Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 17, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh phế cầu là thuật ngữ dùng để mô tả một vài bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Mỗi năm ước tính có khoảng nửa triệu trẻ nhỏ trên toàn cầu tử vong vì bệnh phế cầu. Do đó, chủng ngừa vắc xin cho trẻ từ sớm là phương pháp phòng chống bệnh vô cùng hiệu quả.
Nhiễm Streptococcus pneumoniae có thể dẫn đến các bệnh lý nặng nề, đe dọa tính mạng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết. Bên cạnh đó, phế cầu khuẩn còn có khả năng gây ra những bệnh lý ít nghiêm trọng hơn nhưng tần suất mắc phải lại cao hơn nhiều như viêm tai giữa hay viêm xoang.
Phế cầu khuẩn chủ yếu gây bệnh ở các đối tượng có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi cơ thể bị loại vi khuẩn này xâm nhập sẽ dẫn đến một số bệnh như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí gây nhiễm trùng huyết. Nó cũng là tác nhân chính khiến nhiều trẻ nhỏ dưới 5 tuổi mắc bệnh viêm tai giữa, viêm Amidan, viêm VA, viêm mũi họng,… Phế cầu khuẩn lây lan rất nhanh thông qua đường hô hấp, nhất là ở nơi đông người như nhà trẻ, khu vui chơi, trường học.
Bệnh phế cầu sẽ khởi phát với các triệu chứng đơn giản. Nếu không kịp thời can thiệp sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, chủng ngừa vắc xin phế cầu là việc làm rất quan trọng. Vậy vắc xin phế cầu phòng bệnh gì? Dưới đây là các bệnh lý có thể phòng ngừa được khi tiêm vắc xin phế cầu:
Phế cầu khuẩn là tác nhân thường gặp nhất gây ra bệnh viêm phổi ở người già và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Phế cầu khuẩn trú ngụ ở vùng hầu họng, thông qua đường hô hấp sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện,…
Phế cầu khuẩn không quá nguy hiểm với người lớn. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng có hệ miễn dịch kém, sức đề kháng yếu nên nếu nhiễm phế cầu khuẩn sẽ dễ dẫn đến chứng nhiễm khuẩn hô hấp, đe dọa đến tính mạng. Dấu hiệu trẻ bị viêm phổi thường là ớn lạnh, ho nhiều, bỏ bú, sốt cao, quấy khóc, thở nhanh, cơ thể tím tái, suy kiệt vì không thể ăn uống,… Do đó, phụ huynh nên cho con chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn để phòng chống bệnh viêm phổi.
Loại vắc xin này còn có công dụng phòng ngừa bệnh viêm màng não vô cùng nguy hiểm. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, dễ gây ra các di chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, yếu liệt chi, chậm phát triển thần kinh vận động,… Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác và khó phát hiện. Thông thường khi mắc bệnh bé sẽ gặp những triệu chứng như đau đầu, bỏ bú, tiêu chảy, nôn ói, sốt cao, táo bón, tiêu chảy, cứng cổ,…
Loại vắc xin này còn hỗ trợ phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Khi phế cầu khuẩn xâm nhập, chúng sẽ nhanh chóng lây truyền từ ổ viêm vùng mũi họng đến tai giữa thông qua vòi nhĩ. Hậu quả là khiến tai ứ đọng dịch, gây viêm. Nếu không có hướng chữa trị hiệu quả, bệnh sẽ tác động đến màng nhĩ, gây thủng, tiêu xương, khiến thính giác và khả năng phát âm suy giảm.
Chủng ngừa phế cầu khuẩn đúng phác đồ sẽ hỗ trợ bé ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng huyết. Khi trẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn phế cầu sẽ xâm nhập từ ổ nhiễm khuẩn đi vào máu. Điều này dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của trẻ. Các triệu chứng thường thấy khi bé bị nhiễm trùng huyết gồm có tim đập nhanh, sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn, hôn mê, ngủ li bì, thở gấp,…
Dưới đây là một số vấn đề phụ huynh cần lưu ý khi chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn cho bé:
Hiện nay, chi phí chủng ngừa vắc xin phế cầu dao động từ 1.300.000 – 1.600.000 đồng. Mức chênh lệch này phụ thuộc vào loại vắc xin, chất lượng dịch vụ ở cơ sở tiêm chủng,… Bạn nên liên hệ trực tiếp đến cơ sở y tế để được báo giá chính xác nhé.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chủng ngừa vắc xin Synflorix. Để đảm bảo an toàn và nhận được lợi ích tối ưu từ vắc xin, bạn nên chủng ngừa tại bệnh viện, phòng khám uy tín, điển hình là Đa khoa Phương Nam, sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: