Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 24, 2022
Mục Lục Bài Viết
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi virus HBV. Tại nước ta, ước tính có khoảng 10 – 20% dân số bị viêm gan B. Nó được xem là tác nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư gan và xơ gan.
Virus viêm gan B lây truyền thông qua 3 con đường mẹ sang con, quan hệ tình dục và máu. Trong đó, đường lây nhiễm từ mẹ sang con diễn ra khá phổ biến vì tỷ lệ mẹ bầu tại Việt Nam mắc bệnh viêm gan B khá cao, chiếm khoảng 10 – 15%. Với các bé bị nhiễm viêm gan B từ mẹ, ước tính có khoảng 50% trường hợp mắc bệnh viêm gan B mãn tính, tiềm ẩn nguy cơ chuyển thành xơ gan khi lớn lên.
Do đó, chủng ngừa vaccine là phương pháp tốt nhất để bảo vệ cả mẹ và bé trước sự tấn công của virus viêm gan B. Để vaccine có đủ thời gian tạo ra kháng thể, tốt nhất nên chủng ngừa trước khi mang thai. Lịch tiêm vaccine viêm gan B cho người lớn thường có phác đồ như sau:
Bạn thấy đấy, chủng ngừa viêm gan B trước khi mang thai có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy nếu tiêm phòng viêm gan B khi mang thai có được không?
Vaccine viêm gan B vẫn được khuyến cáo chủng ngừa cho phụ nữ trước lúc mang thai để có thời gian tạo ra kháng thể phòng bệnh trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu chị em vẫn không kịp tiêm đủ 3 mũi hoặc chưa chủng ngừa trước khi mang thai thì vẫn có thể thực hiện được trong lúc mang thai.
Thông qua các nghiên cứu, vaccine viêm gan B được sản xuất là loại vaccine bất hoạt (không chứa vi khuẩn sống). Do đó nó hoàn toàn an toàn và không gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Thế nên, nếu có nhu cầu tiêm phòng viêm gan B khi mang thai, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín thực hiện nhé. Tìm hiểu khi nào tiêm vắc xin viêm gan B đạt được hiệu quả cao nhất?
Chị em sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu trước khi chủng ngừa vaccine để xem bản thân có đang bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu cơ thể chưa có kháng thể phòng bệnh (Anti-HBs âm tính) và không nhiễm virus HBV (HBsAg âm tính) thì sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm ngừa.
Trong trường hợp HBsAg dương tính thì không cần tiêm ngừa vì lúc này vaccine không thể phát huy tác dụng. Chị em nên thực hiện thêm những xét nghiệm chuyên sâu khác như kiểm tra chức năng gan, định lượng virus,… để bác sĩ chẩn đoán nên theo dõi hay chữa trị. Chị em bị nhiễm virus viêm gan B vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, tùy vào từng ca bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
Nhìn chung, tiêm phòng viêm gan B khi mang thai vẫn có thể được thực hiện. Vì vaccine không tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo chị em nên tiến hành chủng ngừa trước lúc mang thai. Vậy cần lưu ý gì khi tiêm vaccine viêm gan B trước lúc mang thai?
Đáp án là hoàn toàn có thể. Chị em bị viêm gan B vẫn có thể mang thai như bình thường. Mẹ hãy làm xét nghiệm HBsAg, nếu kết quả âm tính thì không có trở ngại khi mang thai. Trường hợp kết quả dương tính nhưng HBsAg < 5 đơn vị copies thì vẫn có thể mang thai bình thường.
Bên cạnh xét nghiệm HBsAg mẹ có thể tiến hành kiểm tra men gan. Nếu không có vấn đề gì bất thường thì hãy yên tâm mang thai. Vì tỷ lệ truyền bệnh cho bé là tương đối thấp.