Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng hai 28, 2024
Mục Lục Bài Viết
Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, khi bé mới chào đời, dạ dày của trẻ có kích thước tương đương với quả cherry và chỉ chứa khoảng 5 – 7 ml sữa mỗi lần ăn. Do đó, cách bé tiêu thụ sữa thông qua việc cữ bú là khá nhỏ.
Theo thời gian, dạ dày của bé phát triển. Đến ngày thứ 3, dạ dày của trẻ đã lớn lên, có kích thước tương đương với quả óc chó và thường chứa từ 22 – 27 ml sữa mỗi lần cữ bú.
Vào ngày thứ 7, dạ dày của bé lớn tới mức bằng quả mơ, chứa từ 45 – 60 ml sữa mỗi lần cữ bú. Khi trẻ tròn 1 tháng tuổi, dạ dày đã phát triển đến kích thước như quả trứng, chứa từ 80 – 150 ml/cữ bú.
Mỗi bé có nhu cầu uống sữa không giống nhau. Do đó nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về dinh dưỡng của trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng hay tham khảo thông tin dưới đây:
Trong những ngày đầu tiên, dạ dày của bé có kích thước nhỏ, nhưng sự phát triển diễn ra rất nhanh. Mẹ nên chú ý để con bú đúng cách, với khoảng thời gian giữa mỗi cữ là 2 tiếng đối với trẻ bú sữa mẹ (3 tiếng đối với bé bú sữa công thức).
Thực tế, không có một con số cụ thể nào xác định chính xác lượng sữa phù hợp cho bé, vì mỗi trẻ sinh ra đều gồm một tiêu chuẩn phát triển riêng. Mẹ cần nhận biết các dấu hiệu cho thấy con đã no hay chưa, từ đó điều chỉnh lượng sữa phù hợp.
Dưới đây là bảng tham khảo về lượng sữa trong 7 ngày đầu tiên cho trẻ sơ sinh:
Ngày tuổi của bé | Lượng sữa trong mỗi cữ bú | Cữ bú mỗi ngày |
Ngày 1 (0 – 24 giờ) | 5 – 7 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 2 (24 – 48 giờ) | 14 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 3 (48 – 72 giờ) | 22 – 27 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 4, 5, 6 (72 – 144 giờ) | 30 ml | 8 – 12 cữ |
Ngày 7 (144 – 168 giờ) | 35 ml | 8 – 12 cữ |
Từ tuần thứ 2 trở đi, bé đã bắt đầu thích nghi với môi trường xung quanh, cơ thể phát triển nhanh chóng và dạ dày dần lớn lên với kích thước to hơn. Trong giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã trở nên ổn định, có khả năng hấp thụ tốt, chứa được lượng sữa lớn hơn.
Với cơ thể đang phát triển, con cũng cần nhiều dưỡng chất hơn. Do đó, mẹ cần tăng lượng sữa cho bé theo như hướng dẫn của bảng tham khảo dưới đây:
Tuổi của bé | Lượng sữa trong mỗi cữ bú | Cữ bú mỗi ngày |
Ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi | 35 – 60 ml | 5 – 6 cữ |
Tháng thứ 2 | 60 – 90 ml | 5 – 7 cữ |
Tháng thứ 3 | 60 – 120 ml | 5 – 6 cữ |
Trong giai đoạn này, bé tiêu hao năng lượng nhiều hơn do đang tích cực học hỏi môi trường xung quanh và phát triển các kỹ năng vận động như lật, bò, trườn. Do đó, mẹ cần tăng cường lượng sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho những hoạt động phong phú của bé. Chị em có thể tham khảo lượng sữa được khuyến nghị như sau:
Tuổi của bé | Lượng sữa trong mỗi cữ bú | Cữ bú mỗi ngày |
Tháng thứ 4 | 90 – 120 ml | 5 – 6 cữ |
Tháng thứ 5 | 90 – 120 ml | 5 – 6 cữ |
Tháng thứ 6 | 120 – 180 ml | 5 cữ |
Như vậy chúng ta đã biết được đáp án về lượng sữa cho bé từ 0 đến 6 tháng tuổi. Vậy đâu là biểu hiện của trẻ không bú đủ sữa? Tìm hiểu ngay đáp án trong phần tiếp theo nhé!
Trẻ không bú đủ sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển, sinh trưởng. Do đó phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện con nạp thiếu sữa mẹ dưới đây để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất:
Chậm tăng cân:
Đây là biểu hiện rõ ràng và chính xác nhất. Thông thường, bé sẽ trải qua sự sụt nhẹ về cân nặng ngay sau khi sinh, nhưng khoảng 10 – 14 ngày, trẻ đều bắt đầu tăng cân. Do đó nếu con chậm tăng cân thì phụ huynh cần đưa chúng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tình trạng chính xác.
Nếu bé không tăng cân đúng mức hoặc sụt cân quá nhiều, có thể là trẻ không nhận đủ sữa.
Số tã thay ra ít:
Đếm số lần tã ướt và tã bẩn mỗi ngày có thể là một dấu hiệu đơn giản nhất của việc bé không nhận đủ sữa.
Thời gian bú của bé quá ngắn/dài:
Mặc dù thời gian bú sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng bé, nhưng trung bình, nó kéo dài từ 10 – 20 phút. Nếu trẻ bú quá lâu (trên 1 giờ) hoặc quá ngắn (dưới 10 phút), có thể là dấu hiệu con không nhận đủ sữa mẹ.
Sữa tiết ra không tăng sau nhiều ngày:
Nếu sữa mẹ không tăng lên sau nhiều ngày sau khi sinh, có thể bé không nhận đủ sữa.
Ngực mẹ bị xẹp xuống:
Nếu thấy ngực bị xẹp xuống, cảm giác “rữa” ra, đó có thể là dấu hiệu của việc giảm sữa.
Bụng và núm vú đau khi bé bú:
Nếu mẹ cảm thấy đau khi bé bú, có thể trẻ đang ngậm đầu vú ở vị trí không đúng, dẫn đến việc con không nhận đủ sữa.
Không xuất hiện cảm giác “châm kim” khi bé bú xong:
Thường sau khi bé bú xong, mẹ sẽ có cảm giác “châm kim” hoặc ngứa ở bầu ngực. Nếu không xuất hiện tình trạng này, có thể là sữa mẹ đã giảm và trẻ không nhận đủ sữa.