Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 3, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu tiêm phòng cúm cho bà bầu bao nhiêu tiền. Chúng ta hãy cùng xem bệnh cúm nguy hiểm như thế nào với mẹ bầu nhé. So với cảm lạnh thông thường, bệnh cúm có một số điểm khác biệt. Với người mạnh khỏe, bình thường, cúm có thể gây ra biến chứng viêm phổi, tác động đến đường hô hấp. Trong khi đó, cúm là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nó có thể cùng lúc tác động đến cả thai nhi và mẹ bầu.
Hệ miễn dịch của chị em khi mang thai bị suy yếu nên rất dễ nhiễm bệnh. Thế nhưng thai nhi lại không thể tự bảo vệ mà chỉ dựa vào sự che chở, bao bọc của miễn dịch nhận được từ người mẹ. Thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu mẹ mắc bệnh.
Nếu mắc bệnh cúm, nhất là trong 3 tháng đầu thai phụ sẽ lâu khỏi hơn người khác. Điều này khiến cơ thể mỏi mệt, khó ngủ, ăn không ngon miệng, tác động lớn đến sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến biến chứng như sinh non, thai chết lưu, sảy thai, dị tật, chậm phát triển về vận động và thần kinh.
Các chuyên gia khuyến cáo tất cả thai phụ cần được tiêm vắc xin trong mùa cúm. Điều này sẽ giúp đề phòng bệnh cúm và biến chứng cho thai phụ. Bên cạnh đó còn ngăn ngừa nguy cơ gặp dị tật thai nhi đồng thời bảo vệ bé ngay sau khi chào đời.
Trẻ sơ sinh vốn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, diễn tiến nghiêm trọng. Thế nhưng phải đợi đến 6 tháng tuổi mới có thể tiến hành tiêm ngừa cúm. Do đó, tiêm vắc xin cúm cho người mẹ trước và trong giai đoạn mang thai có vai trò rất quan trọng để hình thành những kháng thể cho thai nhi thông qua nhau thai. Trong những tháng đầu sau sinh, loại kháng thể này sẽ bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh cúm.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ đang cho con bú, thai phụ, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần tiến hành tiêm ngừa cúm mỗi năm. Tại Việt Nam, hai loại vắc xin cúm được lưu hành rộng rãi là Vaxigrip Tetra (Pháp) và Influvac Tetra (Hà Lan) đều không chống chỉ định cho mẹ bầu. Chúng được chứng minh tính hiệu quả, an toàn trên tất cả mọi đối tượng. Vậy tiêm phòng cúm cho bà bầu bao nhiêu tiền?
Tiêm phòng cúm cho bà bầu bao nhiêu tiền sẽ còn phụ thuộc vào thời điểm, nơi tiêm và loại vắc xin. Giá tiêm vắc xin cúm thường dao động trong khoảng 350.000 – 400.000 đồng. Tuy nhiên, mức chi phí này chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế để được báo giá chính xác nhé!
Bên cạnh câu hỏi tiêm phòng cúm cho bà bầu bao nhiêu tiền. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc lịch tiêm phòng cúm cho bà bầu ra sao? Có thể chủng ngừa vắc xin cúm trước và trong quá trình mang thai. Có thể tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng hoặc sau 3 tháng đầu thai kỳ. Bác sĩ sẽ thăm khám cho mẹ bầu trước khi tiêm, qua đó có thể đề ra chỉ định phù hợp. Mẹ bầu có thể cần thực hiện một số thủ tục trước chủng ngừa tùy vào từng cơ sở tiêm chủng.
Thông thường cần khoảng 2 tuần để vắc xin sinh kháng thể và có khả năng phát huy hiệu quả bảo vệ. Kháng thể được tạo ra từ mỗi loại vắc xin sẽ có khả năng bảo vệ cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, cần tiến hành tiêm mũi nhắc lại với một số loại vắc xin. Với vắc xin cúm, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chủng ngừa hàng năm cũng như cần tiêm nhắc lại mỗi năm. Lý do là vì virus cúm có khả năng biến đổi theo mùa. Lúc này, kháng thể chỉ bảo vệ cơ thể được trong vòng 1 năm.
Vắc xin cúm được đánh giá là an toàn cho mẹ bầu. Thế nên thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng xấu từ vắc xin cúm. Ngược lại, kháng thể do vắc xin tạo ra còn truyền sang cho thai nhi thông qua nhau thai. Nhờ đó, ngay khi chào đời trẻ đã có sẵn kháng thể để ngăn ngừa bệnh cúm, đồng thời giúp nâng cao miễn dịch, phòng chống những bệnh hô hấp khác.
Trong một số trường hợp, thai phụ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh cúm dù đã chủng ngừa vắc xin. Mẹ bầu vẫn có khả năng nhiễm cúm nếu tiếp xúc với mầm bệnh trước khi vắc xin sản sinh ra kháng thể. Bên cạnh đó, hiện không có loại vắc xin nào mang đến khả năng phòng bệnh hiệu quả 100%. Do đó, thai phụ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh sau khi chủng ngừa, nhưng với mức độ nhẹ hơn, không quá nặng. Nếu không tiến hành tiêm vắc xin cúm hàng năm, thai phụ vẫn có khả năng mắc bệnh, vì loại virus này sẽ liên tục biến đổi theo chu kỳ mỗi năm.
Nếu mẹ bầu bị nhiễm cúm thì hãy dành thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước để bù nước do sốt và làm dịu cơn đau tại cổ họng. Nếu bị ho và đau họng, bạn hãy súc miệng bằng nước muối ấm. Nhằm nâng cao hệ miễn dịch, bạn hãy ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin C như dứa, kiwi, bưởi, cam,…
Trường hợp gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn, thai phụ hãy sử dụng nước mũi để nhỏ mũi cũng như dùng thêm thuốc xịt mũi để hỗ trợ cải thiện tình trạng mô bị viêm và làm lỏng chất nhầy. Hãy hít thở không khí ẩm để làm giảm hiện tượng nghẹt mũi. Để giảm triệu chứng đau họng, bạn hãy thêm chanh hoặc mật ong vào trà ấm khử Cafein. Bạn có thể dùng túi chườm lạnh hoặc ấm để làm giảm đau xoang. Nếu gặp triệu chứng cúm nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
Nếu thai phụ tiếp xúc với người bị cúm thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể thông qua việc nói chuyện, sống chung, chăm sóc bệnh nhân cúm. Mẹ bầu hãy lên kế hoạch tiêm vắc xin cúm từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi.
Thắc mắc tiêm phòng cúm cho bà bầu bao nhiêu tiền đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy nên tiến hành tiêm ngừa cúm cho mẹ bầu ở đâu? Để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn, thai phụ hãy chủng ngừa cúm ở cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Phương Nam, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: