Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 7 24, 2022
Mục Lục Bài Viết
Gan là cơ quan nội tạng giữ vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, chuyển hóa dưỡng chất, đào thải độc tố của cơ thể. Nguy cơ mắc phải những bệnh lý về gan nói chung và viêm gan B nói riêng trong vòng đời của mỗi người là rất cao. Bệnh lây qua 3 con đường là từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn và truyền máu. Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh viêm gan B chủ yếu bị lây từ mẹ.
Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào bị viêm gan B cũng lây sang cho con. Điều này còn tùy vào thời điểm nhiễm bệnh của mẹ nằm trong giai đoạn nào của thai kỳ. Cụ thể, nếu mẹ mắc viêm gan B trong 3 tháng đầu thì nguy cơ lây cho con thấp. Khi mẹ bị bệnh ở 3 tam cá nguyệt thứ 2, nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn. Trường hợp mẹ bị viêm gan B trong 3 tháng cuối, nguy cơ lây là cao nhất.
Do đó, phương pháp ngăn ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh tốt nhất là tiêm vaccine viêm gan B cho mẹ trước lúc mang thai. Ngoài ra, mẹ cần áp dụng chế độ chăm sóc thai kỳ lành mạnh nhằm mục đích hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh ở giai đoạn này. Nếu bé nhiễm viêm gan B từ lúc chào đời nhưng không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến bệnh viêm gan B mãn tính. Đồng thời đối mặt với nguy cơ cao chuyển thành bệnh xơ gan, ung thư gan khi lớn lên.
Hiện nay, Bộ Y Tế đã đưa viêm gan B vào danh sách tiêm chủng mở rộng quốc gia nhằm mục đích hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho cộng đồng thông qua 3 – 4 mũi tiêm. Tuy nhiên, việc tiêm phòng viêm gan B mũi 4 vẫn khiến nhiều người thắc mắc không biết liệu có quan trọng và cần thiết hay không?
Tiêm phòng viêm gan B mũi 4 có cần thiết không? Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, trẻ nhỏ nên được chủng ngừa mũi 0 ngay sau khi sinh 48 giờ hoặc trong 2 tuần đầu. Các mũi 1 – 2 – 3 sau đó cần được tiêm đều đặn cách nhau 1 tháng.
Không ít trẻ nhỏ chưa được tiêm ngừa viêm gan B mũi 0 vì nhiều lý do khách quan. Điều này sẽ không tác động quá lớn đến việc phòng ngừa bệnh nếu sau đó bé vẫn được chủng ngừa đầy đủ. Trong đó, thời gian tiêm 3 mũi đầu sẽ gần nhau. Riêng mũi thứ 4 sẽ tiêm nhắc lại sau 1 năm vì thế nhiều phụ huynh đã quên chủng ngừa cho con.
Như đã đề cập ở trên, Bộ Y Tế khuyến cáo nên chủng ngừa vaccine viêm gan B từ 3 – 4 mũi. Tức là nếu tiêm đủ 3 mũi 1 – 2 – 3 thì sẽ nhận được tác dụng phòng bệnh đến khi 5 tuổi. Cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để bảo vệ cơ thể sau khi tiêm vaccine. Tuy nhiên nếu không tiêm nhắc lại, kháng thể sẽ giảm dần.
Do đó, nếu bé được chủng ngừa viêm gan B mũi 4 sau 1 năm sẽ làm gia tăng khả năng bảo vệ. Tuy nhiên, chỉ có mũi 1 – 2 – 3 nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Nó sẽ đi kèm với mũi tiêm vaccine 5 trong 1. Nếu gia đình muốn tiêm phòng viêm gan B mũi 4 cho con thì sẽ phải chủng ngừa dịch vụ. Điều này sẽ làm phát sinh chi phí nhưng giúp sức khỏe bé yêu được đảm bảo.
Bên cạnh câu hỏi tiêm phòng viêm gan B mũi 4 có quan trọng không, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc liệu nên chủng ngừa ở đâu uy tín? Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm vaccine viêm gan B. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, chúng ta nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín như Đa khoa Phương Nam, có nhiều ưu điểm: