Trẻ Dưới 1 Tuổi Có Đánh Cảm Được Không? – Mẹ Phải Biết!

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi truyền nhiễm > Trẻ Dưới 1 Tuổi Có Đánh Cảm Được Không? – Mẹ Phải Biết!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 28, 2021

Đánh cảm là phương pháp dân gian phổ biến và được nhiều người trong chúng ta tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên có nên đánh cảm cho bé không? trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không? Liệu có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé?

Đánh cảm cho bé là gì?

Đánh cảm hay đánh gió, cạo gió(đông y gọi là “biếm pháp”) là cách trị cảm phổ biến ở nước ta, là một trong 6 phương pháp điều trị của đông y, đó là: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp và dưỡng sinh. Đây là phương pháp dễ có thể thực hiện tại nhà, chi phí rất rẻ

Ngày nay vẫn chưa có những đánh giá về công dụng chữa trị của phương pháp đánh cảm cho trẻ em, nhưng đây vẫn là phương pháp được mọi người sử dụng nhiều khi bị cảm. Theo các ghi chép của đông y, thì đánh cảm sẽ có những công dụng sau:

  • Đả thông khí huyết, kinh mạch
  • Đẩy mạnh quá trình trao đổi chất trong cơ thể
  • Tăng cường việc bài tiết độc tố ra ngoài
  • Giãn cơ, thông lạc, loại bỏ mệt mỏi.
  • Cân bằng âm dương cho cơ thể

Khi nào đánh cảm cho trẻ em

Khi bé gặp phải dấu hiệu cảm cúm như: Đau đầu, sốt, hắt hơi, tắc mũi, ớn lạnh, sợ gió, nhức đầu, chóng mặt, uể oải, sốt, cảm nắng

Các phương pháp đánh cảm phổ biến

Trước khi giải đáp thắc mắc có nên đánh cảm cho bé không? trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các phương pháp đánh cảm phổ biến nhé!

Đánh cảm bằng cám gạo, rau ngải cứu

Đây là cách đánh cảm phổ biến thường được áp dụng. Đầu tiên, chúng ta cần rang cám cho nóng, sau đó thêm rau ngải cứu vào. Đến khi hỗn hợp trên có mùi thơm và lá ngải cứu săn lại là dùng được. Sau đó, cho cám và lá ngải cứu vào khăn mùi xoa rồi tiến hành đánh cảm.

tre-duoi-1-tuoi-co-danh-cam-duoc-khong-1
Kết hợp cám gạo và rau ngải cứu để đánh cảm

Đánh cảm bằng bồ kết

Bồ kết sau khi nướng, loại bỏ hết phần hạt thì cho vào chiếc khăn nhỏ và tiến hành đánh cảm. Cách này dễ thực hiện và cũng mang đến hiệu quả được đánh giá cao.

Đánh cảm bằng rượu gừng

Đầu tiên, bạn hãy dùng rượu gừng thoa lên chân, lưng, cánh tay, cổ. Thoa đến đâu thì đánh cảm đến đó theo chiều từ trên xuống dưới bằng đồng bạc hoặc chén đĩa sứ. Lưu ý không cạo chiều ngược lại. Sau đó, nên dùng thêm cháo tía tô hoặc uống nước gừng, nghỉ ngơi trong phòng kín.

Đánh cảm bằng trứng gà, đồ bạc

Trứng gà sau khi luộc thì bóc vỏ, lấy phần lòng đỏ ra rồi nhét đồng bạc nguyên chất vào bên trong. Tiếp đến, để tránh bị xước ra ngoài, hãy bọc lại bằng một chiếc khăn. Sau đó, thấm khăn đang bọc trứng và đồng bạc vào nước ấm rồi vuốt từ đỉnh đầu xuống. Tương tự thực hiện tại chân, ngực, lưng, cánh tay, cổ đúng chiều. Bạn cần lưu ý, nước khi nhúng vào phải luôn ấm.

Trên đây là 4 phương pháp đánh cảm phổ biến. Vậy trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không?

Trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không?

tre-duoi-1-tuoi-co-danh-cam-duoc-khong-3
Đánh cảm khi trẻ đang sốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ không nên đánh cảm cho bé dưới 1 tuổi, vì những lý do dưới đây:

  • Phương pháp đánh cảm sẽ tạo ra lượng nhiệt và ma sát lớn, trong khi làn da của các bé rất nhạy cảm, mỏng manh. Từ đó, làn da của con yêu sẽ chịu nhiều tổn thương như chảy máu tạo thành sẹo, xung huyết,…
  • Nếu trẻ đang đối mặt với triệu chứng sốt, tình trạng bệnh sẽ càng trầm trọng, vì lượng nhiệt trong cơ thể tăng lên. Về lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như co giật, ảnh hưởng đến thận, hệ thần kinh,…
  • Ngoài ra, đánh cảm chưa được bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng, tất cả chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian.

Tóm lại, trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không? Đáp án là không nên các mẹ nhé. Tốt nhất trong quá trình chữa bệnh cho con, hãy nắm rõ cách chữa cảm cúm cho trẻ sơ sinh khoa học và tham khảo ý kiến từ bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ được chỉ định.

Các phương pháp dân gian hỗ trợ hạ sốt an toàn cho bé

Sau khi giải đáp thắc mắc trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ gửi đến bạn một số phương pháp dân gian hỗ trợ hạ sốt an toàn cho bé. Điển hình gồm có:

Dùng chanh tươi

Nếu trẻ sốt trên 38 độ C, mẹ có thể đắp từng lát chanh mỏng lên da bé để giúp giảm nhiệt nhanh chóng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn quả chanh tươi, rửa sạch và thái lát mỏng. Tiếp đến đắp lên những khu vực có lượng nhiệt cao như dọc sống lưng, chân, khuỷu tay, trán trẻ.

Tuy nhiên, do chanh có tính Axit, nên mẹ phải cẩn trọng tránh đắp lên vùng da bị tổn thương, trầy xước. Bên cạnh đó, sau khi đắp chanh mẹ nên áp dụng các biện pháp chống nắng cho trẻ như bôi kem hoặc dùng mũ áo. Vì Axit trong chanh có khả năng làm bào mòn da.

tre-duoi-1-tuoi-co-danh-cam-duoc-khong-4
Đắp chanh giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng

Dùng cây nhọ nồi

Nước cây nhọ nồi theo dân gian cũng mang đến công dụng trị sốt tốt. Với cách thực hiện như sau:

  • Nhặt lấy phần lá cây nhọ nồi mang đi rửa sạch, để ráo rồi giã hoặc xay nhuyễn ra.
  • Tiếp đến, cho vào nồi nước để đun sôi. Sau đó vớt bỏ phần bã và thêm ít đường để phần nước nhọ nồi dễ uống hơn.
  • Bé nên uống từ 2 – 3 lần/ngày với khoảng 50 ml/lần.

Ngoài ra, mẹ có thể cuộn phần bã đã được để nguội vào khăn và nhẹ nhàng chườm lên những khu vực khác nhau như bẹn, nách, trán. Bằng cách này, tình trạng sốt của con sẽ cải thiện nhanh chóng.

Dùng giấm táo

Giấm táo có thể dễ dàng mua được trong trung tâm thương mại hay siêu thị. Để áp dụng phương pháp hạ sốt này, mẹ hãy pha loãng giấm táo cùng nước với tỷ lệ 1:2 trong vòng 10 phút. Tiếp đó, dùng một chiếc khăn mềm ngâm vào trong dung dịch giấm táo đã chuẩn bị. Sau cùng, dùng chiếc khăn này nhẹ nhàng đắp lên người bé. Ngoài ra, mẹ có thể quấn quanh lòng bàn chân con cũng rất hữu ích.

Dùng tinh dầu tràm hoặc oải hương

Tắm con bằng tinh dầu tràm hoặc oải hương cũng là cách hỗ trợ trị sốt cho trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, tinh dầu oải hương và tràm mang đến công dụng giữ ấm cơ thể, giảm sốt, thông mũi, phòng tránh cảm lạnh. Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, tiếp đến cho con ngâm khoảng 5 – 7 phút. Phương pháp này giúp các mạch máu giãn nở, hỗ trợ bé nhanh chóng hạ sốt.

Dùng lô hội

Lô hội sau khi rửa sạch, mẹ hãy lấy phần gel bên trong thoa nhẹ nhàng lên lưng, trán, bàn tay, chân của bé để cải thiện triệu chứng sốt. Phần gel của lô hội mang đến cho trẻ cảm giác dễ chịu và làm giảm nhiệt độ cơ thể hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp massage để con yêu thích thú hơn.

Tuy nhiên, mẹ nên hiểu rằng tất cả những phương pháp hạ sốt ở trên chỉ mang tính hỗ trợ làm giảm triệu chứng, không có công dụng chữa trị dứt điểm. Do đó, nếu tình trạng sốt vẫn diễn ra, mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc có nên đánh cảm cho bé không? trẻ dưới 1 tuổi có đánh cảm được không, đồng thời cung cấp thêm những phương pháp chữa sốt theo dân gian an toàn và hiệu quả nhất. Mong rằng sẽ hữu ích với mẹ, giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ