Tác giả: Duyên Nguyễn
Ngày đăng: Tháng mười 25, 2022
Phế cầu khuẩn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Vì nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, dễ nhiễm bệnh và gặp biến chứng nặng. Do đó, tiêm vắc xin cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết. Synflorix là vắc xin phế cầu đang được sử dụng phổ biến. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về
vắc xin Synflorix trong bài viết này nhé!
Thông tin về vắc xin Synflorix
Vắc xin Synflorix giúp phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) gây ra các bệnh lý như: Hội chứng nhiễm trùng, viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp và nhiễm khuẩn huyết,…
Nguồn gốc
Synflorix được nghiên cứu, phát triển bởi GlaxoSmithKline (GSK) – tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học.
Đường tiêm
Vắc xin Synflorix tiêm ở cơ Delta cánh tay của trẻ lớn. Trẻ nhỏ sẽ được tiêm ở mặt trước – bên đùi. Không được chủng ngừa tĩnh mạch hoặc tiêm Synflorix trong da.
Chống chỉ định
Không tiêm Synflorix cho bất kỳ đối tượng nào quá mẫn với thành phần có trong vắc xin.
Thận trọng khi sử dụng
- Nếu đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt thì phải hoãn việc chủng ngừa vắc xin.
- Synflorix chỉ mang đến tác dụng ngăn ngừa các vi khuẩn có type huyết thanh đã được liệt kê trong thành phần của vắc xin. Do đó, vắc xin Polysaccharid 23 type phế cầu (Pneumo 23) cần được chỉ định khi bé ≥ 2 tuổi.
- Phác đồ dùng vắc xin Synflorix thích hợp để chỉ định cho trẻ < 2 tuổi.
Tác dụng không mong muốn
- Trẻ > 12 tháng có tỷ lệ gặp phản ứng tại chỗ thông thường cao hơn nhóm trẻ < 12 tháng.
- Khi tiêm cùng vắc xin ho gà toàn tế bào, các phản ứng phụ không mong muốn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường sốt: Sốt > 38 độ C, chay cứng hoặc đau sưng đỏ ở chỗ tiêm. Trẻ có cảm giác chán ăn, tinh thần bị kích thích.
Tương tác thuốc
Synflorix có thể chủng ngừa đồng thời với những loại vắc xin sau đây (nhưng phải tiêm ở vị trí khác nhau):
- Vắc xin bạch hầu, ho gà vô bào, viêm gan B.
- Vắc xin bại liệt bất hoạt.
- Vắc xin phòng các bệnh do Hib.
- Vắc xin viêm gan B.
- Vắc xin sởi – quai bị – Rubella.
- Vắc xin não mô cầu.
- Vắc xin thủy đậu.
- Vắc xin Rotavirus.
Bảo quản
Vắc xin Synflorix được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, tránh để đóng băng.
Đối tượng chỉ định tiêm
Synflorix giúp ngăn ngừa bệnh do phế cầu như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên và trước khi đến sinh nhật lần thứ 6.
Phác đồ, lịch tiêm vắc xin phế cầu Synflorix
Dưới đây là phác đồ và lịch tiêm Synflorix:
Trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi
Lịch tiêm gồm 4 mũi:
- Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: Khi trẻ 3 tháng tuổi.
- Mũi 3: Khi trẻ 4 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi 3.
Hoặc:
- Mũi 1: Khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi 2: Khi trẻ 4 tháng tuổi.
- Mũi 3: Khi trẻ 6 tháng tuổi.
- Mũi nhắc lại: 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi 3.
Trẻ từ 7 tháng tuổi đến 11 tháng tuổi (chưa từng chủng ngừa trước đó)
Lịch tiêm gồm 3 mũi:
- Mũi 1: Lần tiêm ngừa đầu tiên.
- Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi nhắc lại: Tiêm vào năm tuổi thứ 2 và chủng ngừa cách mũi 2 tối thiểu 2 tháng.
Trẻ lớn từ 1 – 5 tuổi (chưa tiêm trước đó)
Lịch tiêm gồm 2 mũi:
- Mũi 1: Lần chủng ngừa đầu tiên.
- Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
Điều kiện trước tiêm
Cần hoàn tất phác đồ với cùng 1 loại vắc xin Synflorix. Có thể chuyển đổi Synflorix và vắc xin phế cầu 13 vào bất kỳ thời điểm nào trong lịch tiêm nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng.
Phản ứng phụ sau tiêm chủng
Vắc xin Synflorix có độ an toàn cao. Tuy nhiên trẻ cũng có thể gặp một số phản ứng nhẹ sau tiêm, không kéo dài và chưa cần tiến hành chữa trị đặc biệt. Vì đó chính là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, cụ thể như:
- Tại chỗ tiêm: Đỏ, đau, sưng.
- Toàn thân: Trẻ có thể ăn uống kém, sốt trên 38 độ C, quấy khóc và bị kích thích.
Tình trạng vắc xin
Để tham khảo thông tin về tình trạng vắc xin tại Đa khoa Phương Nam, bạn vui lòng liên hệ Hotline hoặc 1800 2222 nhé!
Tầm quan trọng của tiêm vắc xin đúng lịch
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh vẫn nên đưa con đến cơ sở y tế chủng ngừa đầy đủ ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh. Nguy cơ nhiễm bệnh đã loại trừ có thể gia tăng nếu trì hoãn việc tiêm ngừa. Hoặc khiến các bệnh bội nhiễm, truyền nhiễm như viêm phổi, viêm họng, thủy đậu, sởi, cúm,… khó điều trị hay trở nặng.
Phải mất 5 năm đầu đời trẻ mới có thể xây dựng hệ miễn dịch hoàn thiện. Do đó tiêm phòng đầy đủ là biện pháp hữu hiệu giúp trẻ nâng cao sức đề kháng. Tại những nơi không có dịch, bố mẹ nên cho bé chủng ngừa đúng theo phác đồ nhưng cần tránh nơi phải tụ tập đông người. Hãy đặt hẹn trước để không chờ đợi lâu nhé.
Trên đây là một số thông tin về vắc xin Synflorix, mong rằng sẽ hữu ích với bạn đọc. Phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín chủng ngừa phế cầu khuẩn đầy đủ nhé. Đừng quên tuân thủ lịch tiêm do bác sĩ chỉ định để nhận được hiệu quả tối ưu. Nếu có thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với
Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline
hoặc
1800 2222!