Tiêm Uốn Ván Xong Có Phải Kiêng Gì Không? Giải Đáp Ngay!

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm Uốn Ván Xong Có Phải Kiêng Gì Không? Giải Đáp Ngay!

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 6, 2022

Uốn ván là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Tiêm vaccine là phương pháp hữu hiệu nhất giúp chúng ta phòng ngừa bệnh uốn ván nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn còn thắc mắc liệu tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
 

Tiêm phòng uốn ván là gì?

Để giải đáp thắc mắc tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không, chúng ta cần biết một số thông tin về hình thức chủng ngừa này. Uốn ván là bệnh nguy hiểm mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nha bào uốn ván xuất hiện ở khắp mọi nơi, nhiều nhất là trong đất cát. Chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành bệnh thông qua vết thương hở. Tiêm vaccine là phương pháp hữu hiệu giúp mọi người phòng tránh bệnh uốn ván. Tìm hiểu vì sao cần phải tiêm phòng uốn ván?

Tiêm phòng uốn ván là gì?
Tiêm vaccine là phương pháp hữu hiệu giúp mọi người phòng tránh bệnh uốn ván

Những ai cần được tiêm phòng uốn ván?

Vaccine uốn ván được chỉ định cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở (15 – 44 tuổi). Sau khi chủng ngừa 5 mũi vaccine, bạn sẽ có kháng thể để phòng chống bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh nở. Hiệu quả bảo vệ có thể đạt từ 98 – 100%.
  • Phụ nữ mang thai. 

Mẹ bầu có thể bảo vệ trẻ không bị uốn ván sơ sinh sau khi tiêm 2 liều vaccine. Trường hợp mẹ bầu chưa được chủng ngừa uốn ván thì phải tiêm 2 mũi theo nguyên tắc sau: Thời gian tiêm 2 mũi phải cách nhau tối thiểu 1 tháng và trước lúc sinh ít nhất 15 ngày.

Vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ là thời gian phù hợp để mẹ bầu chủng ngừa mũi vaccine uốn ván đầu tiên. Sau đó 1 tháng tiêm mũi thứ 2. Nếu mẹ bầu trước đây chỉ tiêm 1 mũi hoặc đã tiêm phòng đủ 2 liều vaccine uốn ván thì cần chủng ngừa 1 mũi ở tháng thứ 4 hay thứ 5. 

Chúng ta vừa tìm hiểu về những người thường được tiêm ngừa uốn ván. Vậy đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván? Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? 

Những đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao

Những người làm nghề chăn nuôi, trồng trọt, dọn vệ sinh, cống rãnh, công nhân xây dựng ở công trường là nhóm đối tượng dễ bị bệnh uốn ván. Vì môi trường làm việc của họ là nơi thường xuất hiện nha bào uốn ván. Các đối tượng này cần được tiêm 3 mũi trong 6 tháng, vaccine sẽ phát huy tác dụng bảo vệ khoảng 5 năm. Mọi người nên chú ý tiêm 1 mũi nhắc lại sau 5 – 10 năm để vaccine uốn ván phát huy tác dụng đến suốt đời.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh uốn ván. Tại nước ta, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm ngừa uốn ván theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Lúc bé được 2 tháng tuổi sẽ tiến hành tiêm 1 mũi vaccine 3 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván. 

Những đối tượng có nguy cơ mắc uốn ván cao
Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh uốn ván

Các triệu chứng lạ sau tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không?

Sau khi chủng ngừa vaccine uốn ván, mọi người có thể gặp một số triệu chứng lạ như chóng mặt, sốt, đau đầu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì những phản ứng này đều rất bình thường, cho thấy các chất trong cơ thể đang có sự thay đổi.

Với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như mẹ bầu thì rất dễ gặp tác dụng phụ khi tiêm vaccine uốn ván. Không chỉ riêng vaccine uốn ván mà tất cả các loại vaccine khác cũng vậy. Những phản ứng phụ xuất hiện chủ yếu do thành phần thừa có trong vaccine gây ra. Sau khi chủng ngừa vaccine, cơ thể sẽ tiếp nhận và huy động bộ máy miễn dịch nhằm tạo ra kháng thể chống lại lúc cần. Thế nên các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng khỏi sau vài ngày. Vậy tiêm phòng uốn ván có hại không? Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không?

Tiêm phòng uốn ván có hại không?

Như đã đề cập ở phần trên, uốn ván là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani. Mẹ bầu có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván trong lúc sinh nở. Cụ thể, vi khuẩn sẽ tấn công vào cơ thể thông qua đường sinh dục, gây ra bệnh uốn ván tử cung. Với trẻ nhỏ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào nơi cắt, buộc dây rốn. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng rốn sơ sinh. Bệnh uốn ván còn có khả năng khiến trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp và làm tim ngừng đập.

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở được các chuyên gia khuyến nghị nên chủng ngừa vaccine uốn ván. Để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, những người chưa được tiêm phòng cũng được khuyên nên chủng ngừa vaccine sớm. Tiêm vaccine uốn ván sẽ không tác động xấu đến sức khỏe. Ngược lại còn mang đến cho chúng ta công dụng hữu ích.

Trên thực tế, mẹ bầu nên chủng ngừa uốn ván trước khi phơi nhiễm. Kháng thể sẽ được tạo ra trong cơ thể mẹ. Nhờ đó khi chuyển dạ sẽ tránh bị nhiễm uốn ván cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho em bé trong lúc cắt dây rốn. Bạn thấy đấy, vaccine uốn ván không gây hại mà còn mang đến công dụng hữu ích. Vậy liều lượng tiêm uốn ván như thế nào? Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không?

Tiêm phòng uốn ván có hại không?
Vaccine uốn ván không gây hại mà còn mang đến công dụng hữu ích

Liều lượng tiêm uốn ván

Liều lượng chủng ngừa vaccine uốn ván sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng:

Với trẻ nhỏ

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – viêm phổi, viêm não do vi khuẩn Hib sẽ được tiêm cho bé từ 2 – 4 tháng tuổi. Trẻ cần được chủng ngừa 3 liều, bao gồm:

  • Mũi đầu tiên: Chủng ngừa lúc trẻ được 2 tháng tuổi. 
  • Mũi 2: Tối thiểu 1 tháng sau khi tiêm mũi 1.
  • Mũi 3: Tối thiểu 1 tháng sau khi tiêm mũi 2.

Khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm nhắc lại bằng vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT). Sau 5 – 10 năm sẽ tiếp nhắc lại thêm 1 mũi.

Với mẹ bầu

Tổng số lần chủng ngừa uốn ván cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở (15 – 35) là 5 mũi. Trong đó mũi 2 cách mũi đầu tiên ít nhất 1 tháng. Mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 6 tháng. Khi thời điểm chủng ngừa mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại mũi 6. Phụ nữ lần đầu mang thai sẽ tiêm 2 mũi cơ bản. Lưu ý, việc tiêm phòng cần thực hiện trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng. Lịch chủng ngừa vaccine uốn ván cho mẹ bầu cụ thể như sau: 

Với người chưa chủng ngừa hoặc không rõ tiền sử tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vaccine có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Chủng ngừa sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Tối thiểu 1 tháng sau lần tiêm đầu tiên. Nên chủng ngừa trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng.
  • Lần 3: Tối thiểu 6 tháng sau mũi 2 hoặc ở lần có thai sau.
  • Lần 4: Tối thiểu 1 năm sau mũi 3 hoặc ở lần có thai sau.
  • Lần 5: Tối thiểu 1 năm sau mũi 4 hoặc ở lần có thai sau.

Với người đã chủng ngừa đủ 3 mũi vaccine sở hữu thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Lần 1: Chủng ngừa sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Tối thiểu 1 tháng sau mũi 1.
  • Lần 3: Tổi thiểu 1 năm sau mũi 2.

Với người đã chủng ngừa đủ 3 mũi vaccine sở hữu thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: Chủng ngừa sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Tối thiểu 1 năm sau mũi 1.
Liều lượng tiêm uốn ván
Việc tiêm phòng uốn ván cần thực hiện trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng

Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? 

Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? Sau khi chủng ngừa uốn ván bạn nên kiêng dùng rượu bia, các chất kích thích. Bạn không cần kiêng cữ quá nhiều, hãy ăn uống đủ chất để cơ thể thêm khỏe mạnh. Đừng quên áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh và tránh làm vết thương bị nhiễm trùng. Sau khi tiêm vaccine uốn ván, bạn hãy bổ sung vào khẩu phần các thực phẩm giàu dưỡng chất, cụ thể gồm có:

  • Thực phẩm giàu Vitamin A: Vitamin A sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng. Bạn có thể nạp thêm Vitamin A thông qua những loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, thịt bò,…
  • Nước: Bạn nên bổ sung thêm nước cho cơ thể. Nhất là khi gặp các phản ứng phụ sau tiêm ngừa như sốt, tiêu chảy. Bạn cũng có thể uống nước ép trái cây. Vì chúng sở hữu rất nhiều dưỡng chất.
  • Ăn món loãng, dễ tiêu hóa: Các món dễ tiêu hóa sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? 
Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không? Bạn cần kiêng dùng rượu bia,…

Thắc mắc tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Bạn hãy tuân thủ lịch tiêm cũng như cách chăm sóc sức khỏe sau chủng ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ