Nên Tiêm Huyết Thanh Viêm Gan B Trong Vòng Mấy Giờ?

Trang chủ > Tiêm chủng > Vắc-xin viêm gan B > Nên Tiêm Huyết Thanh Viêm Gan B Trong Vòng Mấy Giờ?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Bảy 23, 2022

Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B cần được tiêm huyết thanh để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là nên tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết này bạn nhé!

Đường lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con

Virus viêm gan B lây truyền qua đường quan hệ tình dục, truyền máu, mẹ sang con,… Trong đó, tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con sẽ còn phụ thuộc vào thời điểm mẹ bị nhiễm bệnh. Cụ thể, tỷ lệ truyền bệnh cho con là 1% nếu mẹ bầu mắc bệnh ở 3 tháng đầu thai kỳ. Trường hợp nhiễm bệnh ở tam cá nguyệt thứ 2, tỷ lệ lây truyền sẽ là 10%. Khi mẹ bầu bị bệnh ở 3 tháng cuối, tỷ lệ truyền nhiễm sẽ lên đến 60 – 70%.

Virus viêm gan B chủ yếu lây truyền từ mẹ sang cho con trong lúc sinh: Máu từ nhau thai bong tróc sẽ truyền sang cho trẻ; máu, sản dịch của mẹ lây sang cho trẻ sơ sinh; trẻ sơ sinh nuốt hoặc hít phải dịch có virus viêm gan B từ người mẹ,… Mẹ sinh mổ hay sinh thường đều có thể truyền virus viêm gan B cho bé trong quá trình chuyển dạ. Trẻ sơ sinh cần được chủng ngừa huyết thanh viêm gan B và vaccine để giảm nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ. 

Huyết thanh kháng virus viêm gan B (Globulin miễn dịch kháng viêm gan B – HBIG) có khả năng tạo miễn dịch thụ động, hỗ trợ ngăn ngừa nhanh cho những đối tượng vừa tiếp xúc với virus HBV và đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh, ví dụ như: Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B; nhận chế phẩm từ máu (huyết thanh, huyết tương, máu,…) bị nhiễm virus HBV. HBIG thường được kết hợp đồng thời với vaccine ngừa bệnh viêm gan B để tạo ra miễn dịch chủ động và thụ động cũng như tăng cường hiệu quả bảo vệ cơ thể. Vậy nên tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ

tiem-huyet-thanh-viem-gan-b-trong-vong-may-gio-1
Tỷ lệ lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con phụ thuộc vào thời điểm mẹ bị nhiễm bệnh

Nên tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ?

Với người mẹ có cả HBeAg, HBsAg dương tính thì trẻ sơ sinh sẽ được chủng ngừa 1 mũi vaccine và 2 liều huyết thanh viêm gan B. Những mũi vaccine tiếp theo sẽ được tiêm vào tháng thứ 2, 4 sau sinh. Lịch chủng ngừa vaccine cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Y Tế. Vậy nên tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ? 

Nên tiêm vaccine và huyết thanh viêm gan B cho trẻ trong vòng 12 – 24 giờ đầu sau sinh. Tốt nhất là nên chủng ngừa trong vòng 12 giờ. Khi đó, trẻ sẽ có hơn 95% cơ hội không bị nhiễm bệnh viêm gan B về sau. Trong trường hợp tiêm quá muộn hoặc chủng ngừa không đúng cách, bé sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B. 

Tiêm chủng nhằm mục đích: Globulin miễn dịch kháng viêm gan B có khả năng tạo miễn dịch thụ động. Trong khi một mũi vaccine viêm gan B tái tổ hợp sẽ giúp trẻ tạo ra miễn dịch chủ động. Vị trí chủng ngừa vaccine phải khác nơi tiêm kháng thể HBIG. Tìm hiểu khi nào tiêm vắc xin viêm gan b đạt được hiệu quả cao nhất?

Trình tự chủng ngừa cho trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B

Tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ? Dưới đây là trình tự chủng ngừa cho bé có mẹ nhiễm bệnh viêm gan B: 

  • Mũi sơ sinh: Tiến hành tiêm trong vòng 24 giờ, tối ưu nhất là 12 giờ sau sinh. Cần chủng ngừa phối hợp cùng huyết thanh kháng viêm gan B. 
  • Mũi 1: Tiêm chủng khi bé đủ 2 tháng tuổi.
  • Mũi 2: Tiêm chủng khi bé đủ 3 tháng tuổi.
  • Mũi 3: Tiêm chủng khi bé đủ 4 tháng tuổi.
  • Mũi nhắc lại: Chủng ngừa khi bé đủ 18 tháng tuổi với vaccine 6 trong 1. Tốt nhất nên hoàn thành việc tiêm vaccine viêm gan B trước khi bé được 24 tháng tuổi.

Nên cho bé làm xét nghiệm kháng thể chống virus viêm gan B (HBsAb) sau 5 năm. Trường hợp kết quả HBsAb < 10 mUI/ml thì cần chủng ngừa nhắc lại 1 liều vaccine viêm gan B để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ khả năng phòng bệnh. 

tiem-huyet-thanh-viem-gan-b-trong-vong-may-gio-2
Trẻ có mẹ bị nhiễm virus viêm gan B cần tuân thủ đúng trình tự chủng ngừa

Đối với trẻ sinh non có mẹ bị viêm gan B

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra khuyến cáo dành cho trẻ sinh non cân nặng dưới 2000 gam cụ thể như sau:

Trường hợp mẹ có HBsAg dương tính

  • Cho trẻ dùng cả vaccine và kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B trong vòng 12 giờ kể từ lúc ra đời. Mũi vaccine này sẽ không được tính vào tổng 3 liều cần sử dụng sau đó. 
  • Cho trẻ dùng vaccine viêm gan B trong các thời điểm 1 tháng tuổi, giữa tháng thứ 2, 3 và đủ 6 tháng. Nếu tính cả mũi vaccine dùng khi mới sinh thì tổng liều là 4. Trường hợp sử dụng vaccine đa giá 6 trong 1 thì sẽ cho bé dùng khi được 2, 4 và 6 tháng tuổi. Dù là loại vaccine nào thì liều cuối cùng đều không nên chủng ngừa trước khi bé được 24 tuần tuổi. 

Khi trẻ được 9 – 12 tháng tuổi cần tiến hành làm xét nghiệm Anti HBsHBsAg hoặc là sau khi dùng liều cuối của vaccine phòng virus HBV từ 1 – 2 tháng (trong trường hợp không tuân thủ đúng lịch khi dùng vaccine). Trước khi bé đủ 9 tháng tuổi không nên thực hiện xét nghiệm. 

Vì Anti HBs từ việc dùng kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus HBV có thể vẫn còn dương tính, khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch. Hoặc trong vòng 1 tháng sau khi dùng liều vaccine phòng virus HBV gần nhất. Bởi xét nghiệm HBsAg trong vòng 1 tháng kể từ lúc sử dụng liều vaccine cuối có thể cho ra kết quả không chính xác. Nguyên nhân là do cơ thể đang trong giai đoạn chuyển tiếp sau khi chủng ngừa vaccine. 

Trường hợp không biết tình trạng HBsAg của mẹ

Tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ? Nếu không thể xác định được tình trạng HBsAg của mẹ trong vòng 12 giờ kể từ lúc sinh trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng cả vaccine và kháng thể miễn dịch đặc hiệu kháng virus viêm gan B. Liều vaccine phòng ngừa virus viêm gan B này sẽ không được tính vào tổng 3 mũi được dùng sau đó. 3 mũi vaccine phòng virus viêm gan B sẽ được dùng theo lịch khuyến cáo dựa vào tình trạng HBsAg của người mẹ. Trước khi trẻ được 24 tuần tuổi không nên dùng liều vaccine cuối cùng.

Trường hợp không có cách nào xác định được tình trạng HBsAg của mẹ

Việc dùng vaccine viêm gan B cho bé sẽ giống như trường hợp mẹ có HBsAg dương tính đã nên ở trên.

tiem-huyet-thanh-viem-gan-b-trong-vong-may-gio-3
Trẻ sinh non có mẹ bị viêm gan B sẽ có khuyến cáo tiêm chủng riêng

Tiêm phòng viêm gan B ở đâu?

Bên cạnh câu hỏi tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ, nhiều bạn đọc cũng thắc mắc nên chủng ngừa ở đâu? Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp dịch vụ tiêm phòng viêm gan B. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, phụ huynh nên cho tiêm ngừa tại địa chỉ uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, sở hữu những ưu điểm dưới đây:

  • Quy trình tiêm phòng an toàn, khoa học, đầy đủ các bước như thăm khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm,… 
  • Vaccine được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Vaccine cũng được bảo quản trong điều kiện tiêu chuẩn.
  • Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, tiêm chủng.
  • Chi phí hợp lý, công khai, minh bạch, không phát sinh thêm. Hỗ trợ đặt lịch hẹn online để tiết kiệm thời gian.

Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc tiêm huyết thanh viêm gan B trong vòng mấy giờ. Nhìn chung, bố mẹ nên tuân thủ chính xác lịch tiêm do bác sĩ chỉ định để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt nhé. Nếu cần tư vấn thêm về việc chủng ngừa viêm gan B, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Tiêm Phòng Viêm Gan A Cho Trẻ Có Lợi Ích Gì?
Bài viết tiếp theo
Tiêm Phòng Viêm Gan B Mũi 4 Có Quan Trọng Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1