Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười hai 22, 2023
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu “Trứng bắc thảo bao nhiêu Calo?” thì hãy cùng Đa khoa Phương Nam khám phá thành phần dinh dưỡng của món ăn này nhé! Trung bình 100 g trứng bắc thảo cung cấp:
Nhờ những thành phần vừa kể trên mà trứng bắc thảo mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cụ thể:
Trứng bắc thảo cung cấp khoảng 183 Calo cho mỗi 100g trứng – cao hơn so với calo của trứng gà hay lượng calo trong 1 trứng vịt lộn. Bạn có thể ăn từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi bữa ăn nên bao gồm 1 – 2 quả để tránh tăng cân không mong muốn. Với lượng thức ăn này, bạn có thể yên tâm rằng việc tiêu thụ trứng bắc thảo sẽ không gây tăng cân.
Khi dùng, bạn nên kết hợp với rau xanh và hoa quả, để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, Vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Bên cạnh vấn đề “Trứng bắc thảo bao nhiêu Calo?” thì nhiều người cũng quan tâm tới việc “Ăn trứng bắc thảo bao nhiêu Calo?”. Dựa trên các nghiên cứu khoa học gần đây, lòng trắng trứng sau quá trình ủ lên men chuyển hóa thành dạng thạch, chứa những khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế mà trứng bắc thảo trở thành một lựa chọn có lợi cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng, giúp quản lý nhiệt lượng và giảm mỡ trong cơ thể.
Ngoài ra, chất dinh dưỡng trong trứng bắc thảo còn có tác dụng kích thích quá trình tiêu hóa và giảm axit trong dạ dày. Vì vậy, việc tiêu thụ trứng bắc thảo một cách vừa phải, không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng thì vẫn có thể ăn trứng bắc thảo, chỉ cần tiêu thụ điều độ. Tham khảo thêm bảng calo các loại thực phẩm để điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn.
Trứng bắc thảo được tạo ra thông qua quá trình ủ lên men trong thời gian dài và một số chất có thể trải qua sự biến đổi so với ban đầu. Hàm lượng Vitamin cũng có thể giảm đi, do đó, bạn không nên tiêu thụ quá thường xuyên, hoặc ăn một lượng lớn cùng lúc, tối đa 2 lần/tuần.
Đối với nhóm người như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người có cơ địa nhạy cảm cần tránh ăn trứng bách thảo thường xuyên. Vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng tiêu chảy, đau bụng hoặc thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trong trứng bắc thảo chứa một lượng chì nhất định. Để tránh nguy cơ ngộ độc chì khi tiêu thụ trứng bắc thảo, bạn cần kiểm soát tốt hơn về tần suất và số lượng trứng ăn mỗi lần là rất quan trọng.
Trong thế giới ẩm thực, trứng bắc thảo là một nguyên liệu tuyệt vời, không những làm tăng hương vị mà còn giúp món ăn trở nên đặc sắc hơn. Thông thường, trứng bắc thảo được sử dụng để chế biến các món ăn với lượng vừa đủ, khoảng nửa quả trứng bắc thảo cho mỗi người, bao gồm:
Súp cua trứng bắc thảo:
Món ăn này cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ đạm và chất béo của trứng bắc thảo, thịt cua, trứng gà cũng như Vitamin, khoáng chất từ rau củ, nấm, tinh bột từ ngô (bắp). Đây là một món ăn dễ làm tại nhà, phù hợp cho bữa sáng hoặc bữa ăn xế, giàu dinh dưỡng, thơm ngon.
Cháo thịt bằm và trứng bắc thảo:
Nếu trong gia đình có ai đó mới ốm dậy, món ăn này là lựa chọn bồi bổ sức khỏe tốt. Bát cháo nóng hổi, kết hợp với thịt bằm xào thơm, hành khô và hành phi giòn, cùng với trứng bắc thảo béo nhẹ, tạo nên một món cháo ngon, no, giàu dinh dưỡng.
Đậu hủ chiên trứng bắc thảo:
Món ăn này khá đơn giản để thực hiện, chỉ cần chiên trứng bắc thảo với đậu hủ non, thêm trứng đánh đều để liên kết hai nguyên liệu lại với nhau. Kết hợp với chà bông và mỡ hành, món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn.