, vi khuẩn là những tác nhân gây ra bệnh viêm tai giữa. Thường gặp nhất là do các phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae). 

Vaccine Synflorix (Bỉ) được chỉ định dành cho các bé từ 6 tuần – 5 tuổi, hiện có 10 type phế cầu khuẩn. Trong khi vaccine phế cầu 13 (Anh) dành cho bé từ 6 tuần tuổi và người trưởng thành có 13 type phế cầu khuẩn giúp chống lại các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ,…

Trên thực tế, sau khi chủng ngừa vaccine Synflorix thì vẫn có thể mắc bệnh viêm tai giữa do những tác nhân khác như tụ cầu, vi khuẩn, virus phế cầu thuộc type không có trong vaccine,… Do đó, bố mẹ cần vệ sinh tai cho con thật sạch sẽ, tránh để bé tiếp xúc với các chất có khả năng gây kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa, cụ thể là thuốc lá, vật nuôi, môi trường ô nhiễm, thú nhồi bông. Ngoài ra, phụ huynh nên tăng cường miễn dịch cho con thông qua chế độ ăn có nhiều rau củ quả, trái cây,…

Thắc mắc vì sao tiêm phế cầu vẫn bị viêm tai giữa của bạn Phương Anh đã được bác sĩ giải đáp. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ