Dị Ứng Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Có Nguy Hiểm Không? 

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Dị Ứng Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Có Nguy Hiểm Không? 

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Chín 7, 2022

Bệnh uốn ván rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên chủ động tiêm ngừa vaccine để phòng bệnh. Tuy nhiên, khi chủng ngừa vaccine uốn ván, cơ thể bạn có thể gặp một số phản ứng phụ. Vậy dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong bùi, đất, kim loại bị gỉ sét, phân động vật, cống rãnh,… Nó có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, vết thương dập nát, vết bỏng, vết rách,… hoặc trong quá trình nạo phá thai không đáp ứng điều kiện vệ sinh, tiêm chích nhiễm bẩn,… 

Theo đó, bệnh nhân uốn ván có thể tử vong vì bị suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy tại sao cần phải tiêm phòng uốn ván? Dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không? 

Bệnh uốn ván là gì?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp gây ra bởi vi khuẩn Clostridium Tetani

Tại sao cần phải tiêm phòng uốn ván?

Khi bạn có ý định mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định lịch chủng ngừa một số loại vaccine phòng chống các bệnh như uốn ván, ho gà, bạch hầu, cảm cúm, Rubella,… Vaccine uốn ván là một trong các mũi tiêm bắt buộc. Nó sẽ giúp mẹ và trẻ sơ sinh tránh nhiễm bệnh uốn ván. Trong một vài trường hợp, thai phụ có thể bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván.

Nếu vết thương sâu, lấm bẩn, bám phân động vật hoặc đất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định chủng ngừa vaccine uốn ván (nếu không chắc lần cuối chủng ngừa cách đây bao lâu hoặc chưa tiêm nhắc lại trong vòng 5 năm). Trường hợp trong vòng 10 năm vẫn chưa chủng ngừa vaccine uốn ván, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để được tiêm. 

Dị ứng khi tiêm phòng uốn ván và những biểu hiện thường gặp khác

Tương tự như lúc sử dụng một số loại thuốc để chữa trị bệnh, bạn cũng có thể bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván. Thường gặp nhất là tình trạng đau tại vị trí tiêm. Cảm giác đau này sẽ kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp những biểu hiện phổ biến khác như xuất hiện quầng đỏ ở chỗ tiêm, sốt từ 38 – 39 độ C. Nhìn chung, những phản ứng này thường nhẹ và sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày. Tại nơi tiêm cũng có thể bị nổi hạch (hiếm gặp). Khi sử dụng băng ép lạnh, tình trạng thâm nhiễm vùng tiêm có thể giảm bớt. 

Tóm lại, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván chỉ là phản ứng thông thường của cơ thể. Bạn đừng quá lo lắng khi gặp những phản ứng trên. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sau tiêm, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân cẩn thận nhé. Vậy dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không? 

Dị ứng khi tiêm phòng uốn ván và những biểu hiện thường gặp khác
Sau khi tiêm phòng uốn ván bạn có thể bị sốt từ 38 – 39 độ C

Dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, bạn có thể bị sốt, đỏ hoặc sưng đau tại vị trí tiêm. Tuy nhiên, các triệu chứng này đều là phản ứng bình thường sau tiêm. Tình trạng này có thể kéo dài trong khoảng vài giờ đến vài ngày rồi tự biến mất. Sốc phản vệ vẫn có khả năng xảy ra nhưng tỷ lệ gặp phải rất hiếm. Do đó, để hạn chế và cải thiện tình trạng này, người được tiêm cần ở lại cơ sở y tế theo dõi tối thiểu 30 phút sau khi chủng ngừa. Nếu có dấu hiệu bất thường sẽ được bác sĩ hỗ trợ ngay.

Mặc dù dị ứng khi tiêm phòng uốn ván có thể xảy ra. Tuy nhiên so với hậu quả của bệnh uốn ván thì các phản ứng phụ kể trên vẫn nhẹ hơn rất nhiều. Thế nên để đảm bảo an toàn và bảo vệ sức khỏe, bạn cần tiêm vaccine uốn ván đầy đủ. 

Trẻ bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván phụ huynh nên làm gì? 

Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng vì con bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván. Dưới đây là một số cách xử lý phù hợp, mẹ hãy tham khảo nhé:

 Mức độ nhẹ

Biểu hiện gồm có sốt nhẹ, vị trí tiêm bị đau và đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường. Phụ huynh cần:

  • Theo dõi cẩn thận tại nhà.
  • Cho bé bú nhiều lần trong ngày. Mỗi lần bú một ít. Cho con uống thêm nước.
  • Hạ nhiệt bằng thuốc Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần.
  • Nếu con yêu có biểu hiện nghiêm trọng, bất thường, bố mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được xử lý kịp thời. 

 Mức độ vừa

Biểu hiện dị ứng ở mức độ này là sốt cao, đáp ứng với thuốc hạ sốt kém và hiện tượng sốt xuất hiện sau tiêm 12 giờ. Trẻ cũng có thể bị co giật và gặp phản ứng dị ứng. Chúng ta cần xử lý như sau:

  • Cho trẻ nhập viện để theo dõi và chữa trị.
  • Hạ nhiệt bằng thuốc Paracatemol 10 – 15 mg/kg/lần. Uống mỗi 4 – 6 giờ/lần. 
  • Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thêm các loại thuốc như Corticoid, Diphenhydramin, Seduxen,…
  • Cho bé bú nhiều lần trong ngày. Mỗi lần bú một ít. Nếu trẻ bị nôn trớ, bú kém thì cần truyền dịch. Lúc này, bác sĩ sẽ sàng lọc liên tục các dấu hiệu phản ứng phản vệ, nhiễm độc.
  • Khi bé bú tốt, tỉnh táo, giảm và hết sốt thì có thể xuất viện nếu nhận được sự cho phép của bác sĩ.
Trẻ bị dị ứng khi tiêm phòng uốn ván phụ huynh nên làm gì?
Mẹ hãy cho bé bú nhiều lần trong ngày

Một số phản ứng có thể gặp khi tiêm vaccine uốn ván

Nhìn chung, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cần biết rõ những phản ứng này để kịp thời xử lý, tránh làm sức khỏe bị ảnh hưởng, điển hình gồm có:

Tình trạng đau, đỏ hoặc sưng vết tiêm: Đây là các phản ứng phụ phổ biến khi chủng ngừa vaccine uốn ván. Theo CDC, cứ 3 người trưởng thành chủng ngừa vaccine Tdap sẽ có 2 trường hợp bị đau ở vết tiêm. Tuy nhiên trong vòng vài ngày tình trạng đau sẽ giảm đi. Hiện tượng sưng đau vết tiêm sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn có thể dùng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như Paracetamol.

Phản ứng sốt: Sốt nhẹ khoảng 38 độ C cũng là triệu chứng dị ứng khi tiêm phòng uốn ván thường gặp. Để hạ sốt, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn.

Tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn: Ước tính cứ 10 người trưởng thành chủng ngừa vaccine Tdap sẽ có 1 trường hợp gặp phản ứng phụ này. Bạn nên uống nhiều nước và tránh dùng thực phẩm có thể gây rối loạn tiêu hóa để giúp sức khỏe ổn định hơn.  

Có thể bị đau người, đau đầu: Bạn có thể sẽ bị đau người hoặc đầu sau khi chủng ngừa vaccine uốn ván. Trong thời gian ngắn, phản ứng này sẽ sớm giảm đi. Bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc để giảm đau như Paracetamol.

Mệt mỏi: Buồn ngủ và mệt mỏi là biểu hiện dị ứng phổ biến khi tiêm phòng uốn ván. 

Một số phản ứng có thể gặp khi tiêm vaccine uốn ván
Buồn ngủ và mệt mỏi là biểu hiện dị ứng phổ biến khi tiêm phòng uốn ván

Tóm lại, dị ứng khi tiêm phòng uốn ván thường không đáng lo ngại. Bạn có thể tự theo dõi và chăm sóc bản thân tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan. Nếu gặp triệu chứng bất thường hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1