Virus Bệnh Dại Có Đặc Điểm Như Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > Virus Bệnh Dại Có Đặc Điểm Như Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 20, 2022

Virus bệnh dại có thể lây truyền từ động vật sang người. Nếu không tiến hành tiêm phòng từ sớm sẽ có nguy cơ tử vong rất cao khi phát bệnh dại. Do đó, chúng ta cần biết rõ một số thông tin về loại virus này để kịp thời ngăn chặn. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại do virus dại gây ra. Nó lây lan từ động vật sang người thông qua chất tiết, thường là nước bọt nhiễm virus bệnh dại. Bệnh có 2 thể lâm sàng là dại câm (bại liệt) và dại điên cuồng. Trong đó, phổ biến nhất là thể điên cuồng. Đa phần các trường hợp bị phơi nhiễm đều do vết liếm, cắn của động vật mắc bệnh dại. Đôi khi có trường hợp nhiễm bệnh dại do hít phải khí dung hoặc ghép phải tổ chức mới nhiễm virus. Nếu không kịp thời tiêm vắc xin, người mắc bệnh dại có nguy cơ tử vong rất cao. 

Bệnh dại ở người có biểu hiện đầu tiên là một hội chứng nhiễm trùng bình thường. Sau đó, bệnh nhân bị rối loạn cảm giác ở xung quanh vết thương (ngứa hoặc đau ở vết cắn). Bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, sốt, sợ ánh sáng, gió, nước. Những dấu hiệu viêm não bao gồm ảo giác, hung tợn, co giật, hôn mê và động kinh. Bệnh nhân tử vong trong 3 – 4 ngày do ngưng thở bởi một cơn liệt cơ hô hấp hoặc co thắt.

Người tiêm vắc xin dại muộn khi bị động vật dại cắn sẽ có triệu chứng không điển hình và chưa đầy đủ. Bệnh nhân có thể bị liệt dần dần từ chân trở lên, khi liệt đến cơ hô hấp thì tử vong.

Viêm não là biểu hiện của bệnh dại ở động vật. Chó, mèo bị dại thường cắn chủ nhà, bỏ ăn. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát với biểu hiện một trong 2 thể: Thể cuồng (cào bới đất, chạy rông, cắn con vật khác và người) hoặc thể liệt (liệt nằm một chỗ).

Bệnh dại là gì?
Bệnh nhân nhiễm virus dại có thể gặp triệu chứng đau đầu

Đặc điểm của virus bệnh dại

Virus dại có những đặc điểm như sau:

Virus dại sống được trong điều kiện nào?

Virus dại (Rhabdovirus) gây ra bệnh dại ở người và động vật thuộc giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae. Virus dại có đường kính từ 70 – 80 nm, dài trung bình 100 – 300 nm, hình viên đạn hoặc quả trứng. Bộ gen di truyền của virus bệnh dại là ARN.

Virus dại có thành phần bao gồm: Protein (67%), Lipid (26%), Carbohydrate (3%), ARN (1%). Hiện có 2 chủng virus dại là dại cố định (cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ) và dại đường phố (virus tồn tại trên động vật mắc bệnh). 

Virus dại ở nhiệt độ thường sẽ sống được từ 1 – 2 tuần. Do đó, đồ dùng dính nước bọt của người hoặc động vật mắc bệnh dại cũng rất nguy hiểm. Virus dại có thể sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 4 độ C. Virus dại có thể tồn tại rất lâu trong điều kiện – 80 độ C hoặc đông khô. Virus dại chết sau 5 phút ở 60 độ C. Virus dại chết sau 1 phút ở điều kiện 100 độ C. Virus bệnh dại bị bất hoạt nhanh trước các tác nhân như Formol 0,05%, Cloramin 5%, xà phòng, cồn Iod, tia cực tím,… 

Virus dại sống được trong điều kiện nào?
Virus dại có đường kính từ 70 – 80 nm, dài trung bình 100 – 300 nm

Khả năng gây bệnh của virus dại

Đường lây: Virus dại thường đi từ nước bọt của động vật hoặc người mắc bệnh sang động vật và người khác thông qua vết cắn. Đôi khi virus có thể lây truyền thông qua vết cào xước dính nước bọt hoặc vết liếm của động vật lên khu vực da bị trầy. Bên cạnh đó, virus cũng có thể truyền từ người sang người thông qua quá trình cấy ghép giác mạc hoặc nội tạng khác (hiếm gặp).

Đường đi của virus bệnh dại trong cơ thể: Từ vết cắn, virus dại sẽ phát triển ở lớp trong cùng của cả mô dưới da hoặc cơ bắp rồi tiến vào dây thần kinh ngoại biên. Virus tiếp tục di chuyển dọc theo dây thần kinh lên não, làm tế bào thần kinh ở hành tủy, vùng sừng Amon bị tổn thương. Ước tính tốc độ di chuyển của virus là 12 – 24 mm/ngày.

Virus bệnh dại di chuyển từ hệ thần kinh trung ương đến tuyến nước bọt thông qua dây thần kinh. Nó sẽ làm ô nhiễm tuyến nước bọt, giác mạc, dịch não tủy, các tuyến nhầy ở da và mũi. Khi virus xâm nhập vào não bộ, bệnh nhân sẽ có biểu hiện lâm sàng và những thay đổi về hành vi. 

Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh ở người thường kéo dài từ 2 – 8 tuần. Đôi khi thời gian ủ bệnh sẽ rất dài từ 1 – 2 năm hoặc chỉ trong vòng 10 ngày. Thời gian ủ bệnh sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố như số lượng virus xâm nhập, khoảng cách từ vết thương đến não bộ, mức độ nặng nhẹ của vết thương. Vết thương nghiêm trọng, gần với hệ thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn. 

Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh dại. Đặc biệt, bệnh có tỷ lệ tử vong gần như là 100% nếu không tiến hành tiêm vắc xin kịp thời. Do đó, mỗi người cần chủ động chủng ngừa vắc xin để phòng chống bệnh dại hiệu quả, giảm tối đa những nguy cơ khó lường có thể diễn ra khi bị động vật cắn.  

Khả năng gây bệnh của virus dại
Mỗi người cần chủ động chủng ngừa vắc xin để phòng chống bệnh dại

Tóm lại, virus bệnh dại vô cùng nguy hiểm. Một khi nhiễm virus và phát bệnh thì nguy cơ tử vong gần như là 100%. Do đó, tất cả chúng ta cần chủ động tiêm vắc xin nếu chẳng may bị động vật cắn để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé. Nếu còn thắc mắc cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ