Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 12, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc không thấy vết tiêm lao mưng mủ liệu có ảnh hưởng đến trẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quan về bệnh lao và vaccine lao nhé.
Giới thiệu về bệnh lao
Bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Bệnh có tốc độ lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp. Bạn có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao nếu hít chung không khí với người bệnh. Bệnh nhân dễ bị biến chứng ở phổi khi nhiễm vi khuẩn lao, nó có thể lây sang hạch bạch huyết, xương, hệ thần kinh, tim và những cơ quan khác. Tại Việt Nam vaccine phòng lao đã được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.
Vaccine phòng bệnh lao (BCG)
Trẻ có thể gặp một số phản ứng dưới đây sau khi chủng ngừa vaccine lao:
Bên cạnh đó, sau 3 – 4 tuần, trẻ sẽ gặp tình trạng vết tiêm lao mưng mủ. Cụ thể, ở vị trí vết mưng mủ sẽ xuất hiện lỗ rò tiết dịch trong 2 – 3 ngày rồi đóng vẩy. Vẩy sẽ bong ra sau 2 tuần và để lại vết sẹo lõm có đường kính khoảng 5 mm. Hiện tượng vết tiêm lao mưng mủ là dấu hiệu cho thấy vaccine đã phát huy hiệu quả. Ở một số trường hợp khác, sau khi tiêm 3 – 5 tuần, trẻ có thể bị viêm hạch, sưng hạch sau tai hoặc quanh vùng cổ. Nó sẽ biến mất trong khoảng 1 tháng và không để lại di chứng. Tìm hiểu tiêm vaccine lao thực hiện khi nào là tốt nhất?
Các biểu hiện như mũi chích ngừa lao bị mưng mủ sau 1 tháng, vết tiêm lao mưng mủ sau 2 tháng, mũi lao mưng mủ bị vỡ, trẻ quấy khóc khi vết tiêm lao mưng mủ, sốt nhẹ, chán bú đều rất bình thường. Do đó bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tiếp tục theo dõi và xử lý theo chỉ dẫn sau:
Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nếu các phản ứng sau chủng ngừa trở nên nghiêm trọng như bỏ bú, sốt cao,… kéo dài từ 1 – 2 ngày, vết tiêm lao bị mưng mủ nhiều lần, nặng, hạch sưng to hơn 6 tuần. Trường hợp trẻ hôn mê, da tím tái, co giật, mệt nhiều, khóc không dứt, sốt cao,… thì cần được cấp cứu nhanh chóng.
Ngược lại với trường hợp phổ biến kể trên, có một số bé phải mất từ 1 – 5 tháng sau tiêm lao mới xuất hiện vết mưng mủ. Phụ huynh nên chờ thêm nếu trong vòng 5 tháng vẫn chưa thấy vết tiêm lao của con mưng mủ. Trường hợp vị trí tiêm vẫn không mưng mủ, chưa thấy xuất hiện sẹo thì bố mẹ cần cân nhắc cho trẻ chủng ngừa lại. Vậy không thấy vết tiêm lao mưng mủ liệu có ảnh hưởng đến trẻ?
Thông thường, vết tiêm lao sẽ mưng mủ sau 2 tuần đến 1 tháng. Vài tuần sau đó sẽ xuất hiện sẹo có đường kính khoảng 5 mm. Nhưng không phải tất cả các bé chủng ngừa lao đều có phản ứng như vậy. Cũng có trường hợp vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng hoặc hơn.
Bên cạnh đó, không xuất hiện phản ứng cũng không có nghĩa là việc tiêm ngừa kém hiệu quả. Không phải bé nào sau 2 tuần cũng mưng mủ tại vị trí tiêm, điều này còn tùy vào khả năng đáp ứng miễn dịch và cơ địa. Có bé phải mất 1 tháng mới mưng mủ. Thậm chí có các bé phải chờ từ 3 – 6 tháng mới hình thành sẹo. Có bé vẫn đáp ứng miễn dịch ngay cả khi không bị sẹo hay loét ở vị trí tiêm.
Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế thăm khám nếu vết tiêm vẫn không mưng mủ hay để lại sẹo sau 6 tháng. Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm xét nghiệm kháng thể kháng vi khuẩn lao hoặc test IDR để đánh giá chính xác. Nếu kháng thể kháng lao IgG dương tính thì không cần tiêm nhắc lại. Trường hợp vết tiêm vaccine của trẻ không gây sẹo, kháng thể kháng lao IgG âm tính hoặc IDR = 0 thì nên cân nhắc chủng ngừa lại.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên chủng ngừa lại vaccine lao cho bé trên 12 tháng vì nhiều lý do như: Vaccine hiện nay tại Việt Nam không chỉ định cho trẻ lớn hơn 12 tháng, hiệu quả phòng ngừa kém.
Sau 2 tuần – 1 tháng chủng ngừa vaccine BCG sẽ xuất hiện dấu hiệu vết tiêm lao mưng mủ. Nó sẽ tạo thành sẹo khoảng 5 mm sau vài tuần. Biểu hiện này được xem là lành tính. Vậy bé bị mưng mủ vết tiêm lao có đau không? Có nên nặn mủ vết tiêm lao? Vị trí tiêm mưng mủ có thể khiến trẻ bị đau và khó chịu đôi chút. Phụ huynh cần biết cách chăm sóc vết tiêm lao mưng mủ sao cho hợp lý. Tránh can thiệp vào vết thương đang mưng mủ của bé. Tuyệt đối không nặn, xoa, chà xát vào vết tiêm để tránh gây ra tình trạng nhiễm trùng.