Tiêm Uốn Ván Gây Sinh Non Là Thông Tin Đúng Hay Sai?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Tiêm Uốn Ván Gây Sinh Non Là Thông Tin Đúng Hay Sai?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 7, 2022

Uốn ván là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Mẹ bầu và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Hiện nay, tiêm vaccine là phương pháp hữu ích giúp ngăn ngừa uốn ván. Tuy nhiên có thông tin cho rằng tiêm uốn ván gây sinh non. Vậy thực hư ra sao? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam làm rõ trong bài viết này nhé!

Tiêm uốn ván gây sinh non có thật không?

Để biết tiêm uốn ván gây sinh non có thật không, chúng ta hãy cùng xem xét những thông tin dưới đây:

Lịch tiêm vaccine uốn ván cho mẹ bầu đã được Bộ Y Tế quy định như sau: Với thai phụ chưa được chủng ngừa uốn ván thì cần tiêm 2 mũi vaccine cách nhau tối thiểu 1 tháng và phải hoàn thành trước lúc sinh ít nhất 15 ngày. Nếu mẹ bầu đến đăng ký sớm thì có thể chủng ngừa mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5, sau đó 1 tháng tiến hành tiêm liều thứ 2. Vaccine sẽ giúp cả mẹ bầu và em bé tránh mắc bệnh uốn ván. Kháng thể sẽ truyền sang thai nhi để bảo vệ con yêu lúc chào đời và sau sinh khoảng vài tháng. 

Do đó, nhận định tiêm uốn ván gây sinh non là hoàn toàn không có cơ sở. Vaccine uốn ván không ảnh hưởng gì đến hiện tượng dọa sinh và sinh non. Thế nên tin đồn tiêm uốn ván gây sinh non là vô căn cứ. Thai phụ nên chủ động tiêm ngừa uốn ván từ sớm. Nếu mẹ bầu chưa từng chủng ngừa uốn ván thì nên sắp xếp tiêm sớm.

Tiêm uốn ván gây sinh non có thật không?
Nhận định tiêm uốn ván gây sinh non là hoàn toàn không có cơ sở

Mẹ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào?

Tiêm vaccine uốn ván cho mẹ bầu thực tế là chủng ngừa trước phơi nhiễm. Vì người mẹ có thể bị lây nha bào uốn ván lúc mang thai. Còn trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn uốn ván khi cắt dây rốn. Do đó, thai phụ nên chủ động tiêm vaccine uốn ván càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng. Bạn đừng lo ngại tiêm uốn ván gây sinh non. Vì thông tin này không chính xác.

Mẹ bầu mang thai lần đầu cần tiêm 2 mũi ngừa uốn ván. Thời gian chủng ngừa uốn ván cách nhau 1 tháng. Mặc dù vaccine uốn ván cần được tiêm càng sớm càng tốt nhưng trong 3 tháng đầu mẹ bầu không nên chủng ngừa. Vì tại giai đoạn này, chị em có thể cảm thấy mệt mỏi, nghén,… Từ 3 tháng giữa của thai kỳ mẹ bầu nên tiến hành tiêm mũi đầu tiên. Sau đó 1 tháng chủng ngừa mũi vaccine uốn ván thứ 2. Trường hợp bạn bị muộn lịch tiêm mũi 2 thì cần tranh thủ hoàn thành trước lúc sinh 1 tháng để đảm bảo an toàn.

Nếu mẹ bầu đã chủng ngừa đủ 2 mũi ngừa uốn ván thì trong các lần mang thai tiếp theo chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi. Bạn sẽ cần tiêm lại 2 mũi vaccine uốn ván nếu lần chủng ngừa trước đó cách nay khoảng 10 năm. Vì vaccine uốn ván chỉ mang đến hiệu quả trong vòng 10 năm. Ở những kỳ mang thai sau đó, bạn chỉ cần tiêm 1 mũi phòng uốn ván (liều thứ 3). Mũi 3 tốt nhất nên được tiêm nhắc lại sau mũi 2 khoảng 1 năm. 

Mẹ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào?
Mẹ mang thai tiêm phòng uốn ván khi nào?

Phản ứng phụ của vaccine phòng ngừa bệnh uốn ván

Bạn thấy đây, tiêm uốn ván gây sinh non là thông tin sai sự thật. Tuy nhiên khi chủng ngừa vaccine uốn ván bạn vẫn có thể gặp một số phản ứng nhẹ và khu trú tại vị trí tiêm. Điển hình là sưng đau tại chỗ tiêm, xuất hiện quầng đỏ, sốt từ 38 – 39 độ C. Nhìn chung, các triệu chứng này đều nhẹ và sẽ tự khỏi. Dù là hiếm gặp, nhưng hạch có thể nổi ở nơi tiêm. Khi sử dụng băng ép lạnh có thể làm giảm hiện tượng thâm nhiễm. 

Lưu ý tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Mẹ bầu không cần quá lo lắng khi tiêm vaccine uốn ván. Vì phản ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Chủ yếu là các phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm như sưng đỏ, đau bắp tay. Để khắc phục, mẹ bầu có thể chườm mát. Dưới đây là một số điều thai phụ cần lưu ý sau khi chủng ngừa vaccine uốn ván:

  • 3 tháng giữa thai kỳ là khoảng thời gian phù hợp nhất để chủng ngừa vaccine uốn ván. Trong 3 tháng đầu mẹ bầu không nên tiêm. 
  • Mẹ bầu chỉ nên tiêm ngừa uốn ván theo lịch trình do bác sĩ đề ra. Điều này sẽ áp dụng cho cả những loại vaccine khác.
Lưu ý tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Mẹ bầu chỉ nên tiêm ngừa uốn ván theo lịch trình do bác sĩ đề ra

Tóm lại, tiêm uốn ván gây sinh non là thông tin không có cơ sở. Trong khi loại vaccine này lại rất hữu ích cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó nếu đang mang thai, bạn hãy sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế tiêm vaccine uốn ván nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ