Vắc Xin Thủy Đậu Tiêm Mấy Mũi? Lịch Tiêm Cụ Thể Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vắc Xin Thủy Đậu Tiêm Mấy Mũi? Lịch Tiêm Cụ Thể Ra Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 14, 2022

Thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, dễ lây lan. Do đó, chủng ngừa vắc xin thủy đậu là việc làm vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để vắc xin phát huy tác dụng tối ưu, chúng ta cần tiêm đủ mũi và đúng lịch. Vậy vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu

Trước khi giải đáp thắc mắc vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi, chúng ta cần biết cơ chế hoạt động của loại vắc xin này. Vắc xin thủy đậu được điều chế từ vi sinh vật gây bệnh. Cụ thể là virus Varicella Zoster sống. Để giảm độc lực của virus, người ta đã tiến hành xử lý nhiệt hoặc bức xạ. 

Khi tiếp nhận kháng nguyên từ vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết và làm quen. Sau đó sản xuất ra loại kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt tác nhân lạ mang kháng nguyên. Với lượng kháng thể có sẵn sau khi chủng ngừa vắc xin, hệ miễn dịch sẽ nhận ra tác nhân gây bệnh thực sự và tiêu diệt dễ dàng nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. 

Cơ thể sẽ có miễn dịch với virus thủy đậu nếu từng bị nhiễm bệnh hoặc đã tiêm vắc xin. Kháng thể miễn dịch sẽ tồn tại trong máu lâu dài, giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian, khiến khả năng miễn dịch kém đi. 

Thai nhi có thể nhận được một phần miễn dịch từ mẹ thông qua nhau thai. Nhờ đó, bé sẽ được bảo vệ ngay lập tức khi vừa chào đời. Tuy nhiên, loại miễn dịch thụ động này không thể duy trì lâu, thông thường chỉ kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng. Vì thế, trẻ vẫn cần tiêm ngừa thủy đậu khi đủ tuổi. Vậy vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi?

Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của vắc xin thủy đậu
Trẻ vẫn cần tiêm ngừa thủy đậu khi đủ tuổi

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Lịch tiêm cụ thể ra sao?

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Dựa vào nghiên cứu về tác dụng của vắc xin trong việc tạo nên kháng thể, loại vắc xin và độ tuổi chủng ngừa sẽ có khuyến cáo cụ thể. Giữa hai mũi tiêm có khoảng thời gian cách nhau là điều cần thiết để cơ thể hình thành kháng thể trước khi tiến hành tiếp nhận các liều vắc xin bổ sung sau đó. 

Mỗi đối tượng sẽ có thời gian tiêm 2 mũi vắc xin thủy đậu khác nhau. Cụ thể, đối tượng có thể chủng ngừa vắc xin thủy đậu là trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên. Hoặc 9 tháng tuổi trở lên nếu tiêm vắc xin Varilrix và người trưởng thành chưa từng bị bệnh. Thời điểm chủng ngừa phù hợp như sau:

Vắc xin Varicella

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Lịch tiêm với từng đối tượng như sau:

  • Trẻ nhỏ từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 2 mũi. Mũi 1 là lần đầu chủng ngừa trong độ tuổi phù hợp. Lúc 4 – 6 tuổi sẽ tiêm mũi 2. 
  • Trẻ em từ 13 trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
  • Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên hoàn tất lịch tiêm ngừa thủy đậu trước đó tối thiểu 3 tháng.

Vắc xin Varivax

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Lịch chủng ngừa cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: Chủng ngừa 1 liều vắc xin Varivax 0,5 ml.
  • Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu cần tiêm 2 mũi. Chủng ngừa liều thứ nhất 0,5 ml. Khoảng 4 – 8 tuần sau đó tiêm mũi 2 với 0,5 ml. 
  • Với trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: Có thể tự chọn mũi tiêm đầu tiên. Mũi thứ 2 cần chủng ngừa sau đó tối thiểu 3 tháng.
  • Với trẻ từ 13 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mũi tiêm đầu tiên có thể tự chọn. Mũi vắc xin nhắc lại cần được chủng ngừa sau đó tối thiểu 1 tháng.

Vắc xin Varilrix

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Vắc xin Varilrix có công dụng phòng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên. Lịch chủng ngừa cụ thể như sau:

  • Với trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi: Mũi đầu tiên được tự chọn. Mũi 2 chủng ngừa sau đó tối thiểu 6 tuần.
  • Với trẻ em từ 13 tuổi và người trưởng thành: Sau liều vắc xin đầu tiên, mũi tiếp theo phải chủng ngừa sau đó tối thiểu 6 tuần.

Dù trong bất kỳ trường hợp nào, mẹ bầu cũng không được tiêm vắc xin thủy đậu. Vì nó là loại vắc xin sống, có nguy phát triển và gây bệnh. Chị em khi có ý định mang thai nên chủ động chủng ngừa và kết thúc lịch tiêm trước đó tối thiểu 3 tháng. Nếu mẹ bầu nhiễm bệnh thủy đậu do cơ thể không sở hữu kháng thể hoặc kháng thể yếu có khả năng gây ra biến chứng dị tật thai nhi, sảy thai,… nhất là trong 20 tuần đầu.

Trẻ nhỏ nên được chủng ngừa vắc xin thủy đậu mũi 1 trước khi mùa dịch đến khoảng 1 tháng. Vì cơ thể cần 1 – 2 tuần để sản xuất ra kháng thể. Ở nước ta, mùa dịch thủy đậu thường diễn ra vào khoảng tháng 2 – 6 hàng năm.

Nghiên cứu đã chứng minh, sau khi chủng ngừa đủ 2 mũi vắc xin thủy đậu sẽ có hiệu quả phòng bệnh lên đến 95%. Tuy nhiên lượng kháng thể có khả năng giảm xuống theo thời gian hoặc do chịu tác động từ một số yếu tố. Điều này sẽ làm hiệu quả phòng bệnh kém đi. Lúc này, nên chủng ngừa thêm 1 mũi vắc xin thủy đậu bổ sung.

Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Lịch tiêm cụ thể ra sao?
Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi? Lịch tiêm cụ thể ra sao?

Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu

Bên cạnh việc tìm hiểu vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi. Bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Cụ thể gồm có:

  • Nếu bé có tiền sử dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ khi chủng ngừa vắc xin, phụ huynh cần thông báo cho bác sĩ biết. Với trường hợp này có khả năng sẽ không được tiêm phòng.
  • Không chủng ngừa thủy đậu cho trẻ đang có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe yếu. Điển hình là trẻ bị ung thư, đang chữa trị với hóa trị liệu, mắc bệnh lao, có bất thường về máu, nhiễm HIV,…
  • Nên hoãn tiêm chủng nếu sức khỏe của bé không đảm bảo, đang gặp phải các tình trạng như: Viêm da có mủ, sốt cao, mắc bệnh mạn tính chuyển biến nhanh như viêm gan, lao phổi, viêm thận, vừa hồi phục sức khỏe, đang bị nhiễm khuẩn cấp tính,…
  • 6 tuần sau khi chủng ngừa cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu hoặc người nghi ngờ nhiễm bệnh. Vì lúc này cơ thể vẫn chưa sở hữu đủ kháng thể.
  • Để theo dõi phản ứng của cơ thể, cả trẻ em và người lớn sau khi chủng ngừa cần ở lại cơ sở y tế ít nhất 30 phút. Phải thông báo ngay với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường như choáng váng, buồn nôn, cơ thể tím tái, sốt,…
  • Cần vệ sinh sạch sẽ vị trí tiêm, dán băng gô để bảo vệ, không đắp hoặc bôi thứ gì lên để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm.
Một số lưu ý khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Thông báo ngay cho bác sĩ biết nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau khi tiêm ngừa thủy đậu

Thắc mắc vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Chúng ta cần nắm rõ lịch tiêm và thực hiện theo để nhận được hiệu quả tối ưu từ vắc xin nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ