Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 31, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trẻ thường bị sốt nhẹ (dưới 38,5 độ C) sau khi chủng ngừa lao. Tuy nhiên, so với tình trạng sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 5in1 thì hiện tượng sốt do chủng ngừa lao sẽ nhẹ hơn. Vì thành phần có trong vắc xin lao chứa vi khuẩn đã giảm độc lực. Sốt sau khi tiêm ngừa lao là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ. Thế nên, phụ huynh đừng quá lo lắng. Nguyên nhân trẻ bị sốt là do:
Thắc mắc tiêm phòng lao có sốt không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy trẻ sơ sinh tiêm phòng lao sốt trong bao lâu?
Sau khi chủng ngừa lao 8 – 10 tiếng, trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện sốt dưới 39 độ C và quấy khóc. Một số bé có thể gặp tình trạng sưng nhẹ vết tiêm. Những hiện tượng này xảy ra khi cơ thể bắt đầu sản sinh kháng thể tương thích với thành phần của vắc xin. Giai đoạn này thường diễn ra trong 1 – 3 ngày. Triệu chứng sẽ tự khỏi sau đó.
Ngoài sốt, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn khác sau khi chủng ngừa lao, cụ thể như sau:
Tác dụng không mong muốn | Tần suất gặp | Thời gian |
Đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm | Thường gặp (90%) | Xuất hiện ngay sau khi chủng ngừa, hết sau 1 – 3 ngày |
Trẻ quấy khóc, cáu gắt | Thường gặp (83%) | Xuất hiện sau 10 – 12 tiếng chủng ngừa, hết sau 1 – 2 ngày |
Áp xe tại chỗ | Hay gặp (60%) | Xuất hiện ngay sau khi chủng ngừa, hết sau 1 – 3 ngày |
Nổi hạch | Hay gặp (50%) | Xuất hiện sau chủng ngừa 24 giờ, hết sau 1 – 3 ngày |
Co giật | Ít gặp (10%) | Xuất hiện sau chủng ngừa 24 giờ |
Sốc phản vệ | Rất ít gặp (0,5%) | Xuất hiện ngay sau chủng ngừa |
Để xử lý kịp thời những biến chứng nguy hiểm có thể diễn ra sau khi tiêm ngừa lao như co giật, suy hô hấp, sốc,… phụ huynh nên cho trẻ ở lại cơ sở y tế tối thiểu 30 phút để bác sĩ theo dõi phản ứng.
Tiêm phòng lao là việc nên làm càng sớm càng tốt. Sớm nhất là trong 24 giờ đầu sau sinh và phải hoàn thành chủng ngừa lao trước khi đủ 12 tháng tuổi để cơ thể hình thành đề kháng toàn diện với căn bệnh này. Thế nhưng vẫn có một vài trường hợp cần tiến hành hoãn tiêm phòng lao cho trẻ, cụ thể như sau:
Chủng ngừa vắc xin lao là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên khi thực hiện không được quá máy móc. Phụ huynh hãy thông báo cho bác sĩ biết về tình hình sức khỏe của bé để xác định xem có cần hoãn tiêm phòng hay không.
Bên cạnh việc kiểm tra thể trạng của con phụ huynh cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây trước khi tiêm ngừa cho trẻ:
Không để trẻ quá đói hoặc cho bú quá no do:
Nên tắm rửa sạch sẽ: Giúp bé ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở vết tiêm.
Thông báo với bác sĩ: Nếu bé đang sốt, ho,… hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh.
Phụ huynh cần theo dõi cơ thể trẻ liên tục trong 4 ngày đầu tiên.
Theo dõi tình trạng vết thương: Chủng ngừa lao sẽ để lại sẹo – đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy bé đã có đề kháng với bệnh lao. Sau khi tiêm vắc xin lao khoảng 1 tuần, vị trí chủng ngừa thường bị loét rồi tự khỏi. Nó sẽ để lại vết sẹo nhỏ sau 1 tháng.
Tiến hành đo thân nhiệt cho bé để kịp thời phát hiện tình trạng sốt. Từ đó có thể áp dụng phương pháp giúp hạ sốt an toàn và đúng cách:
Lưu ý: Trong trường hợp trẻ sốt cao hơn 39 độ C, kèm theo một số biểu hiện như: Mê sảng, co giật, không đáp ứng thuốc hạ sốt,… thì cần đưa trẻ đi khám ngay để xử lý kịp thời, tránh bị sốc phản vệ.
Chủng ngừa vắc xin tuy tạo ra miễn dịch trước những căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ gặp phải các phản ứng phụ tiêu biểu như sốt (từ nhẹ đến nắng). Do đó, mẹ cần chăm sóc bé sau tiêm đúng cách để hạn chế những biến chứng nguy hiểm như sốc, trụy tim, co giật.
Bên cạnh câu hỏi tiêm phòng lao có sốt không, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm những thắc mắc dưới đây:
Vị trí tiêm sau 2 tuần sẽ xuất hiện vết loét nhỏ. Vết loét sẽ tự lành sau 2 tuần tiếp theo và để lại sẹo cỡ 5 mm. Lúc này cơ thể của bé đã hình thành xong hệ miễn dịch. Tùy vào cơ địa, thời gian tạo nên sẹo sau tiêm có khả năng kéo dài từ 1 – 6 tháng.
Tuy nhiên, nếu trên tay vẫn chưa xuất hiện sẹo tại vết tiêm sau 6 tháng thì cần được bác sĩ kiểm tra xem trẻ đã đáp ứng miễn hay chưa thông qua phản ứng Mantoux (phản ứng da Tuberculin). Nếu xác định bé chưa hình thành được miễn dịch với vi khuẩn lao thì phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và cho con chủng ngừa lại sớm.
Sau khi tiêm vắc xin lao, trẻ sẽ bị sốt, vị trí chủng ngừa loét, mưng mủ khiến mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, vết tiêm loét và sốt đều là hiện tượng bình thường. Mưng mủ thường xuất hiện sau 2 tuần – 1 tháng kể từ thời điểm chủng ngừa cho bé. Sốt sau tiêm có thể là do: