Tổng Hợp Thông Tin Hữu Ích Về Tiêm Phòng Uốn Ván

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tổng Hợp Thông Tin Hữu Ích Về Tiêm Phòng Uốn Ván

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 4, 2021

Tại sao cần tiêm phòng uốn ván? Đối tượng nào cần tiêm vacxin ngừa uốn ván gồm những ai? Trường hợp nào nên chống chỉ định tiêm uốn ván? Là băn khoăn chung của nhiều người khi có ý định tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván. Nếu bạn cũng đang muốn tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên, vậy thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêm phòng uốn ván là gì? Vì sao phải tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng uốn ván là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả, an toàn nhất hiện nay, được áp dụng phổ biến cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên.

Hầu hết mọi người đều thắc mắc vì sao phải tiêm phòng uốn ván cho người lớn lẫn trẻ em hay tại sao khi bị thương thì nên tiêm vacxin ngừa uốn ván? Đối với vấn đề này, các chuyên gia y tế giải thích như sau:

  • Uốn ván là một trong những căn bệnh nguy hiểm, do vi khuẩn Clostridium Tetani  gây ra. Khi  cơ thể xuất hiện các vết thương hở do rách da, trầy xước… thì vi khuẩn gây bệnh uốn ván rất dễ xâm nhập vào trong máu, khiến người bệnh bị co giật, viêm phổi, khó thở, co thắt cơ bắp, đau đầu… cũng như gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, tiêm phòng uốn ván là việc vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang có vết thương hở.
  • Hơn nữa, một khi vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ tạo ra thêm nhiều vi khuẩn độc hại khác và làm cho dây thần kinh cũng như cơ bắp người bệnh bị tổn thương, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, hiện nay, bệnh uốn ván vẫn chưa có cách chữa trị hiệu quả, chỉ có thể dụng thuốc kiểm soát triệu chứng. Nên mọi người đừng chủ quan mà hãy tiêm phòng uốn ván cho nam, nữ, trẻ em, phụ nữ mang thai… theo đúng lịch tiêm chủng hoặc sau khi bị thương nhé!
Vì sao phải tiêm phòng uốn ván?
Tiêm phòng uốn ván là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

Đối tượng cần tiêm phòng uốn ván

Trên thực tế thì tất cả mọi người đều cần tiêm phòng uốn ván theo đúng lịch tiêm chủng. Đặc biệt, những đối tượng thuộc nhóm sau thì càng phải tiêm phòng càng sớm càng tốt:

Trẻ em trên 2 tháng tuổi

Trẻ cần được tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván khi được 2 tháng tuổi. Thường thì vacxin uốn ván sẽ được phối hợp chung với các loại vacxin khác như bạch hầu, ho gà, bại liệt, HiB, viêm gan B tạo thành vacxin 6 trong 1.

Hiện nay, trẻ em trên 2 tháng tuổi sẽ cần tiêm 5 mũi vacxin phòng bệnh uốn ván  bao gồm:

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Tiêm khi trẻ được 3 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Tiêm khi trẻ được 4 tháng tuổi.
  • Mũi 4: Tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi.
  • Mũi 5: Tiêm khi trẻ được 4 – 6 tuổi.

Sau khoảng 5 -10 năm, trẻ cần tiêm nhắc lại vacxin uốn ván 1 lần để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

tiêm vacxin ngừa uốn ván
Trẻ em trên 2 tháng tuổi nên tiêm vacxin ngừa uốn ván.

Phụ nữ trong độ tuổi mang thai

WHO khuyến cáo tất cả phụ nữ đang ở trong độ tuổi mang thai nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Phụ nữ mang thai lần đầu chưa tiêm phòng uốn ván hay không biết rõ lịch sử tiêm phòng thì nên tiêm 2 mũi vacxin phòng uốn ván khi mang thai.

Phụ nữ mang thai từ lần thứ 2 trở đi thì nên tiêm từ 1 – 2 mũi vacxin phòng bệnh uốn ván khi mang thai tùy vào khoảng cách giữa các lần mang thai.

Người có vết thương

Những người có vết thương hở nên tiêm vacxin ngừa uốn ván theo từng trường hợp sau:

  • Người có vết thương nếu đã tiêm miễn dịch cơ bản và đã tiêm vacxin uốn ván nhắc lại trong 5 năm thì không cần tiêm thêm.
  • Người chưa tiêm vacxin nhắc lại và bị nghi ngờ bị uốn ván cần tiêm 1 liều vacxin ngừa uốn ván 0,5ml.
  • Người không rõ tiền sử tiêm thì cần tiêm 1500 IU huyết thanh kháng uốn ván, 0,5 ml vacxin uốn ván ở 2 bơm tiêm ở vị trí khác nhau. Sau đó, tiêm nhắc lại liều thứ 2 vào 2 tuần tiếp theo và mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng.

Người có nguy cơ cao

Những người có nguy cơ mắc bệnh uốn ván cao cũng cần tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ. Cụ thể như sau:

  • Người làm việc ở công trường, nông dân, người làm vườn, người làm việc ở các trang trại chăn nuôi, công nhân vệ sinh, thanh niên xung phong, bộ đội…Cần tiêm 3 liều trong vòng 6 tháng. Sau đó cứ 5 – 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 lần.
  • Uốn ván nếu không điều trị, khắc phục kịp thời có dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, do vậy, bạn hãy lưu ý và đi tiêm phòng uốn ván theo đúng lịch tiêm chủng mà bác sĩ chỉ định nhé!
Đối tượng cần tiêm phòng uốn ván
Phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ.

Đối tượng chống chỉ định tiêm phòng uốn ván

Mặc dù việc tiêm vacxin uốn ván là việc cần thiết phải thực hiện để bảo vệ sức khỏe nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không thực hiện tiêm vacxin phòng uốn ván cho những đối tượng chống chỉ định bao gồm:

  • Người có tiền sử dị ứng vacxin hay phản ứng thái quá với các thành phần của vacxin không nên tiêm phòng uốn ván.
  • Người bị suy giảm hệ miễn dịch (đang mắc HIV, bệnh suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh) thì không nên tiêm phòng uốn ván.
  • Người đang gặp phải tình trạng suy chức năng cơ quan như suy tim, suy thận, suy gan, suy tuần hoàn, suy hô hấp… không nên tiêm vacxin ngừa uốn ván.
  • Trẻ em có biểu hiện viêm não sau khi tiêm 1 liều vacxin uốn ván trước đó không nên tiếp tục tiêm vacxin phòng ngừa bệnh uốn ván.
  • Ngoài ra, những trẻ đang bị bệnh, mắc bệnh cấp tính, bệnh nhiêm trùng, đang bị sốt, có cân nặng dưới 2kg, đang hoặc vừa mới kết thúc liều điều trị corticoid… thì cần hoãn lịch tiêm uốn ván lại cho đến khi đủ điều kiện về sức khỏe.
tiêm phòng uốn ván cho người lớn
Trẻ bị dị ứng vacxin không nên tiêm phòng uốn ván.

Các loại vacxin phòng uốn ván

Hiện nay trên thị trường đang lưu hành rất nhiều loại vacxin phòng bệnh uốn ván. Những loại vacxin này thường được kết hợp chung với các loại vacxin khác ngay trong 1 liều để nâng cao hiệu quả phòng bệnh, giảm số lượng mũi cần tiêm. Cụ thể, có thể kể đến một số loại phổ biến như:

  • Vắc xin VAT(Việt Nam)
  • Vắc xin Adacel (Pháp)
  • Vắc xin Boostrix (Bỉ)
  • Vắc xin Tetraxim (Vắc xin 4 trong 1)
  • Vắc xin Pentaxim (Vắc xin 5 trong 1)
  • Vắc xin 6 trong 1.
Các loại vacxin phòng uốn ván
Vacxin phòng uốn ván gồm nhiều loại khác nhau.

Tiêm phòng uốn ván tại Đa khoa Phương Nam

Hiện nay, Đa khoa Phương Nam là một trong những địa chỉ được Sở Y tế cấp phép thực hiện dịch vụ tiêm chủng cho cả trẻ em và người lớn. Cho trẻ tiêm vacxin ngừa uốn ván tại đây, phụ huynh có thể yên tâm bởi:

 Quá trình tiêm vacxin ngừa uốn ván được đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm theo dõi một cách kỹ lưỡng. Hạn chế tối đa các phản ứng phụ có thể xảy ra cho bé.

 Tất cả các loại vacxin của Đa khoa Phương Nam đều được nhập khẩu từ các hãng y tế uy tín trên thế giới, đã được các bệnh viện lớn trong và ngoài nước sử dụng, chứng minh là an toàn.

 Trẻ được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm hay tiêm vacxin. Hơn nữa, đảm bảo 100% trẻ được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi sử dụng vacxin.

 Hệ thống bảo quản vacxin được Bộ y tế chứng nhận đạt chuẩn y khoa. Đảm bảo giữ nguyên vẹn chất lượng của vacxin, nâng cao hiệu quả phòng bệnh ở mức tối ưu.

Chi phí tiêm vacxin ngừa uốn ván hợp lý, bảng giá niêm yết công khai, không phát sinh.

 Quy trình tiêm chủng chuyên nghiệp, chuẩn y khoa. Hỗ trợ đặt hẹn online để chủ động thời gian và không mất thời gian chờ đợi.

Tiêm phòng uốn ván
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ tiêm phòng uốn ván uy tín nhất hiện nay.

FQA – Giải đáp thắc mắc thường gặp

 

1. Vị trí tiêm vacxin uốn ván

Hiện nay, vacxin phòng bệnh uốn ván sẽ được tiêm bằng kỹ thuật tiêm bắp sâu, tức là có thể tiêm ở bắp tay hoặc bắp chân.

2. Có nên tiêm phòng uốn ván sau chấn thương hay tiêm phòng uốn ván bao lâu sau khi chấn thương thì tốt nhất?

– Mọi người nên tiêm phòng uốn ván vết thương hở và sau khi chấn thương đầy đủ, bởi tất cả các vết thương trầy xước, vết thương hở, rách da đều có khả năng dẫn đến bệnh uốn ván.
– Hơn nữa, những loại vết thương nặng do tai nạn giao thông hay vật sắc nhọn, định gỉ… gây ra phải được tiêm phòng khẩn cấp càng sớm càng tốt để hạn chế biến chứng có thể xảy ra.
– Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện tiêm vacxin ngừa uốn ván trong vòng 24h kể từ thời điểm bị thương để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất có thể. Bởi thời gian ủ bệnh uốn ván sẽ mất khoảng 3 – 21 ngày và trung bình là 7 – 8 ngày, do đó, càng tiêm phòng sớm thì càng bảo vệ bản thân tốt hơn.

3. Tại sao nên tiêm phòng uốn ván khi dẫm đinh?

Đinh sắt là một trong những vật dụng chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, vết thương do đinh sắt gây ra thường sâu nên rất dễ khiến vi khuẩn gây bệnh uốn ván xâm nhập gây bệnh. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người phải tiêm vacxin phòng ngừa uốn ván càng sớm càng tốt nếu dẫm phải đinh.

4. Chích ngừa uốn ván trong bao nhiêu giờ?

Thực tế thì thời gian tiêm ngừa uốn ván rất nhanh chóng, bởi vì quá trình tiêm chỉ mất khoảng vài phút. Nhưng thường thì, phụ huynh sẽ phải chờ từ 60 – 90 phút khi đưa con đi tiêm vacxin, bởi cần thời gian khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút để đảm bảo an toàn cho trẻ.

5. Có nên tiêm phòng uốn ván ở phường y tế không?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ tiêm phòng vacxin uốn ván và phường y tế cũng là một trong những cơ sở tiêm chủng uy tín. Chính vì thế, mẹ có thể mang trẻ đến phường y tế để tiêm vacxin uốn ván khi không tìm được những trung tâm khác.

6. Tiêm phòng uốn ván có mất tiền không?

Hiện nay, tiêm phòng uốn ván sẽ chỉ mất khoảng 50.000 VNĐ. Tuy nhiên, nếu trường hợp phụ huynh cho trẻ tiêm vacxin kết hợp 6 trong 1 thì chi phí sẽ cao hơn. Thường dao động trên 1 triệu đồng.

7. Tiêm phòng uốn ván có được hưởng bảo hiểm không?

Tiêm phòng uốn ván hiện nay sẽ không được hưởng bảo hiểm, do đó, phụ huynh nên chuẩn bị chi phí đầy đủ khi mang trẻ đi tiêm vacxin nhé!

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về tiêm phòng uốn ván. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần giải đáp, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 để được tư vấn tận tình hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ