Uống Nước Sả Gừng Có Tác Dụng Gì? Cách Làm Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Uống Nước Sả Gừng Có Tác Dụng Gì? Cách Làm Thế Nào?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng mười một 15, 2021

Nước sả gừng được xem là loại nước uống thơm ngon, đồng thời cũng là một bài thuốc hữu dụng trong Đông y. Gần đây, có một số thông tin lan truyền cho rằng nước sả gừng có khả năng phòng ngừa và chữa trị bệnh Covid-19. Vậy thực hư ra sao? Uống nước sả gừng có tác dụng gì? Cách thực hiện thế nào? Xem bài viết này sẽ rõ!

Lợi ích của gừng, chanh, sả với sức khỏe

Để giải đáp thắc mắc uống nước sả gừng có tác dụng gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lợi ích của gừng, chanh, sả đối với sức khỏe trước nhé. Gừng, chanh, sả vốn được sử dụng như những loại gia vị trong ẩm thực hàng ngày. Ba loại gia vị này trong Đông y còn được xem là dược liệu hỗ trợ phòng ngừa và chữa bệnh rất hữu hiệu, cụ thể như sau:

Gừng: Gừng là một loại nguyên liệu thường được dùng để làm thuốc hoặc gia vị. Gừng chứa 5% nhựa dừa, 2% – 3% tinh dầu, chất cay như Gingerol,… Những chất này đều mang đến công dụng giải cảm, chữa ho, tiêu đờm, chống Oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kháng viêm và kích thích hệ tiêu hóa. Bạn có thể dùng gừng mỗi ngày vào buổi sáng hay tối đều được.

Chanh: Chanh có tính mát, vị chua mang đến tác dụng tăng cường sức đề kháng, lợi tiêu hóa, thanh nhiệt, đặc biệt hỗ trợ ngăn ngừa cúm, cảm lạnh và giảm stress hiệu quả. Hàm lượng Kali trong chanh còn giúp thải độc, có tác dụng chống Oxy hóa, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Tinh dầu chanh giúp giảm đau họng, thư giãn mạch máu, hạ sốt nhanh.

Sả: Sả trong Đông y là một vị thuốc có tính ôn ấm và mang đến tác dụng tỳ vị. Vị thuốc này có khả năng giải độc cơ thể thông qua khả năng gia tăng thải độc và tiết mật qua đường tiết niệu hay tiêu hóa. Sả còn giúp tiêu đờm, hạ khí, hỗ trợ chữa đau bụng, đầy hơi, cảm sốt và buồn nôn. Tinh dầu của sả được sử dụng để giảm đau, xoa bóp và trị phong tê thấp.

uong-nuoc-sa-gung-co-tac-dung-gi-1
Gừng, chanh, sả mang đến nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe

Uống nước sả gừng có tác dụng gì? Có phải là bài thuốc đặc trị Covid-19?

Uống nước sả gừng có tác dụng gì? Thông tin về bài thuốc gừng, chanh, sả dùng để phòng ngừa và chữa trị Covid-19 là hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hiện nay, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra rằng những loại gia vị này sở hữu khả năng ức chế virus, kể cả nCoV.

Uống nước sả gừng có tác dụng gì? Trên thực tế, trong Đông y bài thuốc này được sử dụng để cải thiện sức khỏe khi mắc bệnh cảm cúm. Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp. Do đó, chúng ta không thể dùng bài thuốc này để phòng ngừa hay điều trị Covid-19. Thậm chí nếu lạm dụng, sử dụng không đúng cách, bài thuốc này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Mặc dù chanh, sả, gừng là thảo dược, nhưng bạn không thể sử dụng chúng trong thời gian dài liên tục, nhất là khi chưa biết cơ thể mình thuộc thể nhiệt hay hàn.

Bạn vẫn có thể áp dụng bài thuốc này trong thời điểm giao mùa để tăng cường đề kháng, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo y kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng sao cho phù hợp với thể trạng. Mọi người nên dừng lan truyền những bài thuốc dân gian liên quan đến Covid-19. Vì chúng có thể khiến người khác tin rằng bài thuốc mang đến công dụng ngăn ngừa và chữa trị Covid-19. Từ đó, lơ là trong việc phòng bệnh.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, mọi người nên áp dụng những cách thức phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khoa học, thay vì tin vào các bài thuốc được lan truyền trên mạng. Phương pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất hiện nay là thường xuyên rửa tay, áp dụng nguyên tắc 5K, hạn chế tụ tập đông người và tập thể dục nâng cao sức khỏe. Thắc mắc uống nước sả gừng có tác dụng gì đã được giải đáp xong. Vậy cách thực hiện như thế nào?

uong-nuoc-sa-gung-co-tac-dung-gi-2
Uống nước sả gừng có tác dụng gì?

Cách làm nước gừng, chanh, sả hỗ trợ tăng cường sức đề kháng

Đa khoa Phương Nam sẽ hướng dẫn cho bạn hai cách làm nước từ nguyên liệu gừng, chanh, sả hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, cụ thể như sau:

Nước gừng, chanh, sả

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 1 trái chanh.
  • 50 gr gừng.
  • 2 – 3 cây sả.
  • 1 chút muối.
  • 20 – 40 gr đường phèn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Loại bỏ phần vỏ già của sả, cắt bỏ lá xanh ở trên rồi mang đi rửa sạch. Tiếp theo, cắt khúc sả khoảng 7 – 10 cm và đập dập ra. Gừng giữ nguyên vỏ, rửa sạch, cắt lát khoảng 0,5 cm rồi đập dập.
  • Bước 2: Cho 1,5 lít nước và đường phèn vào nồi. Nếu cho đến khi nước sôi và đường tan hết.
  • Bước 3: Cho sả vào nấu thêm 5 phút. Sau đó cho thêm gừng, ít muối rồi đun thêm 1 phút và tắt bếp.
  • Bước 4: Để yên nguyên nồi trên bếp và đậy nắp trong 30 phút. Sau đó, vớt bỏ phần xác, lọc lại nước qua rây để loại bỏ hết cặn nhỏ và để nguội.
  • Bước 5: Cho thêm nước cốt chanh vào khi nước gừng và sả nguội hẳn. Lưu ý bạn có thể điều chỉnh hương vị theo sở thích cá nhân, nhưng đừng thêm quá nhiều đường. Bạn có thể dùng loại nước này ngay với đá hoặc giữ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 – 3 ngày.

Nước chanh, sả và hạt chia

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:

  • 1 trái chanh lớn.
  • 2 – 3 cây sả.
  • 15 gr hạt chia (khoảng 5 muỗng cà phê).
  • 20 – 40 gr đường phèn.

Cách thực hiện:

Nấu siro sả: 

  • Bước 1: Rửa sạch sả, bỏ phần lá xanh ở trên và cắt khúc 5 cm.
  • Bước 2: Cho sả và đường phèn vào 600 ml nước rồi đun trên bếp. Bạn hãy tăng lửa lớn cho nước sôi rồi hạ từ từ trong 15 phút, sau đó tắt bếp. Lưu ý, bạn hãy vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi đường phèn tan ra hết.
  • Bước 3: Bạn có thể pha dùng ngay khi siro nguội hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Nước chanh, sả và hạt chia:

  • Bước 1: Vắt chanh để lấy nước cốt.
  • Bước 2: Ngâm hạt chia trong nước ấm đến khi chúng nở thì vớt ra.
  • Bước 3: Cho vào bình siro sả, nước cốt chanh (gia giảm theo sở thích), 5 – 7 muỗng cà phê hạt chia đã ngâm nở, 150 ml nước lọc và khuấy đều. Bạn có thể thêm đá và dùng ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 3 ngày.

Bạn nên chọn loại chanh không có hạt để vắt được nhiều nước. Nếu chỉ dùng chanh thường thì nên tăng lên 10%. Bạn có thể điều chỉnh nguyên liệu sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Để nước chanh sả mang đến công dụng tốt, sở hữu hương vị thơm ngon bạn nên dùng ngay hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh không quá 7 ngày.

uong-nuoc-sa-gung-co-tac-dung-gi-3
Nước sả, chanh, gừng rất dễ thực hiện

Lưu ý khi uống nước gừng, chanh, sả

Sau khi tìm hiểu uống nước sả gừng có tác dụng gì cũng như phương pháp chế biến đa dạng, thơm ngon, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:

Có nên uống nước chanh, sả, gừng liên tục không?

Nước chanh, sả, gừng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng bạn sẽ có thể gặp một số tác dụng ngoài ý muốn như ảnh hưởng đến dạ dày nếu dùng khi đói, gây nhiệt cho cơ thể, tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.

Nên dùng nước chanh, sả, gừng lúc nào tốt? 

Bạn nên uống vào buổi sáng hoặc chiều. Vì gừng có chứa chất Cineole, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều trị chứng đau nửa đầu, giải tỏa căng thẳng. Để không ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, bạn nên uống loại nước này sau bữa ăn khoảng 30 – 60 phút.

uong-nuoc-sa-gung-co-tac-dung-gi-5
Bạn nên dùng loại nước này đúng cách để hạn chế tác dụng phụ

Tóm lại, uống nước sả gừng có tác dụng gì? Loại nước này mang đến công dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện một số bệnh lý. Tuy nhiên, bài thuốc này không có khả năng phòng ngừa hay chữa trị Covid-19. Do đó, bạn chỉ nên dùng một cách có chừng mực để hạn chế phản ứng phụ và tránh lan truyền thông tin sai sự thật về loại nước này. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 086 866 6968 hoặc 1800 2222 nhé!

Bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ